Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ

Mai An Nguyễn Anh Tuấn

Dự án sách Thơ Bạn Thơ của hai nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy & Lý Phương Liên đã thực hiện được 6 cuốn (dự tính là 8 cuốn) – cùng những ấn phẩm phụ trợ mà nội dung & hình thức cũng “hoành tráng” không kém, như Văn Bạn Văn, Chém Gió Muôn Màu, Vườn Thơ 5 Nhà – cho đến nay, sau gần 5 năm, đã đi tới chặng cuối. Có thể nói, đây là một công trình lớn mà lịch sử văn học Việt Nam sau này sẽ buộc phải ghi nhận và bàn đến như một “hiện tượng Văn học” đáng kể. Tiếp tục đọc “Về một bộ sưu tập văn học đồ sộ: Thơ Bạn Thơ”

Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi

Nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy đã trân trọng chọn vào phần “Thơ người Thơ đã mất”, sách “Thơ bạn Thơ 2” (Nxb Văn học, 2012) một bài thơ hay, lạ: KHI NÀO THẤY, và thương nhớ Bạn Thơ của anh : “Anh Xuân Hoàng ơi, tôi đã tìm thấy bí quyết vì sao Anh viết được những bài thơ hay và vì sao Anh sống hoàn thành một đời thơ đẹp… Thơ Anh, đời thơ Anh còn cần thêm lời đò đưa gì nữa ?”

Tiếp tục đọc “Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi”

Vài ý nghĩ về Thơ Việt hôm nay và những cách ứng xử với Thơ

Thời gian dài vừa qua, đời sống văn hóa & tinh thần nói chung, đời sống văn chương nói riêng đã diễn ra tình trạng loạn chuẩn tới mức báo động, và nổi lên những hiện tượng kỳ dị- nổi bật nhất là tình trạng “lạm phát thơ” ( như tên một bài viết), mà đỉnh cao (hay thực chất là biến tướng quái đản của nó) là hiện tượng người làm thơ dám tự nhận “mượn bút tiền nhân”…

Là một người yêu thơ, và đang làm một công việc có thể nói là lấy thơ ca làm gốc, tôi xin mạnh dạn góp mấy lời lạm bàn về hiện trạng trên.

Đúng là có sự thật: “Nhan nhản những tập thơ vô thưởng vô phạt xuất hiện trong các giải thưởng, trên quầy sách, trên bàn thờ tổ tiên hay trên những trang mạng cá nhân. Đó là thứ thơ sáo mòn, nhạt thếch và cũ rích, tưởng như vừa khai quật trong bãi thải của quên lãng…Nhưng cũng không ít người say mê với nó và tưởng mình không thua gì Nguyễn Bính, Xuân Hương khi được một số độc giả khen vuốt ve trên mạng ảo…” (“Hiện tượng vè hóa, văn xuôi hóa và cũ hóa Thơ…cần báo động” – Nguyễn Trọng Tạo – trieuxuan.info ). Quả thực có chuyện: “Thơ thập- diện- mai- phục… thơ làm tắc nghẽn mọi ngóc ngách, ngõ hẻm, đường sá, giao lộ tinh thần khiến cho thơ sạch không có lối đi.” ( “Vấn nạn thơ đầy đường”- trannhuong.com). Bản thân tôi cũng đã bày tỏ thái độ trước sự lạm phát thơ này trong vài bộ phim truyện truyền hình phát trên Văn nghệ chủ nhật, như phim “Trời cho- trò chơi”: một ông được đền bù đất đai đã vung tiền cho mình và vợ con làm sang- vợ mở phủ, con gái mua sắm, còn bản thân thì cho in thơ “con cóc” của mình để khoe và để biếu (do một cò mồi kích thích dẫn dắt mà diễn viên Xuân Bắc thủ vai rất đạt)

Tiếp tục đọc “Vài ý nghĩ về Thơ Việt hôm nay và những cách ứng xử với Thơ”

