Con đường Facebook

Mai Thanh Hải – Nguyễn Độc Lập

13/11/2022 06:34 GMT+7

TN Bản Máy là xã biên giới thuộc H.Hoàng Su Phì, Hà Giang. Đây là xã nằm trong danh sách đặc biệt khó khăn, do ở địa bàn hẻo lánh, đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp.

Xã Bản Máy có 4 thôn bản, trong đó cụm Mã Tẻn là khó khăn nhất. Từ trung tâm xã, chỉ có cách đi xe máy (thời tiết nắng ráo) hoặc đi bộ (trời mưa, mùa đông mây mù), với quãng đường gần 7 km mới tới trung tâm của thôn là điểm trường mầm non Mã Tẻn (thuộc Trường mầm non Bản Máy), nằm cách đường biên khoảng 300 m theo đường chim bay. Từ vị trí này có thể nhìn rõ người, xe bên Trung Quốc.

Mã Tẻn nằm trên vùng núi cao, mây mù bao phủ nhiều tháng trong năm – NGUYỄN ĐỘC LẬP

Tiếp tục đọc “Con đường Facebook”

Những người vá đường xuyên đêm

VNE – Thứ ba, 23/5/2023, 12:07 (GMT+7)

HÀ NỘI – 22h, trên đoạn đường giao với cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, nhóm 7 thanh niên hối hả bê từng bao nhựa đường đổ xuống ổ gà dài gần 3 m.

Sau khi đổ nhựa đường, 5 thành viên của nhóm dùng búa đập nhỏ và dàn đều, hai người khác được phân nhiệm vụ chốt chặn, phân luồng phương tiện bởi càng về khuya, lượng ôtô di chuyển lớn.

Thấy một xe tải đến gần, Phạm Văn Hiếu ra hiệu cho tài xế đánh lái đi qua vị trí vừa đổ nhựa đường. Dường như đã quen với việc này, chiếc xe cán qua rồi cài số lùi để cán thêm lần nữa. “Chắc rồi, cảm ơn anh. Chúng tôi đỡ phải dùng nhiều sức để đầm cho chặt”, bà Chiến (57 tuổi), một thành viên trong nhóm nói.

Sau gần hai tiếng trong đêm 17/5, đoạn sụt lún được san phẳng, các phương tiện di chuyển dễ dàng hơn. Đây là một trong hàng nghìn buổi vá đường nhóm anh Phạm Văn Hiếu (32 tuổi) ở huyện Thường Tín làm hơn mười năm qua.

Một điều phối viên hướng dẫn tài xế xe tải cán qua đoạn vừa rải nhựa đường để ép phẳng, tạo kết cấu bền chắc, tối 17/5. Ảnh: Quỳnh Nguyễn

Tiếp tục đọc “Những người vá đường xuyên đêm”

Cuộc đua Liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Lào, Thái Lan

An Thanh 08:01 11/02/2023

Kinhtedothi Ngày 7/2, đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan sau hành trình dài 55 giờ. Chiều về, đoàn tàu Liên vận quốc tế sẽ chở hoa quả Thái Lan nhập vào Trung Quốc.

Ngày 7/2/2023 đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Bangkok Post.
Ngày 7/2/2023 đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Bangkok Post.

Đã từ lâu vận tải đường sắt luôn được xem là giải pháp quan trọng để giảm giá thành hàng hóa xuất khẩu. Sau 5 năm thi công, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào – Trung quốc, dài 414 km từ thị trấn biên giới Boten giáp Vân Nam tới thủ đô Vientiane đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2021. Mới đây, tuyến đường sắt này đã được nối với đường sắt Thái Lan, tạo nên cuộc đua liên vận quốc tế (LVQT) trong tương lai hứa hẹn quyết liệt.

Tiếp tục đọc “Cuộc đua Liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Lào, Thái Lan”

Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất”

09/03/2023 – 13:53

AGO – Hơn 6 năm qua, Đội vá đường thiện nguyện huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã đóng góp nhiều công sức, tiền của nâng cấp các tuyến đường; vá lại các “ổ gà”, “ổ voi”, giúp người dân đi lại an toàn.

