Biển Đông-Cuộc chiến quyền lực ở châu Á – Chương 5: Dầu khí ở Biển Đông

SP – [Trích] Bill Hayton- BIỂN ĐÔNG – Cuộc chiến quyền lực ở châu Á

Chương 5

Được miếng và tay không
Dầu khí ở Biển Đông

Something and Nothing
Oil and Gas in the South China Sea

Tháng 8 năm 1990, Đông Nam Á đã trở nên rất phấn khởi về việc ‘Trung Quốc trở lại’. Đã một năm kể từ khi vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn và nhiều nhân vật có ảnh hưởng nghĩ rằng đã tới lúc quay trở lại với công việc [bang giao]. Phô trương ầm ĩ, Thủ tướng Lí Bằng, một trong những người đằng sau vụ thảm sát, đã bắt tay vào một chuyến thăm khu vực 9 ngày. Tiếp tục đọc “Biển Đông-Cuộc chiến quyền lực ở châu Á – Chương 5: Dầu khí ở Biển Đông”

Giàn khoan tự nâng, từ ‘đầu tiên’ đến ‘lớn nhất’ tại Việt Nam

Vnexpress Sau khi chế tạo thành công giàn khoan tự nâng đầu tiên tại Việt Nam với tên gọi Tam Đảo 3, nhóm kỹ sư đã tiếp bước với giàn khoan lớn nhất Tam Đảo 5, trong đó Tam Đảo 3 được đề nghị xét tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.

Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ đợt 5 đã chọn và đề nghị tặng giải thưởng cho 16 công trình/cụm công trình. Trong đó, có cụm công trình “Nghiên cứu thiết kế chi tiết và ứng dụng công nghệ để chế tạo, lắp ráp và hạ thủy giàn khoan tự nâng ở độ sâu 90 mét nước phù hợp với điều kiện Việt Nam” của kỹ sư Phan Tử Giang (Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần chế tạo giàn khoan dầu khí-PV Shipyard) và 16 đồng tác giả.

Thực hiện từ tháng 8/2009 đến 6/2012 với trị giá 180 triệu USD, công trình được đánh giá là có độ khó và phức tạp cao, quy mô lớn, một số công nghệ chỉ vài công ty trên thế giới sở hữu và lần đầu tiên được thực hiện ở Việt Nam. Sản phẩm đã đưa vào khai thác thăm dò và vận hành ổn định thời gian vừa qua.

Khi kỹ sư Phan Tử Giang cùng đồng nghiệp bắt tay vào việc thiết kế giàn khoan tự nâng 90 mét nước, nhiều người không tin họ có thể làm được. Tuy nhiên, với tính cách thích đối đầu với thử thách, kỹ sư Giang vẫn kiên định động viên các thành viên khác tiếp tục công việc.

“Các kế hoạch được chuẩn bị kỹ, đúng hướng và trình độ kỹ sư đồng bộ có trình độ, tôi tin nhóm nghiên cứu sẽ thành công”, ông Giang nói và cho biết tuổi trung bình của đội thiết kế lúc đó là 28.

gian-khoan-tu-nang-tu-dau-tien-den-lon-nhat-tai-viet-nam

Giàn khoan Tam Đảo 3. Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.

Tiếp tục đọc “Giàn khoan tự nâng, từ ‘đầu tiên’ đến ‘lớn nhất’ tại Việt Nam”

Giàn khoan Trung Quốc cắm trong khu vực chồng lấn

10:14 AM – 28/03/2016 TN

Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Một giàn khoan dầu khí của Trung Quốc – Ảnh: Reuters

Cục Hải sự Trung Quốc vừa ra thông báo cho biết giàn khoan Hải Dương-943 của nước này sẽ hoạt động tại giếng LD 11-1-1, ở vị trí có tọa độ 17°47’28,8’’ vĩ bắc/108°46’00’’ kinh đông, từ 25.3 – 31.7.

Cách TP.Tam Á ở đảo Hải Nam 50 hải lý về phía tây nam, vị trí này nằm trong khu vực chồng lấn chưa được phân định giữa VN và Trung Quốc ở ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Thông báo trên website của MSA yêu cầu tàu bè giữ khoảng cách an toàn 1 hải lý khi qua lại xung quanh vị trí nói trên. Tiếp tục đọc “Giàn khoan Trung Quốc cắm trong khu vực chồng lấn”

Tàu Trung Quốc tăng đột biến quanh bãi ngầm Ba Kè

12:40 PM – 02/02/2016 TNO

Gần Tết Bính Thân 2016, nhiều tàu Trung Quốc neo đậu tại khu vực thềm lục địa phía Nam nước ta, đặc biệt là khu vực bãi ngầm Ba Kè (Bà Rịa – Vũng Tàu), khiến lực lượng của ta phải xua đuổi nhiều lần…

Neo đậu lâu ngày

Những ngày cuối tháng 1.2016, chúng tôi có mặt tại nhà giàn DK1/21, đứng chân ở phía nam bãi Ba Kè, thuộc khu vực thềm lục địa phía Nam Tổ quốc, nằm dưới sự quản lý hành chính của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Tàu Trung Quốc tăng đột biến quanh bãi ngầm Ba Kè - ảnh 12 tàu cá Trung Quốc neo sát ngay ở khu vực nhà giàn DK1/21 – Ảnh: Mai Thanh Hải

Tiếp tục đọc “Tàu Trung Quốc tăng đột biến quanh bãi ngầm Ba Kè”