Kiến nghị Quốc hội chưa thông qua luật về Hội

PPWG – 19/10/2016

Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung
Ủng hộ đồng bào lũ lụt miền Trung

Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân (PPWG) đề nghị Quốc hội CHƯA THÔNG QUA  Luật về Hội trong kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV để tiếp tục nghiên cứu và sửa đổi vì Dự thảo hiện tại (ngày 10 tháng 10 năm 2016) vẫn có những nội dung vi phạm quyền tự do hiệp hội của công dân được bảo vệ tại Điều 25 của Hiến pháp 2013, đi ngược lại xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, và có nguy cơ gây ra bất ổn xã hội vì những hoạt động hiệp hội bình thường của người dân có thể bị ngăn cấm. Tiếp tục đọc “Kiến nghị Quốc hội chưa thông qua luật về Hội”

Đời sống hiệp hội từ góc nhìn của người dân

NĐT – 30/10/2016 – 00:34 AM

Việc ban hành Luật về Hội như những kiến nghị ở trên sẽ tạo ra một động lực mới cho người dân thuộc mọi tầng lớp tham gia vào giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa và chính trị ở Việt Nam…
“Cơm Có Thịt” do nhà báo Trần Đăng Tuấn khởi xướng từ năm 2012, là một chương trình từ thiện có sức lan tỏa, mỗi năm quyên góp được hàng chục tỉ đồng chăm lo cho đời sống trẻ nghèo vùng cao. Trong ảnh nhà báo Trần Đăng Tuấn trong một lần đi thực tế ở miền núi phía Bắc. Ảnh T.Đ.T

Tiếp tục đọc “Đời sống hiệp hội từ góc nhìn của người dân”

Luật Về hội: Quá khó, lại xin lùi

KỲ HỌP THỨ 2, QUỐC HỘI KHÓA 14

VNE – 18:37 – Thứ Ba, 25/10/2016NGUYỄN LÊ

Trong lịch sử lập pháp Việt Nam, đây là đạo luật nâng lên đặt xuống nhiều nhất, theo đại biểu Dương Trung Quốc…
Luật Về hội: Quá khó, lại xin lùi
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân xin tiếp thu để hoàn chỉnh và trình kỳ họp sau.

Một ngày thảo luận, cuối chiều 25/10, sau khi nghe 49 ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân xin tiếp thu để hoàn chỉnh dự thảo Luật Về hội, và sẽ trình kỳ họp sau. Tiếp tục đọc “Luật Về hội: Quá khó, lại xin lùi”

Bài toán giải quyết đình công trong doanh nghiệp

6:47 – 12/10/2016

BP 9 tháng năm 2016, Bình Phước xảy ra 8 vụ ngừng việc, đình công với khoảng 7.000 công nhân tham gia. Nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động chưa tuân thủ nghiêm các quy định của Luật Lao động, mức thưởng, làm thêm giờ, chậm trả lương, nợ tiền bảo hiểm xã hội, chất lượng bữa ăn chưa đảm bảo… Việc liên tiếp xảy ra đình công trong các doanh nghiệp (DN) thời gian qua, kể cả DN có tổ chức công đoàn cho thấy khâu đối thoại, giải quyết phản ánh, khiếu nại từ phía người lao động của một số DN còn hạn chế.

Đối thoại giúp doanh nghiệp hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người lao động (ảnh chụp tại Công ty TNHH Sang Hun)Đối thoại giúp doanh nghiệp hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người lao động (ảnh chụp tại Công ty TNHH Sang Hun) Tiếp tục đọc “Bài toán giải quyết đình công trong doanh nghiệp”

Luật để người dân làm việc tử tế

LUẬT VỀ HỘI:
  • NGUYỄN ĐIỆP HOA
  • 03.10.2016, 09:14
TTCT – Đầu tháng 9, dự thảo sửa đổi Luật về hội đã được công bố trong sự chờ đợi của rất nhiều tổ chức xã hội và cá nhân. Phiên thảo luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra tuần trước về dự thảo luật này cũng nhìn nhận “không nên trì hoãn việc trình ra Quốc hội luật này”. Dẫu đã có một số điểm thay đổi tích cực, song vẫn còn nhiều băn khoăn và kỳ vọng nhiều hơn ở chất lượng của dự thảo.
Luật để người dân làm việc tử tế

Tiếp tục đọc “Luật để người dân làm việc tử tế”

Việt Nam có thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp FDI đầu tiên tại Hải Phòng

Đây là ví dụ quan trọng về quan hệ lao động thực chất tại Việt Nam sau nhiều thập kỷ quan hệ lao động chỉ hạn chế ở phạm vi các quy định của Nhà nước và công đoàn chỉ là tổ chức chính trị xã hội chăm lo cho những lợi ích không phải là lợi ích cốt lõi nhất của người lao động.

