Du lịch thích ứng thời tiết: Một chuyện từ nhà phao Tân Hóa

HUY NGUYỄN 18/03/2023 11:07 GMT+7

TTCT Sống thong dong trên những ngôi nhà phao ngay giữa mùa nước lũ, người dân Tân Hóa (Quảng Bình) từ lâu đã là một hình mẫu về du lịch thích ứng với thời tiết.

Vùng Tân Hóa, Quảng Bình (Ảnh: Oxalis cung cấp)

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa được coi là rốn lũ của Quảng Bình, nơi nước lụt có thể dâng đến 10m trong khu dân cư. Đa số những hình ảnh nước ngập mái nhà mà chúng ta thấy trên truyền thông vào những năm có lụt được chụp ở Tân Hóa. 

Tiếp tục đọc “Du lịch thích ứng thời tiết: Một chuyện từ nhà phao Tân Hóa”

Người ươm mầm cây rừng

SGGP Thứ Sáu, 17/6/2022 10:02

Từng là người chặt gỗ trong các cánh rừng miền tây Quảng Bình, ông Nguyễn Đức Sự (ở thôn Tân Tiến, xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) không nghĩ có ngày trở thành người giảng dạy cho nông dân nhiều vùng trồng rừng bằng chính kiến thức của mình học được. Không những thế, ông còn trở thành nhà thực vật thực thụ khi tiến hành ươm mầm gần 2.500 loài thực vật có hạt từ các cánh rừng quê ông.

Một góc rừng lim 3 năm tuổi do ông Sự ươm trồng tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình

Một góc rừng lim 3 năm tuổi do ông Sự ươm trồng tại xã Cao Quảng, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình

Tiếp tục đọc “Người ươm mầm cây rừng”

Nỗi tiếc nuối cho khoa học nghiên cứu hang động của Việt Nam

THƯ HIÊN – 01/04/2020 17:04 GMT+7

TTCT Không chỉ chuyên gia người Anh Howard Limbert mới còn nguyên vẹn ký ức lần đầu tiên đến Quảng Bình khảo sát hang động tròn 30 năm trước (TTCT số 10-2020). PGS Vũ Văn Phái, nguyên chủ nhiệm bộ môn địa mạo, khoa địa lý Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội, cũng nhớ rất nhiều kỷ niệm đẹp khi lần đầu gặp gỡ và sau đó đồng hành với nhóm ông Howard trong suốt 20 năm tiếp theo.

Ông Howard Limbert và vợ (phải) làm việc với lãnh đạo trường ĐH KHTN -  ĐHQG Hà Nội năm 2012. Ảnh: PGS Vũ Văn Phái

Tiếp tục đọc “Nỗi tiếc nuối cho khoa học nghiên cứu hang động của Việt Nam”

Illegal loggers in Vietnam train as jungle tour guides

reuters – April 26, 20222:57 PM GMT+7

By Minh Nguyen

PHONG NHA, Vietnam, April 25 (Reuters) – Vietnamese logger turned jungle tour guide Ngoc Anh knows the value of trees.

For years he chopped them down illegally to sell as timber, often working with others to carry 100-kg logs out of a rapidly thinning forest.

But as extreme rainfall and floods increasingly devastated his community in the central province of Quang Binh, the 36-year-old read up on the ongoing climate and nature crises and turned instead to tourism and conservation.

Now, Ngoc Anh is one of 250 former loggers trained by an adventure tourism company to lead mostly foreign tourists through jungles and into some of the world’s largest cave systems in the Phong Nha-Ke Bang National Park, a UNESCO world heritage site.

Nguyen Ngoc Anh, 36, who was an illegal logger turned forest protector poses at Phong Nha National Park, Quang Binh province
Nguyen Ngoc Anh, 36, who was an illegal logger turned forest protector poses at Phong Nha National Park, Quang Binh province, Vietnam, April 8, 2022. REUTERS/Hoang Trung

Tiếp tục đọc “Illegal loggers in Vietnam train as jungle tour guides”

Tỉ phú người Bru Vân Kiều Hồ Minh: Dám nợ… để làm giàu

BDT – Khánh Ngân – 16:32, 28/09/2021

Hồ Minh cho tôi cảm giác già hơn tuổi thật 30 của anh. Nước da ngăm đen, dáng người thanh mảnh và chất phác như những người Bru Vân Kiều trên đỉnh Trường Sơn mà tôi vẫn được gặp. Khác chăng là nét táo bạo trong làm ăn của Minh làm tôi nể phục.

