Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam – Phần I – Chương I: Cuộc viễn chinh Nam Kỳ: Một vấn đề Gia Tô giáo

 ĐPNN – 12/06/2010 17:28:00TS Cao Huy Thuần

image

Đêm 31-8-1858, một hạm đội do Đề đốc Rigault de Genouilly chỉ huy xuất hiện ở Đà Nẳng . Ngày 1-9 viên chỉ huy, sau khi thúc giục các quan ta phải giao thành lũy trong hai giờ, đã cho quân Pháp và Tây Ban Nha đổ bộ lên bờ . Sau một trận khá dữ dội, thành lũy bị tấn công và bị chiếm . Cuộc đổ bộ nầy mở một giai đoạn mới trong lịch sử Việt Nam : Giai đoạn thực dân thống trị.


Phần 1: Đạo Thiên Chúa và Sự Xâm Lăng Nam Kỳ

Phần 2: Chính Sách Thực Dân và Chính Sách Của Các Vị Truyền Giáo Tại Bắc Kỳ

Phần III: Dấu In Mọi Ý Tưởng Của Những Người Truyền Đạo Lên Tổ Chức Bảo Hộ

Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa Thực dân tại Việt Nam – Phần I – Chương I: Cuộc viễn chinh Nam Kỳ: Một vấn đề Gia Tô giáo”

Mũ quan triều Nguyễn và gian nan “hồi hương” của cổ vật lưu lạc

Font, Art

Chiếc mũ quan triều Nguyễn đã không thể trở về Việt Nam khi kết thúc cuộc bán đấu giá vào tối 28.10. Lần này, Thừa Thiên Huế lại bỏ qua cuộc đấu giá chiếc mũ quan triều Nguyễn còn nguyên vẹn nhất từ trước tới nay ở Tây Ban Nha, cũng như cách đây 11 năm Thừa Thiên Huế từng bỏ lỡ trong cuộc đấu giá mua bức tranh “Chiều tà” của vua Hàm Nghi tại Pháp vì không đủ tiền. Và mũ quan triều Nguyễn, lần nữa cho thấy con đường “hồi hương” của cổ vật lưu lạc xứ người vô cùng lận đận.

Tiếp tục đọc “Mũ quan triều Nguyễn và gian nan “hồi hương” của cổ vật lưu lạc”

Chúa Sãi và tự do thương mại

MTG – 21/07/2016, 20:37

Sự thịnh vượng của Sài Gòn, có thời được thế giới vinh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông, có thể nói xuất phát từ một nguyên nhân căn bản : tự do thương mại. Tư tưởng tự do thương mại, từ đó dẫn đến sự thịnh vượng của Sài Gòn, khởi nguồn từ tầm vóc của một con người vĩ đại: Chúa Sãi.

Một góc Hội An

Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên – 1563-1635) để lại nhiều di sản đồ sộ cho dân tộc, trong đó có 3 di sản bất diệt mà hễ ai là người Việt Nam đều không được phép quên: Đem Sài Gòn và Nam bộ về cho Tổ Quốc một cách hòa bình, xác lập và thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa-Trường Sa (cùng các hòn đảo khác trên biển Đông) và đặt nền móng đầu tiên cho một nền kinh tế thị trường.

Tiếp tục đọc “Chúa Sãi và tự do thương mại”

Vua Minh Mệnh và tự do ngôn luận

MTG – 17/05/2016, 04:48

Một trong những điểm lạ lùng độc đáo của vua Minh Mệnh là chủ trương mà ngày nay chúng ta ghi trong Hiến Pháp : tự do ngôn luận. Quốc sử quán triều Nguyễn khi biên soạn bộ Minh Mệnh chính yếu đã dành hẳn một thiên, gọi là “Quảng ngôn lộ”, nghĩa là mở rộng đường ngôn luận.

Dưới sự trị vì của vua Minh Mệnh, nước Việt ta không những là quốc gia có cương thổ rộng lớn nhất trong lịch sử dân tộc, bao gồm đất liền và biển đảo, trong đó có Hoàng Sa và Trường Sa, mà còn là quốc gia cường thịnh nhất ở châu Á thời bấy giờ, vượt xa cả Nhật Bản.