ILO –  Ngày 23 tháng 6 năm 2016

 

HẢI PHÒNG – Ngày 19/6, một thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp mang tính lịch sử đươc ký kết giữa Công đoàn Khu Kinh tế Hải Phòng và 5 doanh nghiệp sản xuất của Hàn Quốc tại Khu công nghiệp Tràng Duệ. Tiếp tục đọc “Việt Nam có thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp FDI đầu tiên tại Hải Phòng”

Đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam

[Infographic] Sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
infor 0

TT – Việt Nam là quốc gia thành viên của Công ước Liên Hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC) từ năm 2009. Điều 13 của UNCAC quy định chi tiết, cụ thể về sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, nhấn mạnh trách nhiệm của chính phủ các quốc gia thành viêntrong việc thúc đẩy và đảm bảo sự tham gia của các tổ chức và cá nhân ngoài khu vực Nhà nước. Tiếp tục đọc “Đảm bảo sự tham gia của xã hội trong phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam”

Công đoàn trước cơn thủy triều TPP: phải “biết bơi” trở lại

Đăng Bởi – 06:57 09-12-2015

cong doan, kinh te thi truong, hoi nhap quoc te, TPP, WTO
Các doanh nghiệp có thể lập tổ chức công đoàn riêng theo quy định trong TPP

MTG – Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là quy định của TPP về công đoàn, buộc công đoàn quay trở lại tồn tại trong môi trường cũ. Làm sao khôi phục “khả năng bơi” cho công đoàn? Khảo cứu quá trình tiến hóa của công đoàn tại Việt Nam sẽ góp phần trả lời tại sao công đoàn hiện tại không biết bơi.

Bất luận mang tên gọi gì, để được coi là một tổ chức công đoàn nó phải có hai đặc điểm (a) tự nguyện, tự quản, sống bằng hội phí tự nguyện của hội viên; (b) chức năng chính là liên kết, lãnh đạo người lao động đấu tranh, đàm phán tập thể với giới chủ để bảo vệ lợi ích của hội viên. Nửa đầu thế kỷ XX, công hội đỏ, hội tương tế… của công nhân Việt Nam đã ra đời như vậy. Nhưng khi môi trường thay đổi, những đặc điểm chính của công đoàn đã thoái hóa và thay đổi về chất để thích ứng với môi trường mới, giống như loài cá di cư lên cạn lâu ngày thì không còn biết bơi, mà lại biết leo cây…

Nhưng môi trường lại thay đổi lần nữa, kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, đặc biệt là quy định của TPP về công đoàn, buộc công đoàn quay trở lại tồn tại trong môi trường cũ. Làm sao khôi phục “khả năng bơi” cho công đoàn? Khảo cứu quá trình tiến hóa của công đoàn tại Việt Nam sẽ góp phần trả lời tại sao công đoàn hiện tại không biết bơi. Tiếp tục đọc “Công đoàn trước cơn thủy triều TPP: phải “biết bơi” trở lại”

Độc quyền hội – người tiêu dùng lãnh đủ

Võ Trí Hảo (*) Chủ Nhật,  4/10/2015, 07:12 (GMT+7)

Giá nhiên liệu giảm mạnh trong thời gian dài nhưng giá cước taxi đã không giảm tương ứng. Ảnh: MINH KHUÊ

(TBKTSG) – Giá taxi, vận tải tưởng chừng được định đoạt theo cơ chế thị trường; nhưng sự thực nó đang được điều tiết bởi cơ chế độc quyền rất tinh vi: độc quyền hội.

