Đầu tiên, họ giết một cây…

MAI VINH 29/11/2020 18:00 GMT+7

TTCTDùng muối mỏ, dầu hỏa, thuốc diệt cỏ, bao nilông, đốt lửa… là vài cách phổ biến nhất trong 1.001 cách “giết” một cái cây đang được nhiều website hướng dẫn công khai trên mạng. Tỉ mỉ đến cả quy trình giết cây, từ cây non tới cổ thụ, sao cho kín đáo và hiệu quả nhất, lại khó bị phát hiện. Ở Lâm Đồng, hàng ngàn cây thông đã bị giết theo cách ấy. Thoạt tiên là vài cây thông lẻ nhưng sau 10 năm, hơn 90 ngàn hecta rừng đã biến mất.

Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) bị phá, thông nằm la liệt (Ảnh: Mai Vinh)

Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tiến hành kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và công bố kết quả vào các năm 2016, 2018. 

Tiếp tục đọc “Đầu tiên, họ giết một cây…”

Human disruption to Earth’s freshwater cycle has exceeded the safe limit 

theconversation.com

Green water – the rainwater available to plants in the soil – is indispensable for life on and below the land. But in a new study, we found that widespread pressure on this resource has crossed a critical limit.

The planetary boundaries framework – a concept that scientists first discussed in 2009 – identified nine processes that have remained remarkably steady in the Earth system over the last 11,700 years. These include a relatively stable global climate and an intact biosphere that have allowed civilisations based on agriculture to thrive. Researchers proposed that each of these processes has a boundary that, once crossed, puts the Earth system, or substantial components of it, at risk of upset.

Tiếp tục đọc “Human disruption to Earth’s freshwater cycle has exceeded the safe limit “

Băm đất nông nghiệp làm điện mặt trời

Tính đến ngày 1.1.2021 cả nước đã có 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà. Ảnh: TL.Biến tướng trong đầu tư điện mặt trời kết hợp sản xuất nông nghiệp.

NCDT – Kim Thuỳ Thứ Sáu | 26/02/2021 14:00

Trong 3 tháng cuối năm 2020, khu vực Tây Nguyên đặc biệt là các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông, Bình Phước xuất hiện nhiều nhóm nhà đầu tư thuê đất của dân để làm dự án điện mặt trời áp mái và hứa hẹn người dân chỉ cần ký giấy tờ do bên họ chuẩn bị sẵn thì sẽ nhận được tiền thuê đất hằng tháng khoảng 30 triệu đồng/ha.

Nhóm đầu tư này mua gom đất nông nghiệp của các hộ dân, rồi làm thủ tục xin đấu nối với Điện lực Đắk Lắk (PC Đắk Lắk). Điều kiện để được đấu nối là phải có dự án nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt), tận dụng tầng mái công trình lắp pin năng lượng. Theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), các công trình điện mặt trời trên 1 MWp (điện đấu lưới) phải được Bộ Công Thương phê duyệt. Vì vậy, nhóm nhà đầu tư này thành lập thêm nhiều công ty con, chia nhỏ dự án (dưới 1 MWp) nhằm lách luật. Tiếp tục đọc “Băm đất nông nghiệp làm điện mặt trời”

Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài

Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.
Cỏ tốt ngập đầu người ở một thửa ruộng hoang tại Thái Bình. Ảnh: Dương Đình Tường.

***

Hai sắc thái của ruộng hoang: [Bài I] Anh hùng phủ lấm bụi mờ

Như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh ra khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai để có được những đại điền chủ kiểu mới… Tiếp tục đọc “Hai sắc thái của ruộng hoang – 7 bài”

Vũ Kim Hạnh – Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…

mekong-cuulong.blogspot.com
FB Vũ Kim Hạnh 28-3-2020

Cảnh thu mua lúa trên kênh Xà No, Hậu Giang ngày 24/3 nay không còn nữa. Ảnh: internet

10g sáng hôm nay, bài báo của vnexpress.net vừa được post lên. Thực tế (thấy trước) này không hề do tôi “tưởng tượng”. Sau stt tôi vừa viết sáng nay, tôi nhận hàng loạt inbox. “Chị đói thì ăn tiền hay ăn gạo?”, “Đừng xúi dại, dich bệnh thế, chị bỏ tiền vào nồi nấu à?”, “Chị chưa biết nạn đói 1945 nên cứ chém gió thế”. “Mạnh vì gạo, bao vì tiền chị biết không, kho phải đầy gạo, mới yên tâm”. Tôi thấy cãi cũng vô ích. Chỉ mong họ hiểu một thực tế đau lòng đang diễn ra ở miền Tây. Khổ cho nông dân rồi, thấy không, phản ứng rất nhanh của thị trường, bây giờ, ai chịu khổ cho nông dân đây? Vừa ăn cơm xong, tôi xin tóm lược nhanh bài báo. Tiếp tục đọc “Vũ Kim Hạnh – Chưa “Mất an ninh”, miền Tây đã ùn ứ lúa gạo, nông dân khổ…”

Đê bao khép kín làm nông dân thèm… lũ

An Giang

Năm 1995, đê bao chống lũ được hình thành đầu tiên ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Từ đó, các địa phương khác như Đồng Tháp, Hậu Giang, Cần Thơ cũng đua nhau làm đê bao. Từ vài ngàn hécta đê bao chống lũ của Chợ Mới đến nay đê bao đã khép kín ở ĐBSCL và đã vọt lên khoảng 300.000 ha. Cũng từ đây, chuyện đê bao khép kín bộc lộ nhiều vấn đề bất cập…

  • Khi nông dân nhớ… lũ?
Nông dân vùng đê bao  không vui vì năng suất lúa giảm.