Khi sông Cái mỉm cười

Nguyễn Anh Tuấn
Đọc trường ca “Sông Cái Mỉm Cười” của Nguyễn Nguyên Bảy

Một chiều mưa phùn gió bấc, tôi qua cầu Long Biên, dừng xe ngắm nhìn dòng sông Hồng trơ cạn… Đây là dòng sông đỏ lựng phù sa mà biết bao nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà điện ảnh… đã tìm thấy nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận và mãnh liệt của mình! Và tôi bỗng nghĩ đến cái Dự án “Thành phố Sông Hồng”- một công cuộc chỉnh trang lại đê điều sông Hồng lớn nhất trong lịch sử kể từ khi Hà Nội và châu thổ sông Hồng có đê ngăn lũ; và ít ai biết được rằng: Dự án đó lại xuất phát từ tình yêu sông Hồng và ý tưởng của một hoạ sĩ- hoạ sĩ Vũ Văn Thơ…

Nhưng Dự án này khi triển khai, với nhiều nhà khoa học có lương tâm thì lại nổi cộm khá nhiều vấn đề hệ trọng. Nhà sử học Lê Văn Lan đã lên tiếng cảnh báo: Dự án trên“không hiểu vô tình hay là hữu tình…về mặt lịch sử, văn hoá gắn liền với Thủ đô Hà Nội thì chẳng thấy ai đề cập đến!” Tệ hơn, như GS Lê Văn Lan đã vạch ra: Dự án còn định “cấy” một khu đô thị Hàn Quốc vào, “ như thế khác nào đánh mất mình và Hà Nội sẽ không còn nữa!” Và ông đã đặt câu hỏi hộ nhiều người: “ Hôm nay đây,chúng ta đều biết nước sông Hồng đang dần bị cạn kiệt, thì lịch sử sông Hồng,là cội nguồn của nhiều dòng đời liệu có bị cạn theo?  Trách nhiệm này thế hệ của chúng ta có phải trả lời trước lịch sử hay không? ”(Dòng chảy sông Hồng sẽ về đâu?- VN Trẻ )…Trong những ý nghĩ miên man như thế, tôi đã nhớ đến trường ca “Sông Cái mỉm cười” của nhà thơ Nguyễn Nguyên Bảy – một người Hà Nội đau đáu nhớ thương Hà Nội đang sống xa Hà Nội hàng ngàn cây số…

1. Không phải ngẫu nhiên mà NNB dùng trường ca “Sông Cái Mỉm Cười” để kết cho phần thơ “Kinh thành Cổ tích”*. Và trong thế giới của Kinh thành Cổ tích, Sông Cái đương nhiên cũng phải là con sông Cổ tích!

Tiếp tục đọc “Khi sông Cái mỉm cười”

Bàn thêm về Hoa Nhài sau khi đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy

Là một người thơ yêu thiên nhiên, yêu hoa cỏ đến độ ” Tình có nụ cười bối rối các loài hoa”, NNB – người tự nhận là “một lãng du yêu”, trong khi nói về các loài hoa như trà mi, hoa sữa, hoa quỳnh, cả loại “hoa chân chim” – bước chân của “chim trống lặn lội đi tìm” chim cái, v.v, anh không thể không nói đến Hoa nhài. Phải chăng, “Hoa thơm ai giắt mái đầu/Mây kia bất tử một mầu nhớ thương” mà NNB ngẩn ngơ, trước hết chính là hoa nhài? Ta có thể hình dung, trong một đêm nọ, “Sân trăng tình lại ngồi kề bên nhau/ Mái đầu lại chụm mái đầu “, người thơ đã kể về một loài hoa thực đáng yêu song từng bị chịu đựng nhiều bất công hơn cả – đó là hoa nhài:

HOA NHÀI

Ướp trà em. Cài tóc em. Mà vẫn khinh em. Hoa nở đêm.
Nhưng em vẫn nở đêm. Tắm mình trăng. Tắm mình sương. Cho ngon trà. Cho ngọt tóc. Em vẫn cứ là em. Hoa Nhài.
( Thơ Nguyễn Nguyên Bảy- Nxb văn học, Hà Nội, 2010) Tiếp tục đọc “Bàn thêm về Hoa Nhài sau khi đọc thơ Nguyễn Nguyên Bảy”