Cửa hàng bán gạo mậu dịch từng được kỳ vọng sẽ phân phối gạo đầy đủ, nhanh chóng, tiện lợi tới người dân vì nó có khả năng loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết của cơ chế thị trường, tránh được thói đầu cơ của con buôn. Nhưng sự thực, độc quyền luôn gắn liền với tha hóa; ngoại trừ cán bộ thương nghiệp, gạo mậu dịch phân phối độc quyền được dân gian gắn liền với từ “hẩm, mốc”, cùng với những thành ngữ về xếp hàng. May mắn thay là cửa hàng gạo mậu dịch đã đi vào dĩ vãng. Tuy nhiên, độc quyền gắn liền với lợi ích nhóm không dễ dàng chịu ra đi hoàn toàn, mà đôi lúc nó tàng hình rất khéo trong những thể chế nửa thị trường. Tiếp tục đọc “Độc quyền hội – người tiêu dùng lãnh đủ”

‘Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết’

Cập nhật : 02:00 | 10/09/2015

VNNĐến thời điểm này chúng ta đã hiểu rõ hơn quyền tự do cá nhân, quyền mưu cầu hạnh phúc, và quyền sống của một con người. Và chúng ta tin là chúng ta đã hiểu hội nhập, và chúng ta chấp nhận cuộc chơi ấy.

LTS: Nhân Diễn đàn Kinh tế Mùa Thu tổ chức ngày 27-8 tại Thanh Hóa bàn về chủ đề hội nhập và phát triển bền vững, nhà báo Tư Giang trao đổi với Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên về những vấn đề lao động khi tham gia các FTA.

Chúng ta, Tư Giang, Kinh tế Mùa Thu, hiệp định, công đoàn, người lao động, Việt Nam
Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên

Không còn cửa nào phát triển, nếu…

Việt Nam đã và sẽ ký 15-16 hiệp định thương mại tự do (FTA), trở thành quốc gia “nhất thế giới” trong việc tham gia các thỏa thuận thương mại. Vì sao chúng ta lại tham gia quá nhiều các FTA thế, trong khi phần lớn các nước khác đâu dám làm vậy? Tiếp tục đọc “‘Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn, mở cửa hay là chết’”

Việt Nam coi trọng thúc đẩy việc làm

01/08/2015 22:26

NLD – Kết thúc nhiệm kỳ 3 năm, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) Việt Nam, đánh giá nếu không có sự lãnh đạo quyết liệt từ Chính phủ, Việt Nam đã không thể đạt được những tiến bộ trong công cuộc cải tổ thị trường lao động

Phóng viên: Thưa ông, đâu là những thành tựu quan trọng của Việt Nam trong lĩnh vực lao động việc làm giai đoạn từ năm 2012 đến nay?

Việt Nam coi trọng thúc đẩy việc làm

Ông Gyorgy Sziraczki: Ba năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điển hình là khung pháp lý được cải thiện, giúp Việt Nam trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường và trong giai đoạn khởi đầu của một quốc gia thu nhập trung bình. Những văn bản pháp luật quan trọng như Bộ Luật Lao động 2012, Luật Việc làm, Luật BHXH (sửa đổi), Luật Giáo dục nghề nghiệp và gần đây nhất là Luật An toàn Vệ sinh lao động… đã được Quốc hội thông qua. Tiếp tục đọc “Việt Nam coi trọng thúc đẩy việc làm”

Công đoàn là của ai?

Tư Giang – Thứ Sáu,  24/7/2015, 08:48 (GMT+7)

Trên thế giới, một tổ chức công đoàn hoạt động độc lập để tập trung chủ yếu vào vai trò đại diện cho lợi ích của người lao động luôn được đề cao. Trong ảnh: Công nhân tại một khu công nghiệp ở Bình Dương giời tan ca. Ảnh: TUỆ DOANH

(TBKTSG) – Số lượng các cuộc đình công tăng mạnh vào những năm 2000, đạt con số trên 900 cuộc vào năm 2011, theo Ngân hàng Thế giới. Đây là một biểu hiện của những điểm yếu trong hệ thống quan hệ lao động tại Việt Nam.

Ông Thang Văn Phúc vẫn còn nhớ như in một trải nghiệm khi đi thăm Ý lúc còn làm Thứ trưởng Bộ Nội vụ. Lần đó, ông và phái đoàn Việt Nam đến làm việc với một quan chức cao cấp trong Chính phủ Ý. Tiếp tục đọc “Công đoàn là của ai?”