Anh Hồ Minh chăm sóc đàn dê của gia đình
Anh Hồ Minh chăm sóc đàn dê của gia đình

Đi lên từ hai bàn tay trắng

Trường Xuân là xã miền núi của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảnh Bình, xã có 2.800 nhân khẩu thì có đến 26% là người Bru Vân Kiều. Những năm gần đây đời sống bà con nói chung và đồng bào Bru Vân Kiều nói riêng không ngừng được cải thiện. Tiếp tục đọc “Tỉ phú người Bru Vân Kiều Hồ Minh: Dám nợ… để làm giàu”

Chuyện hay ‘nhặt’ trong mùa lũ

NN – Thứ Năm 21/10/2021 , 10:00

Để sống chung với lũ, chống chọi với thiên tai, người dân Quảng Bình đã có nhiều sáng kiến, sáng chế hay đáo để…

Ông Nguyễn Mậu Sơn (xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) bảo tôi: “Con thuyền này chi phí không vượt quá 2 triệu đồng, nhưng chở được 8 người lớn và đặc biệt là không bao giờ chìm. Tôi cũng muốn phổ biến cách làm thuyền này cho bà con vùng lũ để có phương tiện tốt, rẻ mà sử dụng…”.

Con thuyền ống nhựa được ông Sơn thiết kế với chi phí thấp. Ảnh: M.S.
Con thuyền ống nhựa được ông Sơn thiết kế với chi phí thấp. Ảnh: M.S.

Tiếp tục đọc “Chuyện hay ‘nhặt’ trong mùa lũ”

Quảng Bình: Hàng ngàn học sinh không đủ cơ sở vật chất học trực tuyến

SGGPO Thứ Sáu, 3/9/2021 15:55

Ngày 3-9, ông Bùi Anh Tuấn, Bí thư Huyện ủy Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) cho biết, theo kế hoạch năm học 2021-2022 Sở GD-ĐT ban hành học trực tuyến từ cấp tiểu học trở lên, thì huyện miền núi Minh Hóa không đủ cơ sở vật chất để học sinh học trực tuyến.

Trường học ở xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, không đủ điều kiện học trực tuyến do không có điện, sóng điện thoại, internet

Trường học ở xã miền núi Trường Sơn, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình, không đủ điều kiện học trực tuyến do không có điện, sóng điện thoại, internet

Ngày 1-9, ông Đăng Ngọc Tuấn, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình ký văn bản yêu cầu tổ chức học bằng hình thức trực tuyến đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên. Không tổ chức dạy học trực tuyến với giáo dục mầm non.

Tiếp tục đọc “Quảng Bình: Hàng ngàn học sinh không đủ cơ sở vật chất học trực tuyến”

Dấu ấn văn hóa Chămpa trên đất Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng

phongnhakebang.vn – Thứ sáu, 10/07/2020- 10:18

Trong nhiều thế kỷ tồn tại và phát triển của nền văn minh Chăm Pa, người Chăm đã để lại trên dãy đất miền Trung nhiều công trình kiến trúc, nghệ thuật gồm các thành quách, đền tháp, thánh đường, thánh địa… Với những biến động lịch sử  trong nhiều thế kỷ  mà đến nay chỉ còn lại là những di tích văn hóa.

Quảng Bình là vùng giao thoa của hai nền văn hóa cổ Việt – Chămpa, từ năm 137 đến 1069, Quảng Bình từng là địa bàn cư trú của các dân tộc Chăm và một số dân tộc thiểu số khác. Đặc biệt, sự xuất hiện của văn hóa Chăm để lại dấu vết kiến trúc nền đền trong động Phong Nha và ký tự trên vách hang Bi Ký. Đây là dấu hiệu cho thấy sự thâm nhập sâu của văn hóa Chăm vào khu vực Di sản đã được hai học giả nổi tiếng là Léopold Cadière (nhà truyền đạo người Pháp) và Giáo sư Trần Quốc Vượng khẳng định.

