Tố cáo xâm hại tình dục: Vì sao phần lớn nạn nhân dừng lại trước cánh cửa công đường?

NGUYỄN THU QUỲNH 7/7/2022 0:00 GMT+7

TTCTMột khảo sát do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ tại Việt Nam (UN Women) thực hiện từ tháng 2 đến tháng 6-2022 tại 3 trường đại học vừa công bố tuần trước cho thấy 90% nạn nhân không/không thể tìm đến trợ giúp pháp lý.

 Ảnh: pinterest.co.uk

Cách đây hơn một tháng, vụ việc nhà thơ Dạ Thảo Phương tố cáo bị cưỡng hiếp từ hơn 20 năm trước khiến truyền thông và mạng xã hội dậy sóng, nay gần như không còn ai nhắc tới. Tương tự, các vụ tố cáo xâm hại tình dục từng là tâm điểm dư luận… đều dần trôi vào im ắng.

Nhìn chung, khi còn ồn ào, các cuộc thảo luận về những vụ việc này đều lục lọi các chi tiết bề mặt mà quên mất căn nguyên: vì sao nhiều vụ việc tố cáo dần chìm vào im lặng, tại sao nhiều nạn nhân chịu đựng suốt một thời gian dài mà không tố cáo. Nếu không tìm được căn nguyên, không thể tìm được cách hỗ trợ và giành lại công lý cho các nạn nhân.

Tiếp tục đọc “Tố cáo xâm hại tình dục: Vì sao phần lớn nạn nhân dừng lại trước cánh cửa công đường?”

Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên

Thứ hai, 15/09/2014 10:54 (GMT+7)

(ĐCSVN) – Theo Luật sư Trương Trọng Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP. Hồ Chí Minh, đại biểu Quốc hội TP. Hồ Chí Minh, việc trang bị các thiết bị giám sát tại các phòng tạm giam, tạm giữ chưa phải là giải pháp tối ưu và có hiệu quả nếu như không có những con người trung thực, không có một hệ thống tổ chức giám sát việc thực hiện chặt chẽ.

Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên
LS Trương Trọng Nghĩa trả lời báo chí. (Ảnh: TH)

Phóng viên (PV): Với tư cách là luật sư (LS) đồng thời cũng là một đại biểu Quốc hội, ông đánh giá như thế nào về tình trạng bức cung, nhục hình trong các cơ quan điều tra hiện nay. Theo ông, con số cơ quan chức năng đưa ra đã phản ánh đúng thực tế hay chưa?

Tiếp tục đọc “Chống bức cung, nhục hình: Nên rà soát lại đội ngũ điều tra viên”

Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!

LS. Lê Kiều Trinh(*) – 21/11/2021 09:06

(KTSG) – Chuyển đổi số là xu thế toàn cầu. Với ngành tư pháp, số hóa quy trình, thủ tục sẽ từng bước xây dựng hệ thống tư pháp tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, việc này đang được xem xét một cách kỹ càng.

Sự cấp thiết xây dựng tòa án điện tử

Tòa án điện tử (E-court) có thể hiểu là mô hình ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động tố tụng của tòa án, từ nộp đơn kiện trực tuyến, tống đạt thư điện tử, thu thập chứng cứ…, thậm chí là tổ chức các phiên tòa xét xử trên nền tảng số.(1)

Theo trình tự, thủ tục tố tụng trước đây, đương sự khởi kiện có thể phải đến tòa án nhiều lần để nộp đơn kiện, bổ sung giấy tờ, tài liệu, và tình trạng “ngâm” hồ sơ vụ án là khá phổ biến. Dịch Covid-19 kéo dài, số vụ án càng ứ đọng nhiều hơn ở các cấp tòa án. Giờ đây, nếu cứ khăng khăng giữ nguyên chế độ thụ lý, xét xử vụ án như cũ thì không còn phù hợp tình hình. Trên thực tế, TPHCM đã tổ chức phiên họp với các đương sự trong vụ án thông qua nền tảng trực tuyến(2).

Tiếp tục đọc “Tòa án điện tử: Đã tới lúc nên có!”

Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?

08/04/2016 06:21 GMT+7

(BM) – Mặc dù pháp luật đã quy định khá đầy đủ, nhưng trên thực tế các vụ án về tội phạm rửa tiền thời gian qua ít bị phát hiện và xử lý. Một trong những nguyên nhân là do những vướng mắc khi thực thi các quy định của pháp luật.

Tiếp tục đọc “Vì sao khó xử lý tội phạm rửa tiền?”

Tòa án trả lại hơn 500 đơn kiện Formosa Hà Tĩnh

Thứ Bảy, ngày 8/10/2016 – 12:28

Tòa án trả lại hơn 500 đơn kiện Formosa Hà Tĩnh

(PLO)- Sáng 8-10, tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 9-2016 tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Văn Thắng, Chánh án TAND tỉnh Hà Tĩnh,  báo cáo việc xử lý 506 đơn khởi kiện Công ty Formosa Hà Tĩnh của người dân huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An). Tiếp tục đọc “Tòa án trả lại hơn 500 đơn kiện Formosa Hà Tĩnh”