Đằng sau những cung đường phẳng là những tấm lòng thiện nguyện vô tư

Họ là những đảng viên, lão nông đang ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy” vẫn “máu lửa” xông xáo trộn xi măng, khuân vác…, rồi lấp đá, vá lại những đoạn đường hư hỏng, rải nhựa những tuyến đường đất gồ ghề, trơn trợt. Hễ thấy con đường nào loang lổ là đội tự nguyện đến làm, góp sức hoàn thiện hệ thống giao thông thành những cung đường nhựa phẳng phiu…

Tiếp tục đọc “Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất””

An ninh kinh tế trong chiến lược phát triển và điểm yếu của Việt Nam

Trần Quốc Hùng (*) – Thứ Năm, 19/01/2023

Kinh tế Sài Gòn Online Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược và mâu thuẫn địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc, tăng cường an ninh kinh tế đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhiều nước và doanh nghiệp…

Đội thương thuyền của Việt Nam chỉ chiếm thị phần 7%, còn phần lớn phụ thuộc vào các công ty hàng hải nước ngoài. Ảnh: H.P

Tiếp tục đọc “An ninh kinh tế trong chiến lược phát triển và điểm yếu của Việt Nam”

Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ: Những cơ hội bị bỏ lỡ

NHIÊN ANH 07/12/2022 09:58 GMT+7

TTCTSau hơn 40 năm đổi mới và bắt đầu thu hút đầu tư nước ngoài, lĩnh vực sản xuất chế tạo hàng hóa xuất khẩu tập trung ở vùng Đông Nam Bộ, từng là đầu tàu đưa cả nước tiến lên về mặt kinh tế, đang đứng trước nhiều thách thức.

Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ: Những cơ hội bị bỏ lỡ - Ảnh 1.

Một góc Khu công nghiệp Tràng Duệ, huyện An Dương, TP Hải Phòng. Ảnh: TIẾN THẮNG

Lịch sử phát triển các khu công nghiệp ở Đông Nam Bộ sau ngày thống nhất đất nước ghi danh Khu chế xuất Tân Thuận là cái tên đầu tiên vào năm 1991. 

Nhưng cái tên đáng nhớ nhất thời điểm đấy – như sự khai sinh một ngành công nghiệp chế tạo lắp ráp đúng nghĩa, phải là VMEP với thương hiệu xe máy duy nhất lắp ráp hoàn chỉnh ở Việt Nam vào năm 1992: SYM với các dòng xe Angel, Magic và Bonus.

Tiếp tục đọc “Phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ: Những cơ hội bị bỏ lỡ”

Phát triển sân bay không thể tách rời quy hoạch chung hạ tầng quốc gia

PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống:

 NĐT – 09:29 | Thứ sáu, 04/11/2022 0

Người Đô Thị đã trao đổi với PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TP.HCM – về câu chuyện quy hoạch tổng thể phát triển cảng hàng không, đặc biệt là câu hỏi: địa phương nào thật sự có nhu cầu về sân bay?

PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống nói: “Cần phải có bảng tính toán về nhu cầu, tiềm năng hành khách của từng sân bay. Từ kết quả tính toán trị số nhu cầu bằng phương pháp của tôi, tôi thấy cần đưa vào quy hoạch các sân bay theo thứ tự ưu tiên lần lượt là Sơn La, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Phan Thiết, Bình Phước, Lạng Sơn, Yên Bái, Đắk Nông. Song song đó, nên đưa sân bay Quảng Trị ra khỏi quy hoạch”. 

Phương pháp xây dựng quy hoạch thiếu khoa học, xa rời thực tế

Bản quy hoạch đã được điều chỉnh, cập nhật nhiều lần, ông nhận xét thế nào về cơ sở khoa học, điều kiện thực tế từng vùng và địa phương để làm căn cứ xây dựng đề án?

PGS-TS. Nguyễn Thiện Tống.

Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống sân bay toàn quốc của Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) đặt nền tảng trên một phương pháp tiếp cận sai lầm là xem xét từng tỉnh, thành riêng lẻ với giả định mỗi địa phương có một sân bay đáp ứng sản lượng phát sinh của địa phương đó, cộng với sản lượng thu hút từ các địa phương chung quanh. 

Tiếp tục đọc “Phát triển sân bay không thể tách rời quy hoạch chung hạ tầng quốc gia”

Các con đường đến cửa tử của rừng

TS – Võ Kiều Bảo Uyên

Những dự án đường cao tốc mới nổi lên sau đại dịch đang đe dọa sự sống còn các khu rừng của Việt Nam.

Chuyên gia thực vật Võ Quang Trung chỉ tay về dấu tích còn sót lại của cầu Mã Đà được xây trong chiến tranh. Cây cầu nằm giữa địa phận tỉnh Đồng Nai và Bình Phước. Ảnh: Thành Nguyễn.