Tiếp tục đọc “Vua Minh Mệnh và tự do ngôn luận”

Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ

mac_cuu

nghiencuuquocte – Tác giả: GS.TSKH Vũ Minh Giang

Từ lâu Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ Vịêt Nam, nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay vấn đề chủ quyền lãnh thổ (territorial sovereignty) vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía nam của dân tộc ta, bài viết này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ. Tiếp tục đọc “Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ”

Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam: Phần 1: Đạo Thiên Chúa và sự xâm lăng Nam Kỳ

11/06/2010 08:32:00TS Cao Huy Thuần

image
Luận án Tiến Sĩ Quốc Gia Khoa Học Chính Trị Đại Học Paris.

Khi quyết định phái quân đội viển chinh đến Nam Kỳ, Napoléon III nhằm mục đích chính yếu có tính cách tôn giáo : cứu giúp đạo Gia Tô bị những “ tên bạo chúa “ ở một nước xa xôi có tên là Cochinchine “ngược đãi “, Vua muốn chứng tỏ trước mắt toàn thế giới và đặc biệt là trước mắt những tín đồ Gia Tô Pháp mà ông nương tựa, ông là người bảo vệ quyền lợi Gia Tô ở Đông Á.

Lúc đầu đoàn quân viển chinh chỉ là một thứ biểu dương lực lượng, dùng để uy hiếp triều đình Huế và buộc phải chấp nhận nguyên tắc tự do truyền đạo, vì tình thế, sẽ tạo nên giai đoạn đầu của việc xâm lăng lâu dài.

Như những Toàn quyền đầu tiên “Đông Pháp “ trong khi theo đuổi mục đích thực dân, vẫn không quên mục tiêu tôn giáo ban đầu : Hòa ước mong biến thuộc địa giàu, đẹp nầy thành đế quốc Gia Tô mạnh mẽ ở Đông Á . Họ xác nhận, chúng ta không thể làm gì tốt đẹp và vững chắc ở Nam kỳ nếu không biến nó thành xứ Gia tô. Bằng cách áp dụng chặc chẻ chính sách đồng hóa. Tiếp tục đọc “Đạo Thiên Chúa và chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam: Phần 1: Đạo Thiên Chúa và sự xâm lăng Nam Kỳ”

Ngô Đình Diệm trong Liên minh Mỹ – Vatican, Nguyễn Mạnh Quang

thuvienhoasen – 23/12/2012

1963 – 2013 
NĂM MƯƠI NĂM NHÌN LẠI 
TẬP MỘT (1/3) 
Tuyển tập của 99 tác giả 
và những lời Phê phán của 100 Chứng nhân 
về chế độ Ngô Đình Diệm
Nhà xuất bản Thiện Tri Thức Publications 2013
TẬP MỘT ● TẬP HAI ● TẬP BA 
 
Chương Một – TỘI TỔ TÔNG 
Hể đã Phi dân tộc thì thế nào cũng Phản dân tộc
 
01
NGÔ ĐÌNH DIỆM 
TRONG LIÊN MINH Mỹ-VATICAN 
Nguyễn Mạnh Quang

Tổng thống Dwight D. Eisenhower chào mừng Tổng thống Ngô Đình Diệm sang thăm Hoa Kỳ trong tháng Năm 1957

Với chủ tâm dựa vào Mỹ để duy trì quyền lực ở Việt Nam, tháng 8 năm 1950, Vatican cho người đưa ông Ngô Đình Diệm sang Hoa Kỳ để vận động liên kết với siêu cường này trong một thếliên minh mới mà các nhà viết sử gọi là Liên Minh Mỹ – Vatican hay Trục Washington – Vatican (The Vatican – Washington Axis) thay thế cho liên minh cũ Pháp và Vatican. Như vậy là Vatican đã tự động bỏ rơi nước Pháp và Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Pháp- Vatican coi như bắt đầu tan vỡ kể từ đây. Tiếp tục đọc “Ngô Đình Diệm trong Liên minh Mỹ – Vatican, Nguyễn Mạnh Quang”

Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại

tiasang – 29/09/2017 08:00 – Vũ Đức Liêm

Hà Tiên ngày nay là thị xã vùng biên nhỏ nhắn, bình yên, thơ mộng nép mình bên bờ vịnh Thailand. Hà Tiên của hai trăm năm trước là một trong những trung tâm kinh tế sôi động nhất ở Đông Nam Á, nơi diễn ra các tranh chấp chính trị và quân sự không ngừng giữa người Việt, người Thái, người Khmer và các cộng đồng người Hoa. Lịch sử của vùng đất này là minh chứng sống động cho sự đa dạng trong thống nhất của quá trình hình thành nên lãnh thổ và dân tộc Việt Nam.


