NN – Trong vùng Tam Đảo thuộc tỉnh Quảng Tây, bên Tàu có ba làng người Việt, gọi là Jing (Kinh). Tài liệu tại địa phương cho biết họ đã rời Việt Nam và định cự tại đây khoảng 500 năm. Tuy nhiên, đồng bào Việt vẫn giữ gần như hầu hết các nét đặc thù của dân tộc Việt mặc dù áp lực đồng hóa thường trực của văn hóa Trung Hoa.
Bác sĩ Lê Văn Lân đã đi thăm tận nơi 3 làng Việt bên Tầu vẫn được sống như tự trị ở vùng duyên hải Quảng Tây. Tên ba làng đó là Ô Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm, thuộc huyện Giang Bình, quen gọi là Kinh Tộc tam đảo. Dân trong ba làng vẫn giữ tiếng nói, kiểu ăn mặc, phong tục Việt, vẫn ăn tết, hát dân ca cổ truyền, dùng đàn bầu, đàn nhị, sáo, trống, cồng. Đồ ăn của họ thì cơm vẫn là chính, dùng nước mắm, lại có xôi chè, bánh tráng nướng, bún riêu, bún ốc. Họ vẫn dùng chữ nôm, và dĩ nhiên cũng nói tiếng Tầu địa phương.
Tiếp tục đọc “Người Jing (Kinh) trên đất Trung Hoa, 500 năm lưu lạc vẫn tự hào hai tiếng Việt Nam”