Võ Quang Trung, 34 tuổi, chuyên gia thực vật của Khu Bảo tồn Văn hóa – Thiên nhiên Đồng Nai, say sưa kể về sự thông minh và tinh nghịch của những chú voi con ở rừng Mã Đà, thuộc khu bảo tồn.

“Ở đây có khoảng 20 con voi hoang dã, là khu vực duy nhất trong cả nước có voi Việt Nam thuần chủng, vì khu rừng không có biên giới với bất kỳ quốc gia nào”, Trung nói.

Vào tháng ba, chính quyền tỉnh Bình Phước, nơi có một phần Mã Đà, đã kiến ​​nghị Thủ tướng Phạm Minh Chính cho phép xây dựng một tuyến đường cao tốc xuyên qua lõi rừng. Nếu dự án được thông qua, đồng nghĩa 44 ha rừng trong khu bảo tồn sẽ bị đốn hạ.

Mã Đà là một phần của khu dự trữ sinh quyển thế giới được UNESCO công nhận. Bởi vậy, việc xây dựng đường cao tốc này được cho là bất hợp pháp. Nhưng vẫn có khả năng dự án này sẽ thành hiện thực, đẩy số phận của quần thể voi quý hiếm cũng như của Mã Đà phải đối mặt với một tương lai chấp chới. “Không có sự can thiệp của UNESCO, Việt Nam vẫn có đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường tự nhiên, nhưng việc thực thi pháp luật thường không hiệu quả lắm”. Nguyễn Hoàng Trí, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về Con người và Sinh quyển của UNESCO cho biết. “Nó [dự án] thậm chí còn không nên có trong suy nghĩ, chứ đừng nói đến việc đưa ra xem xét” ông nói thêm.

Tiếp tục đọc “Các con đường đến cửa tử của rừng”

Cơ sở hạ tầng

open development Vietnam –  8 October 2022

Thành phố Hồ Chí Minh trên đà phát triển, ảnh chụp bởi Tuấn Nguyễn, đăng trên Unsplash

Đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. 53% tổng vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) nhận được trong giai đoạn 2010-2017 được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.1 Việt Nam đã chú trọng đầu tư phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống đường bộ, sân bay và cảng biển. Đầu tư từ khu vực công và tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất ở khu vực  Đông Nam Á và cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc (6,8% GDP). Việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng một mặt đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư; mặt khác, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam cũng là động lực mạnh mẽ để phát triển giao thông và tiện ích. Ước tính với 50% dân số hiện đang sinh sống ở các thành phố lớn, sự gia tăng dân số đã vượt quá khả năng cung ứng của các hệ thống kết nối và tiện ích hiện có.

Tiếp tục đọc “Cơ sở hạ tầng”

Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới

tuoitre.vn

TTO – Sau khi tỉnh Bình Phước có ý kiến làm cầu Mã Đà nối vào tuyến quốc lộ 13C đã quy hoạch, tỉnh Đồng Nai đã họp bàn và yêu cầu có giải pháp để bảo vệ Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai vì đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới - Ảnh 1.

Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai nhìn từ trên cao – Ảnh: NGỌC KHẢI

Thời tôi còn công tác, tỉnh Bình Phước muốn làm cầu Mã Đà qua Đồng Nai. Hai tỉnh họp bàn, lo ngại kết nối tuyến đường với 2 tỉnh sẽ ảnh hưởng đến việc bảo vệ rừng ở khu bảo tồn nên dừng lại không làm. Tỉnh Bình Phước cũng đình chỉ bến đò tự phát ngang sông Mã Đà.
Nay lại có kiến nghị muốn làm cầu Mã Đà để kết nối với tuyến quốc lộ 13C đi xuyên qua khu bảo tồn. Làm đường có nhiều vị trí và phương án khác không đụng đến rừng sao không lựa chọn, lại muốn làm đường xuyên rừng thì liệu có động cơ khác không?
Đồng Nai đã đổ bao mồ hôi, nước mắt để bảo vệ rừng mấy chục năm nay, không thể chỉ vì tuyến đường được rút ngắn hơn mà để rừng tự nhiên biến mất vĩnh viễn.
Dứt khoát không đụng đến rừng và không nên làm đường qua khu bảo tồn. Nếu cho làm tức là chấp nhận phá bỏ khu dự trữ sinh quyển thế giới. Bởi đường đi vào rừng sẽ chia cắt đa dạng sinh học, làm thú nhát, không sinh sản được, mất dần, tuyệt chủng và chúng ta sẽ trả giá rất đắt..
Ông Trần Văn Mùi, nguyên giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên – văn hóa Đồng Nai

Tiếp tục đọc “Đồng Nai không muốn làm tuyến quốc lộ 13 C đi qua khu dự trữ sinh quyển thế giới”

Thái Lan sắp hưởng lợi khủng từ đường sắt Lào-Trung: Việt Nam đành “đứng ngoài cuộc chơi”?