Một phần biển Mũi Nai, Hà Tiên, Kiên Giang ngày nay. 

Vùng đất này nằm giữa các diễn ngôn lịch sử rất khác biệt, nhiều khi bị trùm phủ dưới các huyền thoại tạo ra bởi chủ nghĩa dân tộc. Bài viết này chỉ ra những nhân tố cốt lõi làm nên sự thịnh vượng của Hà Tiên và tìm kiếm sự gắn kết của nó đối với lịch sử Việt Nam, như một phần của công cuộc định hình nên không gian của nước Việt Nam hiện đại. Tiếp tục đọc “Hà Tiên và sự hình thành nước Việt Nam hiện đại”

Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 26: Khái quát về công cuộc chấn hưng Phật Giáo từ 1930 đến 1945

langmai

BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ VÀ VĂN HÓA

Từ giữa thế kỷ thứ mười sáu trở đi, bạo động và loạn lạc xảy ra liên tiếp khiến một mình Nho giáo không còn đủ sức làm chỗ nương tựa tín ngưỡng và nơi an tâm lập mệnh cho quần chúng nữa. Vì vậy ta thấy giới cầm quyền lại tìm về đạo Phật và giọng chống đối kỳ thị đạo Phật của nho gia cũng dịu dần đi. Dần dần, một số nho gia trở nên có cảm tình với đạo Phật. Nhưng phải đợi cho đến khi văn hóa Tây phương du nhập, Tây học chiếm chỗ của Nho học, ta mới thấy cảnh nho sĩ và tăng sĩ ngồi chung uống trà và đàm đạo nơi thiền viện trở thành một cảnh tượng phổ thông. Tiếp tục đọc “Việt Nam Phật giáo sử luận – Chương 26: Khái quát về công cuộc chấn hưng Phật Giáo từ 1930 đến 1945”

Vua Mèo Vương Chính Đức và bản hòa ước với Pháp

VNE – Thứ bảy, 25/8/2018, 01:00 (GMT+7)

Chàng trai mê thổi khèn Vàng Dúng Lùng được người Mèo chọn làm thủ lĩnh đã chiến đấu can trường diệt quân Cờ Đen và buộc Pháp ký hòa ước.

Chị Vương Thị Chờ là chắt nội Vua Mèo Vương Chính Đức. Ảnh: Hoàng Phương.
Chị Vương Thị Chờ là chắt nội của Vua Mèo Vương Chính Đức. Ảnh: Hoàng Phương.

>> Cháu nội Vua Mèo kêu cứu vì bị tước quyền sử dụng tòa dinh thự

Lay lắt thành cổ

SGGP 

Chưa có ngôi thành cổ nào ở Bình Định trải qua nhiều biến cố và thăng trầm như Thành Hoàng Đế. Có đoạn, tưởng như hàng trăm hécta thành cổ bị bụi đất vùi lấp, lãng quên; có lúc, dư luận bất bình khi nhìn di tích thành cổ bị bán cho doanh nghiệp kinh doanh…

Lay lắt thành cổ ảnh 1
Những ngôi nhà đã xây dựng cách đây 50 năm nhưng không được sửa chữa, xây mới do vướng… di tích

Tiếp tục đọc “Lay lắt thành cổ”

Du lịch Huế – 5 bài

***

Du lịch Huế – Bài 1: Những gam màu chưa chịu sáng

04/07/2018 15:56

LTS: Sở hữu gần 900 di tích, trong đó có 87 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 60 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt, tháng 12.1993 Quần thể di tích của Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và đến tháng11.2003, văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các kiệt tác di sản phi vật thể của nhân loại. Điều đó chứng tỏ Huế đang sở hữu những di tích vào hàng bậc nhất ở cấp quốc gia và di sản mang giá trị ở tầm thế giới. Nhưng tỷ lệ nghịch với tiềm năng, thực tế ngành du lịch Huế trong những năm gần đây bị đánh giá là chậm phát triển và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Vậy những nguyên nhân nào đã dẫn đến thực tế trên? Tiếp tục đọc “Du lịch Huế – 5 bài”

