Họa sĩ Thành Chương: tranh giả có bị xử lý gì đâu mà không nhơn nhơn

13/08/2017 18:20 GMT+7

TTONgay sau khi nhà báo Mỹ của tờ The New York Times là Richard C.Paddock viết về vấn nạn tranh giả tại VN, đăng ngày 11.8, họa sĩ Thành Chương đã trao đổi với Tuổi Trẻ online về vấn đề này.

Họa sĩ Thành Chương: tranh giả có bị xử lý gì đâu mà không nhơn nhơn
Họa sĩ Thành Chương cung cấp chứng cứ cho các nhà báo của tờ The New York Times – Ảnh: ĐẠI VIỆT

Nhưng với vụ mạo danh tranh của tôi thì thực sự là một cơ hội trong muôn một. Dĩ nhiên đấu tranh với tranh giả luôn là một vấn đề cực khó không chỉ với VN, mà còn cả trên thế giới.

Cơ hội bắt được tận tay, day tận mặt, có nhân chứng, vật chứng, đầy đủ cơ sở để có thể kêu gọi các cơ quan có chức năng, có thẩm quyền vào giải quyết.

Hội đồng nghệ thuật đã có những thẩm định như thế, kết luận như thế, tôi cũng đã sẵn sàng đứng ra để làm việc đó.

Nhưng rốt cuộc tất cả cơ quan chức năng đều không ai chịu vào cuộc, đánh mất đi một cơ hội có đầy đủ đầu dây mối rợ để lần ra được một đường dây lớn về làm giả và tiêu thụ tranh Việt giả.

Tiếp tục đọc “Họa sĩ Thành Chương: tranh giả có bị xử lý gì đâu mà không nhơn nhơn”

Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức và báo chí đầu năm

Sáng ngày 8/2/2017, lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức gặp mặt đầu Xuân Đinh Dậu 2017 với hơn 400 đại biểu, là những đại diện của giới văn nghệ sĩ, trí thức và các cơ quan báo đài thường trú trên địa bàn tỉnh.

Toàn cảnh gặp mặt
Toàn cảnh gặp mặt

Tại buổi gặp mặt, ông Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Lắk thông báo về các thành tựu cơ bản năm qua tỉnh đã đạt được trên nhiều lĩnh vực: Tiếp tục đọc “Đắk Lắk: Lãnh đạo tỉnh gặp mặt văn nghệ sĩ, trí thức và báo chí đầu năm”

Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng

Princess - CopyTôi vừa đọc một bài viết sâu sắc, lý thú của GS Trần Đình Sử: “Nghề văn không sang trọng”. Với kiến giải của một bậc thầy, và với sự phẫn nộ của một người cầm bút chân chính trước những gì đang làm hạ thấp văn chương, GS đã thẳng thừng phang vào thói háo danh đồng thời vạch ra thực chất của lao động chữ nghĩa: “kiếp nhà văn ở đâu cũng thế thôi. Họ nhặt rác để kiếm ăn, để bảo lưu giá trị văn hóa, dựng xây xã hội, phản kháng bất công từ một địa vị thấp.” Và ông kết thúc bài viết trên, mở ra nội dung của một vấn đề lớn khác: “Văn chương rất cần sự cao quý nhưng không cần sang trọng.” Tôi, một đàn em của ông, xin làm một kẻ “ăn theo nói leo”, liều mạng phát triển thêm những gì mà GS chưa kịp nói. Tiếp tục đọc “Nghề văn không sang trọng, nhưng văn chương lại cần sự sang trọng”

Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an

Được đăng bởi nguyentrongtao
và VANDANVIET.COM

NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đã đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đã chỉnh sửa lại bài viết của mình và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH

LÊ HOÀI NGUYÊN


I – Mấy vấn đề có tính phương pháp luận

Hiện nay còn tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lõi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu gì đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào, Đảng và nhà nước đã không xử án văn nghệ sĩ (1). Người thì cho là một vụ án văn học, thuần túy oan sai về văn học, để đàn áp văn nghệ sĩ, nhà nước đã biến một vụ việc văn học thành một vụ án chính trị. (2).Tât nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng, để đánh giá đúng thực chất của Nhân Văn Giai Phẩm không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng. Tiếp tục đọc “Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an”