Tiếp tục đọc “Dấu ấn văn hóa Chămpa trên đất Di sản thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng”

Nhà nổi nơi “rốn lũ” Tân Hóa

baodantoc – Tiến Phạm – CĐ – 18:38, 06/06/2021

Xã Tân Hóa là “rốn lũ” của huyện vùng cao Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình. Để sống chung với lũ, người dân nơi đây đã sử dụng nhà nổi. Cả xã có 600 hộ thì có tới 500 nhà nổi (trừ hộ không bị lũ không xây nhà nổi). Hộ nghèo cũng có thêm một ngôi nhà nổi để chống lũ, phòng thân!

Nhà nổi phù hợp đến nỗi cả xã Tân Hóa có 600 hộ dân, thì có tới 500 nhà nổi, trừ hộ không bị lũ thì không xây nhà nổi
Nhà nổi đã phát huy tốt công năng trong việc tránh lũ ở Tân Hóa

Tiếp tục đọc “Nhà nổi nơi “rốn lũ” Tân Hóa”

Bài học cao su

  • QUỐC NAM – BÁ DŨNG – CÔNG ĐÔNG
  • TTCT – 10.11.2020, 13:36

Một thời khắp các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên ầm ầm chặt rừng để trồng cao su. Loài cây cho ra những hạt mủ từng được ví là “vàng trắng” này giúp nhiều địa phương đổi thay bộ mặt, nhưng cái giá phải trả cũng không hề nhỏ.

Bài học cao su
Thương lái thu mua cây cao su gãy đổ sau bão số 5. Ảnh: Nguyễn Đắc Thành

Phá bỏ cao su ồ ạt

Sau những trận bão, giấc mơ vàng trắng từ cây cao su tại Quảng Bình đã dần tắt. Chỉ trong 7 năm, tổng diện tích trồng cao su của tỉnh này đã giảm từ hơn 18.000ha xuống gần một nửa, chuyển qua những cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Câu chuyện y hệt cũng diễn ra tại tỉnh Quảng Nam. Tiếp tục đọc “Bài học cao su”

Mùa nước lên ở xứ sở của người Rục

  • QUỐC NAM
  • 09.12.2020, 10:01

TTCT – Mùa lũ, xứ sở của người Rục – một trong mười tộc người bí ẩn nhất thế giới – ở xã Thượng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) bị cô lập. Trong cái dữ dằn của thiên tai vẫn tiềm ẩn vẻ đẹp, và vì thế, xứ sở này mở ra một lời mời khám phá hấp dẫn.

Mùa nước lên ở xứ sở của người Rục
Thung lũng Hung Trâu trên đường vào xứ sở của người Rục như một bức tranh thủy mặc hấp dẫn. Ảnh: QUỐC NAM

Một vùng rừng rộng lớn bên dưới những ngọn núi đá vôi bao gồm cả con đường độc đạo dẫn vào xứ sở này bị nước lũ dâng ngập suốt gần một tháng. Tiếp tục đọc “Mùa nước lên ở xứ sở của người Rục”

Cao su vỡ mộng: ‘Vàng trắng’… mất trắng

vietnambiz.vn – 20:47 | 12/06/2018

Một thời gian cao su được ví như “vàng trắng” nên được mở rộng dần ra phía Bắc. Các tỉnh miền Trung, rồi cả Tây Bắc trồng ào ạt. Vài năm nay, cây cao su gặp khó khiến nhiều hệ lụy phát sinh.
cao su vo mong vang trang mat trang
Vườn cao su của hộ bà Trần Thị Thu Nga (huyện Bắc Trà My) đến kỳ thu hoạch nhưng gia đình bỏ bê vì chẳng ai mua mủ – Ảnh: B.D.

Giá mủ cao su xuống thấp, nhiều nơi xảy ra tranh chấp với dân, cây cao su dễ đổ gãy, trồng ở nhiều vùng đất mới năng suất không cao… là những lý do khiến nhiều người trồng cao su khó khăn, thậm chí gần như mất trắng. Tiếp tục đọc “Cao su vỡ mộng: ‘Vàng trắng’… mất trắng”

Quang Binh says ‘no’ to cable car in heritage sites

The decision by Quang Binh provincial authorities to reject the cable car project at Song Doong Cave has been applauded by the public.

Experts in recent years have repeatedly warned of ‘landscape pollution’ because of mass tourism, saying that bad behavior towards the landscape and heritage sites are harming cultural values, and in the long term, killing the tourism industry.

