Năm đầu thực hiện EVFTA: Vẫn là vấn nạn dư lượng hóa chất

Nguyễn Duy Nghĩa – 29/11/2021 10:42

(KTSG) Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA) là một trong số các FTA thế hệ mới có tầm ảnh hưởng lớn đối với Việt Nam, vì EU là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của ta và vì đó được xem là cái gạch nối giữa quá khứ với hiện tại giữa hai bên, được đặt nền móng từ nhiều thế kỷ trước bởi các đoàn tàu buôn của châu Âu tới các thương cảng Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Bến Nghé của ta. Có lẽ vậy, dù mới khởi động EVFTA đã tạo nhiều dấu ấn.

VGP News :. | Tác động của EVFTA đến xuất nhập khẩu, định hướng cho doanh  nghiệp Việt Nam | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM

Tiếp tục đọc “Năm đầu thực hiện EVFTA: Vẫn là vấn nạn dư lượng hóa chất”

[Bài 9] Tỉnh bị doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật… ghét nhất

Bí quyết những huyện ít dùng thuốc trừ sâu

20/07/2021

NNỞ miền Bắc, Phú Thọ có lẽ là tỉnh bị các doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật ghét nhất bởi lẽ làm IPM chặt quá khiến họ tiêu thụ hàng rất khó khăn.

“Liệu cơm, gắp mắm” trong làm IPM

Ghét đến mức trước đây có nhiều công ty thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đến đặt vấn đề với Chi cục BVTV Phú Thọ để tổ chức 50 – 70 cuộc hội thảo mỗi năm, có khi kéo dài cả tuần ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã nhưng mấy năm nay không có cuộc nào cấp tỉnh, còn huyện xã chỉ cỡ dưới 10 cuộc.

Theo thống kê mới nhất từ Sở NN-PTNT Phú Thọ, toàn tỉnh hiện có 118.187 ha đất canh tác nhưng lượng thuốc BVTV sử dụng chỉ hơn 71,5 tấn, tương đương với mức bình quân 0,6 kg/ha/năm, trong đó có 0,21 kg là thuốc sinh học.

Ông Phan Văn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ kiểm tra sâu bệnh trên bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.
Ông Phan Văn Đạo, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Phú Thọ kiểm tra sâu bệnh trên bưởi. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiếp tục đọc “[Bài 9] Tỉnh bị doanh nghiệp thuốc bảo vệ thực vật… ghét nhất”

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ

***

Thứ Ba 26/05/2020 , 08:20 (GMT+7)

Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng

Thuốc BVTV lậu Trung Quốc, trong đó nhiều hoạt chất độc bị cấm, vẫn tràn vào Việt Nam, rao bán cả công khai lẫn lén lút khiến nông dân dần bị lệ thuộc.

Một vòng kim cô đang xiết chặt trên đầu người nông dân Việt, không có lối thoát bởi nếu đã trót dùng thì các loại khác hầu như vô tác dụng cho đến một ngày bản thân thứ thuốc “thần kỳ” kia cũng bị sâu kháng lại. Hậu quả là bệnh tật tràn lan còn nông sản thì nhiễm độc.

Bài I: Vòng kiểm tra để loại bỏ người cài cắm

Mất cả tết vì mua thuốc trên mạng

“Tôi biết bộ đôi có tên Xuân (Vũ Minh Xuân) và Liên (Nguyễn Thị Liên) qua mạng facebook, thấy họ rao thuốc BVTV Tàu (cách dân gian vẫn gọi hàng xuất xứ Trung Quốc) nên lúc đầu đặt mua 50 gói trị nấm, giá mỗi gói 46.000 đồng, trả tiền trước rồi nhưng khi nhận hàng ở bưu điện lại bắt trả lần hai. Gọi điện thì họ bảo có sự nhầm lẫn, cứ thanh toán sau sẽ trả lại nhưng chờ mãi không thấy nên tôi phải mua thêm 100 gói nữa.

Thuốc nấm 'Tàu' mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.
Thuốc nấm “Tàu” mà anh Đức đã mua của Xuân. Ảnh: NNVN.

Tiếp tục đọc “Thuốc lậu rao bán trên facebook, tràn ra đồng ruộng – 4 kỳ”

Nên chăng phải đánh thuế thuốc BVTV thật cao để giảm lượng sử dụng?

Thuốc độc ở chính trong ta:

NN – 30/07/2018, 07:05 (GMT+7)Sản xuất nhỏ lẻ, giá thuốc rẻ mạt và thiếu sự giám sát của chính quyền cơ sở là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng “rải thảm” hóa chất BVTV…

Bà Nguyễn Thị Bên ở xã Nhân Nghĩa, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam khi thử máu thấy nhiễm độc thuốc sâu nặng

Sản xuất lớn cần phải đánh giá tác động môi trường

Tồn tại nhất hiện nay là khâu quản lý sử dụng thuốc BVTV và hoạt động kinh doanh buôn bán thuốc BVTV ở cấp xã, phường tuy nhiên cũng cần phải cải tiến hơn nữa ở khâu đăng ký. Tiếp tục đọc “Nên chăng phải đánh thuế thuốc BVTV thật cao để giảm lượng sử dụng?”

‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm

Thuốc độc ở chính trong ta:

NN – 27/07/2018, 08:42 (GMT+7) Hiện có khoảng 200 doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh thuốc BVTV, khoảng 100 nhà máy sản xuất thuốc BVTV và hơn 30 ngàn đại lý buôn bán thuốc BVTV. Đáng chú ý là thực sự chỉ khoảng 15-20 doanh nghiệp chi phối...

Lợi ích nhóm

Theo ông Trương Quốc Tùng – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Khoa học Kỹ thuật Bảo vệ Thực vật (BVTV) Việt Nam, lịch sử dùng thuốc BVTV ở nước ta được bắt đầu ở miền Bắc vào năm 1955. Nó tỏ ra là phương tiện quyết định, nhanh chóng dập tắt các dịch sâu bệnh trên diện rộng. Nếu không có thuốc BVTV nhiều dịch hại cây trồng có thể làm giảm 40-60% năng suất trên diện rộng, cục bộ có thể mất trắng.

08-37-56_dsc_0465
Vỏ bao thuốc BVTV vứt bừa bãi ở một vùng trồng rau sạch

Tiếp tục đọc “‘Khủng khiếp’, bình quân mỗi người Việt tiêu thụ 0,9-1kg thuốc BVTV/năm”

Những biến dị hình hài ẩn chứa phía sau những nương ngô ‘ướt đẫm’ thuốc trừ cỏ

NN – 12/07/2017, 14:30 (GMT+7) Chỉ một cái bản thôi mà đã có ít nhất 5 trường hợp bị sảy thai nghi do thuốc trừ cỏ là Lò Thị Nhom (1 lần), Lù Thị Dung (1 lần), Lò Thị Thắm (1 lần), Hoàng Thị Thương (1 lần), Lường Thị Vân (2 lần).

Hương ước cấm thuốc độc

Nếu các loại vật tư nông nghiệp khác như giống, phân bón thường được các chủ đầu tư bán trả chậm dạng nặng lãi cho nông dân vì giá trị lớn thì ngược lại thuốc trừ cỏ tuy độc hại lại có giá rất rẻ. Thêm vào đó là những lời khuyến cáo hời hợi hay thậm chí thổi phồng lợi ích của giới kinh doanh, của ngành quản lý khiến cho nông dân lạm dụng thuốc.

16-19-02_dsc_8792 Tiếp tục đọc “Những biến dị hình hài ẩn chứa phía sau những nương ngô ‘ướt đẫm’ thuốc trừ cỏ”

Hãi hùng cảnh tượng thuốc độc tràn ngập vùng cao Sơn La

NN – 10/07/2017, 14:30 (GMT+7) Khắp dặm dài Tây Bắc không hiếm những ngôi nhà tường được dựng lên bằng các chai thuốc BVTV và cảnh tượng sử dụng ‘thuốc độc’ bất chấp hậu họa. NNVN xin giới thiệu loạt bài về những tác hại của việc làm trên mà bà con đang phải đánh đổi sinh mạng lấy cái ăn…

Chúng thấp lè tè, u tối ẩn giấu những bi kịch về sự đánh đổi sinh mạng lấy cái ăn, về sự bỏ hóa đất hoang, về sự cùng đường không lối thoát của một bộ phận nông dân…

Mùa Thị Dợn đổ từng cân thuốc trừ sâu vào chiếc thùng phuy rồi dùng hai cánh tay trần quấy đều. Bọt trắng tung lên như xà phòng, chảy ngang triền núi…

Dợn dùng tay trần quấy thuốc

Tiếp tục đọc “Hãi hùng cảnh tượng thuốc độc tràn ngập vùng cao Sơn La”

Thuốc bảo vệ thực vật gây ung thư: Vô tư sử dụng

11/02/2017 09:15 GMT+7

TTOBộ NN&PTNT vừa loại hai chất nguy hiểm 2,4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật, nhưng lại cho phép sử dụng thêm 2 năm nữa…

Thuốc bảo vệ thực vật gây ung thư: Vô tư sử dụng
Một nông dân ấp 2, xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP.HCM sử dụng thuốc trừ cỏ Zico có thành phần 2,4D-Dimethylamonium 720 g/l (ảnh chụp chiều 10-2) – Ảnh: QUANG ĐỊNH
“Ở nhiều nước trên thế giới người ta đã cấm sử dụng cả 2,4D và Paraquat. Còn nước mình thời gian qua do nhiều thuốc chứa hai hoạt chất trên có trong danh mục được phép lưu hành nên nông dân sử dụng vô tư
Thạc sĩ Lê Quốc Cường (phó giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam)

