Phía sau những ngôi chùa ấy… – 3 bài

***

Phía sau những ngôi chùa ấy…- Bài 1: Chùa to, cảnh lớn – Vì ai?

SGGP Thứ Ba, 29/6/2021 10:36

LTS: Đi lễ chùa với tâm nguyện tốt lành, hướng thiện là nét đẹp văn hóa truyền thống. Nhưng trên thực tế, do hiểu biết về nghi lễ Phật giáo còn hạn chế nên một bộ phận không nhỏ người đi lễ chùa là để cầu tài lộc, cúng bái giải hạn…, ranh giới giữa tín ngưỡng và mê tín thật mong manh. Nắm bắt yếu tố này, những năm qua rất nhiều ngôi chùa được ào ạt xây dựng ở những nơi có phong cảnh đẹp trên khắp cả nước; trong đó có nhiều ngôi chùa xây không phép, hoạt động lợi dụng tôn giáo để kinh doanh.

Hiện tượng nhiều ngôi chùa to được ồ ạt xây dựng, nhiều chùa cổ  “cấy” thêm công trình mới bề thế để “hút” du khách không phải là mới, song mỗi vi phạm bị phát hiện đều gây sốc trong dư luận xã hội. Trước thực trạng này, Đại trưởng lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ, Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có nhận xét: “Chùa to, cảnh lớn dù sao cũng chỉ là phương tiện, nên không quan trọng trong việc quyết định thành tựu của người tu”.

Phía sau những ngôi chùa ấy…- Bài 1: Chùa to, cảnh lớn - Vì ai? ảnh 1
Khu Resort 5 sao Legacy Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: HOÀI NAM

Tiếp tục đọc “Phía sau những ngôi chùa ấy… – 3 bài”

Vĩnh Phúc: Cát tặc đục khoét dòng sông Lô

16:59′ 14/02/2019 (GMT+7)

   |  

Hàng nghìn m2 ruộng canh tác của người dân chỉ sau vài tháng đã biến mất vĩnh viễn dưới dòng sông Lô, xã Đôn Nhân, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. Sự việc đang khiến người dân vô cùng bức xúc.

Hàng nghìn m2 ruộng canh tác của người dân bị sạt lở
Hàng nghìn m2 ruộng canh tác của người dân bị sạt lở

Xã Đôn Nhân (huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc) có khoảng 4,8 km đất chạy dọc theo bờ sông lô, đất đai màu mỡ, cây cối xanh tốt quanh năm. Nhưng những năm trở lại đây, “cát tặc” tung hoành khiến đất đai của người dân bị sạt lở hàng nghìn m2.

Tuy nhiên, điều người dân cho là bất thường đó là vào năm 2017, một số đơn vị được cấp phép khai thác cát trên khu vực sông đã từng làm việc với người dân về phương án đền bù đối với diện tích đất nông nghiệp bị sạt lở do hoạt động khai thác. Thế nhưng sau đó việc đền bù đã bị lờ đi. Từ đó đến nay các công ty này vẫn ngang nhiên khai thác mà không hề bị các cơ quan chức năng ngăn chặn. Tiếp tục đọc “Vĩnh Phúc: Cát tặc đục khoét dòng sông Lô”

Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Trong lịch sử văn hoá  –  tư tưởng nước ta, có những bản Tuyên ngôn nổi tiếng tới muôn đời: đó là bản Tuyên ngôn lập quốc đầu tiên bằng  “Thiên đô chiếu” do đức Lý Thái Tổ viết, bản Tuyên ngôn chiến trận đời Trần bằng “Hịch tướng sĩ văn” tương truyền của Đại vương Trần Quốc Tuấn thảo, bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại Việt bằng áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo thiên hạ” do vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi chấp bút, bản Tuyên ngôn độc lập thời hiện đại của nước VNDCCH do Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt quốc dân đồng bào đọc… Tiếp tục đọc “Một bản tuyên ngôn chống giặc nội xâm đầu thế kỷ XVII”

Người tích tụ ruộng đất lớn nhất Vĩnh Phúc giờ chỉ còn lại sự thất vọng

NN – 29/09/2016, 13:15 (GMT+7)

Ông Cao Đức Phát, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương, khi đến thăm mô hình từng được xem là ngọn cờ đầu này, đã phải ngậm ngùi. Đó là anh Phạm Văn Cương, Giám đốc Cty TNHH Đầu tư và phát triển nông nghiệp DKC (khu 4, xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc).


Anh Phạm Văn Cương Tiếp tục đọc “Người tích tụ ruộng đất lớn nhất Vĩnh Phúc giờ chỉ còn lại sự thất vọng”