Quang Binh says ‘no’ to cable car in heritage sites

Nguyen Anh Tuan, director of the Institute for Tourism Research & Development, stressed that natural beauty and landscape values are the most important factors that attract travelers and they need thorough conservation for sustainable tourism development. Tiếp tục đọc “Quang Binh says ‘no’ to cable car in heritage sites”

Khi người dân tham gia công tác phòng chống tham nhũng

Phòng chống tham nhũng:

10:55, Chủ Nhật, 09/09/2018 (GMT+7)

(QBĐT) – Có thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực, phòng chống tham nhũng (PCTN) tại cơ sở, nhiều vụ việc thông qua đơn thư tố cáo đúng giúp chính quyền các cấp, các ban ngành giải quyết đúng- sai rõ ràng. Tuy nhiên, thành tích trong đấu tranh PCTN chưa thấy cơ quan, đơn vị nào ghi công, ngược lại người tham gia đấu tranh chống tiêu cực gặp phải tình trạng “khó ăn, khó ở” ngay tại địa phương mình đang sinh sống. Đó là trường hợp của công dân Phan Văn Hùng ở thôn Thượng Hòa, xã Hải Trạch (Bố Trạch).

Ai xét công cho người có thành tích trong đấu tranh PCTN?

Ngược thời gian trở về năm 2012, tại xã Hải Trạch có một số đối tượng lập hồ sơ giả để hưởng chế độ thương binh, người có công, nạn nhân chất độc da cam…

Ông Phan Văn Hùng, người có nhiều thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực tại xã Hải Trạch.

Ông Phan Văn Hùng, người có nhiều thành tích trong đấu tranh chống tiêu cực tại xã Hải Trạch.

Tiếp tục đọc “Khi người dân tham gia công tác phòng chống tham nhũng”

Trách nhiệm pháp lý Bảo tồn Di Sản Thế Giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Sơn Đoòng

Cập nhật: 24/2/2018 9:00 AM

400 triệu năm để hình thành Phong Nha – Kẻ Bàng, mấy năm thì phá bỏ?

Vì tầm mức quốc gia, và đôi khi lên đến tầm mức thế giới, của các Vườn Quốc Gia và Vùng Bảo Tồn tương đương, phải chăng nên để một cơ quan cấp quốc gia trực tiếp quản lý, thay vì giao cho các cấp địa phương khác nhau với nhiều bất cập khác nhau?

Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di Sản Thế Giới năm 2003, với Giá Trị Hoàn Vũ Nổi Bật (Outstanding Universal Value).[1] Hang Sơn Đoòng là hang động thiên nhiên lớn nhất thế giới, nằm trong quần thể Phong Nha – Kẻ Bàng.[2] Đây là những di sản lớn của quốc gia và của cả thế giới, cần được bảo tồn cho mọi thế hệ nhân loại mai sau.

Có 3 loại nghĩa vụ pháp lý về bảo tồn Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng. (1) Danh vị Di Sản Thế Giới bao gồm với nó những nghĩa vụ pháp lý quốc tế về bảo tồn di sản trong Công ước Quốc tế về Bảo vệ Di sản Thiên Nhiên và Văn hóa Thế giới năm 1972 (tên tắt là Công ước Di Sản Thế Giới) mà Việt Nam là thành viên. (2) Nghĩa vụ pháp lý về bảo tồn với UNESO khi Việt Nam đề nghị và được UNESCO đồng ý ghi Vườn Quốc Gia Phong Nha – Kẻ Bàng vào danh sách Di Sản Thế Giới.  (3) Bên cạnh đó còn có nghĩa vụ pháp lý bảo tồn di sản cho mọi thế hệ con cháu Việt Nam tương lai cho đến nghìn sau.

Các lãnh đạo Quảng Bình, trong 4 năm nay, với cung cách kiên trì thúc đẩy hai dự án xây dựng cơ sở du lịch giải trí đại trà bên trong Vườn Quốc Gia – dự án cáp treo Sơn Đoòng và dự án zipline – có tiềm năng hủy hoại môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái trong vườn, bị pháp luật Việt Nam ngăn cấm triệt để, và phản lại trách nhiệm pháp lý quốc tế, cho thấy các vị không quen thuộc với, hoặc đơn giản là phe lờ, các trách nhiệm pháp lý quốc gia và quốc tế về bảo tồn di sản. Tiếp tục đọc “Trách nhiệm pháp lý Bảo tồn Di Sản Thế Giới Phong Nha – Kẻ Bàng và Sơn Đoòng”