Tiếp tục đọc “Thuốc bảo vệ thực vật gây ung thư: Vô tư sử dụng”

Monsanto’s Roundup linked to liver disease, study says

Ký sự Organic – Phần 1

  • Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên
  • Kỳ 2: Bài ca không dễ hát

***

Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên

02:17 PM – 29/09/2014
(TNO) “Hàng triệu sinh vật tồn tại trong đất. Mỗi sinh vật đều có quyền được sống, vì thế chúng không nên bị tiêu diệt bởi thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ”, lão nông Bhaskar Save (Ấn Độ) nói.
Ký sự Organic - Kỳ 1: Cây cỏ hết hồn nhiên - ảnh 1

Cây cỏ mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp, sinh thái nhưng ngày nay bị diệt trừ bởi các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ…

Tiếp tục đọc “Ký sự Organic – Phần 1”

Nông dân nghĩ gì về cánh đồng mẫu lớn?

Hoàng Kim, Đồng Tháp – Thứ Hai,  22/10/2012, 15:33 (GMT+7)

Nông dân tham quan cánh đồng mẫu lớn – Ảnh: LHV.

(TBKTSG Online) – Hiện nay, mô hình làm ăn được gọi là cánh đồng mẫu lớn đang nở rộ thành phong trào tại các tỉnh ĐBSCL, trong nông dân cũng có 2 luồng dư luận, khen cũng có mà chê cũng có.

>> Xem thông tin cánh đồng mẫu lớn tại đây

Tiếp tục đọc “Nông dân nghĩ gì về cánh đồng mẫu lớn?”

Nông nghiệp bền vững với chế phẩm sinh học

cesti – Càng ngày các loại nông sản Việt Nam được thế giới biết đến càng nhiều như lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, thanh long, vú sữa… Chỉ tính riêng cà phê, Việt Nam hiện có năng suất cao trên thế giới, 8 đến 10 tấn cà phê/hécta. Để đạt được năng suất ấy, người nông dân phải sử dụng đến 2 tấn urê/1 ha cùng với rất nhiều phân bón hóa chất khác và không ít các loại thuốc bảo vệ thực vật (BVTV). Hệ quả không chỉ nông dân phải mất nhiều tiền vào hóa chất mà hệ sinh vật đất và chất lượng đất bị tàn phá nghiêm trọng.

Tiếp tục đọc “Nông nghiệp bền vững với chế phẩm sinh học”

Tây Nguyên: Hậu quả của vật tư nông nghiệp dỏm, giả

        Là một vùng chuyên canh nông nghiệp rộng lớn, mỗi năm các tỉnh Tây Nguyên tiêu thụ tới nhiều triệu tấn phân bón cùng các loại thuốc trừ sâu, chế phẩm sinh học. Thực trạng hỗn tạp về việc các mặt hàng chất lượng kém, hàng giả trong lĩnh vực này không chỉ làm khổ nông dân, mà còn tổn hại nghiêm trọng tới thương hiệu nông sản Việt và gây khó cho các doanh nghiệp chân chính.

Đại diện Bộ Khoa học công nghệ phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trên mặt hàng dán nhãn Made in USA của Cty Thuận Phong
Đại diện Bộ Khoa học công nghệ phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trên mặt hàng dán nhãn Made in USA của Cty Thuận Phong

Chờ kiểm nghiệm xong thì hàng dỏm đã bán hết !

          Với hơn 180.000 ha cà phê, cùng hàng chục vạn ha tiêu, điều, cao su, ngô khoai, cây trồng khác, Đắk Nông là thị trường tiêu thụ màu mỡ cho vô số loại vật tư nông nghiệp, phân bón.

Ông Phạm Tường Độ – Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường tỉnh Đắk Nông cho rằng mỗi năm, riêng tỉnh này tiêu thụ tới khoảng 1,1 triệu tấn phân bón các loại. Thị trường Đắk Nông lưu hành tới khoảng 350 mặt hàng phân bón, mà tỉnh chỉ có 2 cơ sở sản xuất phân vi sinh. Hầu hết các mặt hàng này được sản xuất nơi khác, tình trạng phân bón dỏm giả chiếm tỉ lệ lớn, nhưng việc xử lý các sai phạm liên quan còn vấp rất nhiều khó khăn. Tiếp tục đọc “Tây Nguyên: Hậu quả của vật tư nông nghiệp dỏm, giả”

THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: 03/2015/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2015

THÔNG TƯ

BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ CÔNG BỐ MÃ HS ĐỐI VỚI THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT ĐƯỢC PHÉP SỬ DỤNG, CẤM SỬ DỤNG Ở VIỆT NAM.

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2013; Tiếp tục đọc “THÔNG TƯ BAN HÀNH DANH MỤC THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT”