TS – 29/08/2018 08:02 – Jason von Meding
Chúng ta vẫn thường chỉ nhìn các thảm họa như những sự kiện cần phải đối phó mà không còn thấy một trong những nguyên nhân sâu xa, đó là sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế.
Bản Tủ thuộc xã Sơn Lương, huyện Văn Chấn (Yên Bái) gần như bị “xóa sổ” sau cơn lũ vào tháng 7. Nguồn ảnh news.zing.vn
Tính đến nay, trong năm 2018 đã có hơn 75 người bị thiệt mạng hoặc mất tích ở Việt Nam vì nguyên nhân mà người ta vẫn gọi là “thiên tai”. Tổn thất về con người thực sự đau đớn và những cộng đồng bị ảnh hưởng phải đối mặt với khó khăn và bất lợi chồng chất bởi sự tàn phá nhà cửa, ruộng đồng, cơ sở hạ tầng và dịch vụ gây ra.
Trong những tháng còn lại của năm nay, khả năng cao là Việt Nam sẽ còn bị ảnh hưởng bởi nhiều cơn bão khủng khiếp hơn nữa – và điều này đặt ra câu hỏi liệu đây có phải là một dấu hiệu cho một hiện tượng thảm khốc sẽ xảy ra định kì.
Bài báo thứ nhất trong loạt bài này đã đề cập và tìm hiểu vì sao thuật ngữ “thiên tai” không chính xác và dễ gây hiểu nhầm; đồng thời đưa ra lập luận rằng luôn luôn tồn tại trách nhiệm của xã hội và chính trị trong “thiên tai”.
Người dân Việt Nam xứng đáng nhận được một lời giải thích từ các cơ quan chức năng về các quyết định kinh tế, chính trị và môi trường đã gây ảnh hưởng tới họ và đẩy họ vào tình trạng như hiện nay. Tuy nhiên những điều này đến nay hầu như vẫn chưa được công bố rộng rãi. Chúng ta vẫn được ấn định nhìn vào các thảm họa như những sự kiện cần phải đối phó thay vì thấy rằng đó là biểu hiện của sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế.
Tiếp tục đọc “Không chỉ là “đối phó” với thảm họa: Giảm thiểu và ngăn chặn rủi ro hình thành”