Liên kết tiểu vùng ở đồng bằng sông Cửu Long

08:01 | 16/01/2019 daibieunhandan.vn
Liên kết tiểu vùng chưa có tiền lệ, triển khai sẽ không ít cam go vì trong thể chế hiện nay chỉ có quan hệ dọc Trung ương – từng tỉnh, chưa có cơ chế, chính sách cho liên kết ngang (tiểu vùng) và quan hệ Trung ương – tiểu vùng. Chưa có quy định lại cho chúng ta cơ hội để đề xuất nội dung và cơ chế chính sách.

Vừa qua, được mời tham dự Hội thảo về Tầm nhìn chiến lược để phát triển bền vững Tiểu vùng Duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long (DHPĐ) tại Bến Tre, tôi đã trao đổi với hội thảo một số nội dung. Các vấn đề đề cập không đóng khung trong tiểu vùng này(1). Tiếp tục đọc “Liên kết tiểu vùng ở đồng bằng sông Cửu Long”

TRẢ LẠI CHO SÔNG MEKONG TÍNH QUỐC TẾ VÀ KHÔNG CHIA CẮT CỦA NÓ

 Nguyễn Ngọc Trân1, 2

1. Mekong là một con sông quốc tế và không chia cắt

Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, kết thúc hành trình ở Biển Đông sau khi chảy qua các nước Trung Quốc (TQ), Myanmar, CHDCND Lào, Vương Quốc Thái Lan, Vương quốc Campuchia và Việt Nam.

Chiều dài sông Mekong là 4909 kilomét. Lưu vực rộng 795.000 km2 (thượng lưu vực 185.000 km2 bằng 23,3% tổng lưu vực, hạ lưu vực 610.000 km2) và tổng lưu lượng năm là 475 km3, trên thượng lưu vực là 16%. Các thông tin này được biết khá rộng rãi 3. Tiếp tục đọc “TRẢ LẠI CHO SÔNG MEKONG TÍNH QUỐC TẾ VÀ KHÔNG CHIA CẮT CỦA NÓ”

Chỉ đúng nguyên nhân ĐBSCL sạt lở và các khuyến nghị

BĐV – Bài viết của GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân – Nguyên Chủ nhiệm Chương trình cấp Nhà nước Điều tra cơ bản tổng hợp ĐBSCL về tình hình sạt lở ở khu vực này.

Tình hình sạt lở bờ sông, bờ biển ở ĐBSCL ngày càng nhiều và nghiêm trọng.

Các nguyên nhân cơ bản thường được nói đến thời gian gần đây là do thiếu hụt trầm tích bị các đập thủy điện trên dòng chính sông Lancang – Mekong giữ lại, và do lạm khai thác cát sông.

Hiểu sâu để có giải pháp tốt. Nhằm mục đích này, xin đóng góp một số ý kiến vào nhận thức khách quan vấn đề sạt lở và từ đó một số việc cần làm theo thiện ý của tác giả.

Tiếp tục đọc “Chỉ đúng nguyên nhân ĐBSCL sạt lở và các khuyến nghị”