Đại Nam Thực Lục

Đây là “Bộ sử biên niên ghi chép các việc thực về các đời vua chúa nhà Nguyễn, biên soạn từ năm 1820 theo chỉ dụ của vua Minh Mệnh khi thành lập Quốc sử quán. Đến năm Thiệu Trị thứ 4 (1844) phần đầu cảu công trình mới biên soạn xong. Các Chánh phó Tổng tài là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn và các quan chức sử quán dâng biểu xin vua duyệt định cho khắc in. Lúc trước Minh Mệnh mới cho tên đại thể là Liệt thánh thực lục [列聖寔錄], nay sách soạn xong chính thức lấy tên là Đại Nam thực lục [大南寔錄], chia làm 2 phần Tiền biên và Chính biên. Phần Tiền biên này gồm 12 quyển, ghi các việc về 9 đời chúa Nguyễn: Khởi đầu từ Thái tổ Gia Dụ hoàng đế tức chúa Nguyễn Hoàng (Q.1), tiếp sau là các chúa: Hi Tông Hiếu Văn tức chúa Nguyễn Phúc Nguyên (Q.2), Thần Tông Hiếu Chiêu tức Nguyễn Phúc Lan (Q.3), Thái Tông Hiếu Triết tức chúa Nguyễn Phúc Tần (Q.4-5), Anh Tông Hiếu Nghĩa tức Nguyễn Phúc Thái (Q.6), Hiển Tông Hiếu Minh tức Nguyễn Phúc Chu (Q.7-8), Túc Tông Hiếu Ninh tức Nguyễn Phúc Chú (Q.9), Thế Tông Hiếu Vũ tức chúa Nguyễn Phúc Khoát (Q.10), Duệ Tông Hiếu Định tức chúa Nguyễn Phúc Thuần (Q.11-12). Các sự việc ghi chép rất tóm tắt, bao quát hơn hai thế kỉ từ khi Nguyễn Hoàng vào làm trấn thủ Thuận Hoá năm 1558 đến khi Nguyễn Phúc Thuần chết (1777). Công cuộc trung hưng nhà Nguyễn tứ đó về sau do Thế Tổ nhà Nguyễn (tức vua Gia Long) đứng đầu sẽ là đối tượng ghi chép của phần Chính biên.” Tiếp tục đọc “Đại Nam Thực Lục”

Đại Nam Liệt Truyện

Đại Nam Liệt Truyện do Quốc sử quán của triều Nguyễn soạn. Bộ truyện này được chia làm hai phần gồm phần Tiền biên và phần Chánh biên. Tiền biên gồm có 6 quyển (chữ Hán), ghi chép lại tiểu sử của các nhân vật Hậu phi, Hoàng tử, Công chúa và các quan văn võ của 9 đời chúa Nguyễn bắt đầu từ Nguyễn Hoàng cho đến Duệ Tông Nguyễn Phước Thuần. Phần Chánh biên biên soạn từ năm Tự Đức thứ 5 (1852), bổ sung chỉnh lý liên tục, mãi đến đầu đời Thành Thái (1889) mới được khắc in.
Đại Nam Liệt Truyện – Tập 1

Đại Nam Liệt Truyện – Tập 2

Đại Nam Liệt Truyện – Tập 3

Đại Nam Liệt Truyện – Tập 4

Bổ tử Việt Nam tại bảo tàng Penn

Các bổ tử Đàng Trong sau cải cách của Võ Vương Phúc Khoát (1744) hoặc thời Nguyễn (đến 1911) tại bảo tàng Penn- Mỹ.

Bổ tử là miếng vải vuông thêu hình chim thú để phân biệt cấp bậc mà các quan từ thời Lê Sơ đến Nguyễn đính trên ngực và lưng quan phục ngày thường. Quan võ thêu hình thú, quan văn thêu hình chim chóc. Theo thông tin của bảo tàng, bổ tử VN khác bổ tử nhà Thanh cùng thời ở việc dùng vải đoạn làm nền.