Bà Trần Tố Nga và phiên tòa lịch sử: Tôi hoàn toàn không đơn độc

NGUYỄN THỤY PHƯƠNG 24/1/2021 6:00 GMT+7

TTCTMột nạn nhân chất độc da cam đơn thương độc mã đối mặt với 26 công ty hùng mạnh, thông qua một thiết chế luật pháp quốc tế, đòi công lý cho mình. Đó là hành trình hơn 10 năm bước vào cuộc tranh đấu của bà Trần Tố Nga, trong đó có hơn 6 năm theo đuổi 19 phiên tòa thủ tục đầy trắc trở, trong niềm tin kiên định rằng tội ác sẽ bị kết án, công lý không chỉ tới cho riêng mình bà mà sẽ mở đường cho rất nhiều nạn nhân chất độc da cam Việt Nam và trên thế giới. Tại Paris (Pháp), nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Phương (Tiến sĩ Giáo dục học, Giảng viên thỉnh giảng – Đại học Paris) trò chuyện cùng bà Trần Tố Nga trước ngày phiên tòa chính thức tiến hành (25-1-2021).

Bà Trần Tố Nga. Ảnh: Đức Trương – Hội Collectif Vietnam

Tiếp tục đọc “Bà Trần Tố Nga và phiên tòa lịch sử: Tôi hoàn toàn không đơn độc”

Bà Trần Tố Nga và phiên tòa lịch sử: “Một phiên tòa chính trị, lịch sử và độc nhất!”

NGUYỄN THỤY PHƯƠNG 24/1/2021 10:00 GMT+7

TTCTĐây là lời của luật sư William Bourdon, một trong ba luật sư người Pháp (cùng Bertrand Repolt, Amélie Lefebvre), đã đồng hành cùng bà Trần Tố Nga trong 10 năm bà đi tìm công lý. Họ sẽ bảo vệ bà trong phiên tòa sắp tới (ngày 25-1-2021 tại Pháp), cáo buộc 26 công ty hóa chất Mỹ về hành vi diệt chủng môi trường (écocide) trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Tuần hành của những bạn bè quốc tế ủng hộ bà Trần Tố Nga (Ảnh: Đức Trương – Hội Collectif Vietnam)

Vì đây là lần đầu tiên, nạn nhân duy nhất, đơn thương độc mã đối mặt với 26 công ty hùng mạnh, như Monsanto và Dow Chemical, thông qua một thiết chế luật pháp quốc tế. Tiếp tục đọc “Bà Trần Tố Nga và phiên tòa lịch sử: “Một phiên tòa chính trị, lịch sử và độc nhất!””

Cuộc đấu tranh công lý của nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) Việt Nam trong tình hình mới – 2 bài

***

dientudacam – Thứ ba, 02/04/2019 | 22:12

Cuộc đấu tranh công lý của nạn nhân CĐDC Việt Nam trong tình hình mới Bài 1: Hành trình gian khó nhưng không nản

Với tư cách là một tổ chức xã hội có tính chất đặc thù, Hội Nạn nhân CĐDC/dioxin Việt Nam đã đoàn kết, tập hợp nạn nhân và đại diện cho nạn nhân CĐDC Việt Nam trong các mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân, buộc Mỹ phải chịu trách nhiệm tham gia khắc phục hậu quả chất độc hoá học do họ gây ra ở Việt Nam.

Tiếp tục đọc “Cuộc đấu tranh công lý của nạn nhân chất độc da cam (CĐDC) Việt Nam trong tình hình mới – 2 bài”