VPDF –  20/01/2022 – 16:09

Thái Lan đã lên kế hoạch để tận dụng tuyến đường sắt Lào – Trung mới được khánh thành.

Thái Lan sắp hưởng lợi khủng từ đường sắt Lào-Trung: Việt Nam đành "đứng  ngoài

Thái Lan hưởng lợi từ đường sắt Lào – Trung

Theo China Daily, các chuyên gia cho biết Thái Lan sẽ thúc đẩy hơn nữa hoạt động thương mại quốc tế và kích thích nền kinh tế trong nước bằng cách tăng tốc kết nối với tuyến đường sắt Trung Quốc-Lào.

Tiếp tục đọc “Thái Lan sắp hưởng lợi khủng từ đường sắt Lào-Trung: Việt Nam đành “đứng ngoài cuộc chơi”?”

Giải pháp giúp nông dân ĐBSCL thoát khỏi ‘vòng kim cô’ cây lúa

Vân Phong – 16/12/2021 19:32

(KTSG Online) – GS Võ Tòng Xuân – Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ – cho rằng việc giao chỉ tiêu GDP từ chính quyền cấp trên xuống cấp dưới với đơn vị là tấn lúa khiến nhiều nông dân ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phải trồng lúa mà không được làm những việc khác, từ đó dần mắc trong “vòng kim cô” mang tên cây lúa.

Quan điểm này được GS Võ Tòng Xuân nêu tại tọa đàm “Đồng bằng sông Cửu Long: Thuận thiên bền vững, vượt đại dịch” sáng 16-12.

Nông dân ĐBSCL đang thu hoạch lúa. Ảnh: Trung Chánh

Tiếp tục đọc “Giải pháp giúp nông dân ĐBSCL thoát khỏi ‘vòng kim cô’ cây lúa”

Mỏ kim loại khủng ở Lào: Việt Nam dừng bước, “của hiếm” đổ hết sang Trung Quốc

vpdf – Ngày đăng: 09/12/2021 – 17:17

Dự kiến hàng triệu tấn kali khai thác ở Lào sẽ được xuất khẩu sang Trung Quốc nhờ tuyến đường sắt cao tốc mới khánh thành.

Mỏ kim loại khủng ở Lào: Việt Nam dừng bước, "của hiếm" đổ hết sang Trung

Tiếp tục đọc “Mỏ kim loại khủng ở Lào: Việt Nam dừng bước, “của hiếm” đổ hết sang Trung Quốc”

Xe đạp công cộng TPHCM chạy thử nghiệm, chính thức lăn bánh từ 10.12

laodong.vn

TPHCM – Hệ thống xe đạp công cộng vừa được vận hành thử nghiệm tại trạm trên vỉa hè đường Lê Lợi (quận 1). Nhiều trạm đậu xe đạp khác đang được gấp rút thi công sơn kẻ ô đỗ, lắp đặt biển báo… để khai trương mô hình này từ ngày 10.12.

Xe đạp công cộng vừa được Tập đoàn Trí Nam (nhà đầu tư) đưa đến trạm trên đường Lê Lợi (quận 1) để vận hành thử nghiệm.
Hàng chục chiếc xe đạp vừa được nhà đầu tư đưa đến trạm trên đường Lê Lợi (quận 1) để vận hành thử nghiệm. Có tổng cộng 43 vị trí đặt xe đạp trên vỉa hè các tuyến đường ở quận 1, gần nhà chờ xe buýt, công viên, điểm du lịch… 
Mỗi trạm diện tích 10-15 m2, cho 10-20 xe đậu theo từng ô, phía trước lắp đặt bảng thông tin hướng dẫn.
Mỗi trạm xe đạp có diện tích 10-15m2, cho 10-20 xe đậu theo từng ô, phía trước lắp đặt bảng thông tin hướng dẫn. Hồi cuối tháng 10, chủ đầu từ đã nhập 500 xe đạp về nước, trong đó 400 xe đưa ra chạy và 100 xe dự phòng. 

Tiếp tục đọc “Xe đạp công cộng TPHCM chạy thử nghiệm, chính thức lăn bánh từ 10.12”