Bản đồ thế giới của bá quyền Trung Quốc

  • STEVEN W. MOSHER
  • VHNA – Thứ sáu, 12 Tháng 9 2014 06:06

Lời Người Dịch:

Bài dịch dưới đây là một Chương trong quyển sách nhan đề Bá Chủ: Kế Hoạch Của Trung Quốc Để Thống Trị Á Châu và Thế Giới, xuất bản năm 2000, và được Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Dana Rohrabacher đánh giá là “có giá trị hơn cả các sự thuyết trình của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA)”. Tiếp tục đọc “Bản đồ thế giới của bá quyền Trung Quốc”

VN đã mất Hoàng Sa trong hoàn cảnh nào?

VNY – 26 thg 10, 2016

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, các triều đại phong kiến Việt Nam đã xác lập và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Nhưng từ đầu thế kỷ 20 trò đi, Hoàng Sa liên tục bị các thế lực khác nhòm ngó. Từ 1956, Việt Nam đã bị mất một nửa quần đảo Hoàng Sa vì chưa chú ý đúng mức đến việc đóng giữ và kiểm soát chặt chẽ quần đảo này. Do vậy Trung Quốc mới có cơ hội chiếm Hoàng Sa mà không tốn một viên đạn.

Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương – 3 bài

  • Bài 1: Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương
  • Bài 2: Người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ chống lại Bắc Kinh
  • Bài 3: Người Duy Ngô Nhĩ và Tân Cương: ‘Quân xanh chống quân đỏ’

***

(BĐV) – Xin giới thiệu những nghiên cứu của học giả Nga Aleksei Volynhets trên báo “Russkaia Planheta” tháng 2/2014 về Tân Cương.

Bài viết gồm hai phần, xin lần lượt giới thiệu (người dịch không có ý kiến cá nhân).

Cảnh sát Trung Quốc trước bức tranh về người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh: Andy Wong/AP
Cảnh sát Trung Quốc trước bức tranh về người Duy Ngô Nhĩ. Ảnh: Andy Wong/AP

Tiếp tục đọc “Người Duy Ngô Nhĩ và vấn đề Tân Cương – 3 bài”

Trung Quốc – Ấn Độ: Thách thức Tây Tạng

  • VHNA –  TẠP CHÍ “POLITIQUE INTERNATIONALE”
  • Thứ tư, 20 Tháng 10 2010 10:55
Trong làn sóng liên tục các thông tin được đăng tải trên báo chí quốc tế thời gian qua, có tin: tháng 12/2009, Đan Mạch tuyên bố chính thức “phản đối nền độc lập của Tây Tạng” khiến người ta nhớ lại lời của một chuyên gia về nhân quyền nhấn mạnh rằng lập trường này là trái với Hiến chương của Liên Hợp Quốc (Quyền tự quyết của các dân tộc là một nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Tiếp tục đọc “Trung Quốc – Ấn Độ: Thách thức Tây Tạng”

Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan

  •   HỒ SỸ QUÝ
  • Thứ tư, 23 Tháng 9 2015 17:15

Độc tài, "hóa rồng" và dân chủ ở Đài Loan

VHNA –  Lời BBT: Đài Loan cùng với Hàn Quốc là hai xã hội thành công nhất của thế kỷ XX. Cả hai đất nước những năm 50 (thế kỷ XX) đều ở tình trạng thiếu tài nguyên với hàng triệu người sống ở mức nghèo đói, nhưng sau khoảng 30 năm đã “cất cánh”, hoá rồng và dân chủ hóa. Điều thần kỳ về kinh tế Đài Loan được coi là kém ngoạn mục so với điều thần kỳ về đời sống xã hội. Chính quyền nhận ra giá trị của dân chủ và có ý thức cải biến xã hội. Các lực lượng chính trị cố gắng chuyển đổi xã hội trong khuôn khổ một trật tự ôn hòa, cải cách, chứ không cách mạng. Người dân được làm quen với các giá trị dân chủ và chẳng bao lâu đã làm chủ được giá trị dân chủ. Nền kinh tế – xã hội phát triển năng động, biết phát huy nguồn lực con người đã dẫn đến sự xuất hiện tầng lớp trung lưu quan tâm đến văn hóa, văn minh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Một xã hội tôn trọng học vấn, có nền giáo dục tiên tiến, có trình độ nguồn nhân lực cao và đồng đều, có nền văn hóa kết hợp được truyền thống và hiện đại. Một xã hội có chính thể tiếp thu được áp lực quốc tế, chuyển từ độc đoán, độc tài sang thể chế dân chủ và đã ghi được những tư tưởng này vào Hiến pháp. Một xã hội có tầng lớp lãnh đạo có trách nhiệm, dám quyết định; chính phủ sẵn sàng với mọi trách nhiệm quốc gia và quốc tế. Một xã hội dân sự đủ trưởng thành, gánh được các trách nhiệm dân sự, điều tiết được các hoạt động xã hội theo hướng lành mạnh. Một xã hội có pháp luật nghiêm và tương đối công bằng, không chùn bước trước tham nhũng, không nương nhẹ với chủ nghĩa tư bản thân hữu, kiểm soát được tội phạm và tệ nạn xã hội. Một xã hội mà về đại thể, quần chúng nhân dân trở thành một lực lượng chính trị ôn hòa, đấu tranh bất bạo động cho các mục tiêu tiến bộ v.v.

Bài viết này cố gắng đề cập đến gần hết những điều nói nói trên thông qua phân tích các sự kiện đã diễn ra ở Đài Loan từ những năm 50 đến những năm 90 của thế kỷ XX. Tiếp tục đọc “Độc tài, “hóa rồng” và dân chủ ở Đài Loan”

Trung Quốc và chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

  •   NGUYỄN THỊ MAI HOA
  • Thứ tư, 23 Tháng 7 2014 10:50

VHNA – Là cuộc xung đột cục bộ đầu tiên của thời kỳ chiến tranh Lạnh, dù đã tạm khép lại, song chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) kịp để vô số hệ lụy. Vượt qua giới hạn thông thường của một cuộc đấu tranh thống nhất đất nước bằng con đường vũ trang, chiến tranh Triều Tiên hàm chứa những mâu thuẫn lớn của cuộc đối đầu Đông – Tây. Đằng sau mỗi sự kiện, mỗi diễn biến của cuộc chiến, đều có bàn tay, bóng dáng và những dự liệu, những kế hoạch ngầm định của các cường quốc.

Ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng về đối ngoại lớn hơn so với những người tiền nhiệm

Thứ hai, 19 Tháng 10 2015 10:41 dinh tuan anh

NCBĐTrong thời kỳ các ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào nắm quyền, Trung Quốc đã thiết lập và nuôi dưỡng văn hóa vinh danh quyền lãnh đạo tập thể. Tuy nhiên, Tập Cận Bình là mẫu lãnh đạo khác biệt. Ngay cả người dân Trung Quốc cũng bất ngờ với thực tế này.

Bo chi huy lien hop - TQ.jpg

Hỏi: Có thể định nghĩa ý tưởng của ông Tập Cận Bình về “Giấc mơ Trung Hoa” như thế nào trên khía cạnh đối ngoại?

Trả lời: Chính sách ngoại giao trước đây của Bắc Kinh dựa trên cơ sở Trung Quốc còn là nước đang phát triển. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã thay đổi từ nhận thức với tư cách là một cường quốc và bắt đầu nói với thế giới về “Giấc mơ Trung Hoa”. Nội dung của “Giấc mơ Trung Hoa” là Trung Quốc sẽ tìm cách trở thành một quốc gia đủ tự tin để khẳng định với bất kỳ đối tác nào về những lợi ích cốt lõi, lãnh thổ, chủ quyền và sự phát triển, cũng như về các vấn đề toàn cầu trên cơ sở bình đẳng. Tiếp tục đọc “Ông Tập Cận Bình có ảnh hưởng về đối ngoại lớn hơn so với những người tiền nhiệm”

Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an

Được đăng bởi nguyentrongtao
và VANDANVIET.COM

NTT: Nhà văn Lê Hoài Nguyên tên thật là Thái Kế Toại, nguyên Đại tá công an, công tác tại A25 (chuyên theo dõi văn nghệ sĩ và văn hóa) đã gửi tới NTT.ORG một chuyên luận dài về Nhân Văn Giai Phẩm, và chúng tôi đã đăng làm 5 kỳ từ đầu tháng 8/2010, được nhiều trang mạng đăng lại. Nay tác giả đã chỉnh sửa lại bài viết của mình và nhờ NTT.ORG đăng lại trọn vẹn bài viết này. Các bạn hãy đọc nó như đọc một “góc nhìn” về sự thật.

VỤ NHÂN VĂN – GIAI PHẨM MỘT TRÀO LƯU DÂN CHỦ, MỘT CUỘC CÁCH TÂN VĂN HỌC KHÔNG THÀNH

LÊ HOÀI NGUYÊN


I – Mấy vấn đề có tính phương pháp luận

Hiện nay còn tồn tại nhiều cách đánh giá về vụ Nhân Văn-Giai Phẩm. Có người cực đoan cho rằng cốt lõi đây là vụ án chính trị phản động không dính líu gì đến văn học, mà chỉ có một số anh em văn nghệ sĩ bị lôi kéo vào, Đảng và nhà nước đã không xử án văn nghệ sĩ (1). Người thì cho là một vụ án văn học, thuần túy oan sai về văn học, để đàn áp văn nghệ sĩ, nhà nước đã biến một vụ việc văn học thành một vụ án chính trị. (2).Tât nhiên là để bảo vệ các khuynh hướng, để đánh giá đúng thực chất của Nhân Văn Giai Phẩm không phải dễ dàng, mà phản bác hoàn toàn cũng cần hết sức thận trọng. Tiếp tục đọc “Vụ Nhân Văn Giai Phẩm từ góc nhìn của Đại tá Công an”