Tiếp tục đọc “Đê bao khép kín làm nông dân thèm… lũ”

Bài toán nào cho cà phê già cỗi ở Tây Nguyên?

LHCPThay đổi cà phê già cỗi là một vấn đề nan giải, đặt ra cho 3 nhà: nhà nông, nhà khoa học, nhà quản lý một bài toán khó.
Kết quả hình ảnh cho cà phê già cỗi ở Tây Nguyên

Tây Nguyên hiện có hơn 450 nghìn ha cà phê, chiếm trên 90% diện tích cà phê cả nước. Tuy nhiên, cả trăm ngàn héc ta cà phê ở Tây Nguyên đã trở nên già cỗi, làm sụt giảm cả sản lượng và chất lượng chung của cà phê toàn vùng.

Chính vì vậy, việc trồng lại hoặc phục hồi diện tích cà phê già cỗi ở Tây Nguyên đang được đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, đây lại không phải là vấn đề đơn giản bởi thời gian tái canh rất dài, chi phí cải tạo đất cao, rủi ro bệnh hại lớn là những lực cản cần phải khắc phục. Tiếp tục đọc “Bài toán nào cho cà phê già cỗi ở Tây Nguyên?”

Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai

TS04/04/2016 11:14 Nguyễn Ngọc Trân

Hiện nay và trong thời gian tới, ĐBSCL phải đương đầu với ít nhất hai thách thức toàn cầu, một thách thức khu vực và một thách thức từ chính sự khai thác đồng bằng. Toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, nước biển dâng, và toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập quốc tế. Các thách thức đó không tác động riêng lẻ mà cùng nhau và liên hoàn tác động, nhân lên hậu quả của các tác hại là thách thức tổng hợp đối với sự phát triển bền vững của đồng bằng.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nằm ở ngoài cùng của châu thổ sông Mekong giáp với biển, được hình thành từ khoảng 6000 năm nay, từ trầm tích mà sông Mekong tải ra biển cộng với quá trình biển lùi. Nước và trầm tích là hai yếu tố thuộc về bản chất của đồng bằng.
Tiếp tục đọc “Đồng bằng Sông Cửu Long: Những thách thức hiện nay và ngày mai”

First global atlas of the bacteria living in your dirt (soil)

sciencedaily

Researchers have compiled a ‘most wanted’ list of around 500 key bacterial species that are both common and abundant worldwide

Date: January 18, 2018
Source: University of Colorado at Boulder
Summary:
What lives in your dirt? Researchers are one step closer to finding out after compiling the first global atlas of soil bacterial communities and identifying a group of around 500 key species that are both common and abundant worldwide.
FULL STORY

Soil bacteria account for a large percentage of the planet’s living biomass and facilitate key soil processes such as carbon cycling and nutrient availability.
Credit: © Bits and Splits / Fotolia

Tiếp tục đọc “First global atlas of the bacteria living in your dirt (soil)”

Earthworm numbers dwindle, threatening soil health

DW_Earthworms help recuperate soil and enrich it with much needed minerals. But environmentalists are concerned as earthworms have come under threat from intensive use of manure and acidic soil.

Khai hoang vùng đất phèn, nhận được đắng cay và nước mắt

NN – 09/11/2017, 14:30 (GMT+7) Năm 2012, Vườn quốc gia Tràm Chim (huyện Tam Nông, Đồng Tháp) được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Để có thành quả này, mấy mươi năm trước, hàng trăm con người đã không quản nắng mưa, ngày đêm lội sình lầy trồng rừng.

16-39-26_nh_1
VQG Tràm Chim nhìn từ tỉnh lộ 843

Để rồi hôm nay, thành quả họ nhận được là cái kết quá “đắng”, khiến không ít gia đình ly tán, tha phương, thậm chí có những người dính vòng lao lý.

Từ nhiều năm nay, gần 100 hộ dân ở ấp K12, xã Phú Hiệp, huyện Tam Nông vẫn kêu cứu trong vô vọng về việc công sức bao năm của họ được trả bằng cái giá quá rẻ mạt. Trong ánh mắt, trong lời nói của những người nông dân lam lũ ấy, niềm tin đã tắt. Tiếp tục đọc “Khai hoang vùng đất phèn, nhận được đắng cay và nước mắt”

Khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung

SGGP Thứ Hai, 24/7/2017 08:07

Trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, việc tăng cường sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) không những góp phần bảo vệ tài nguyên đất, mà còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí CO2.

Hạn chế sử dụng gạch đất sét nung truyền thống trong xây dựng nhằm giảm thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Ảnh: Phương Hà

Hạn chế sử dụng gạch đất sét nung truyền thống trong xây dựng nhằm giảm thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường. Ảnh: Phương Hà

Mặc dù vậy, từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 567/2010 phê duyệt Chương trình phát triển VLXD đến năm 2020 (gọi tắt Chương trình 567) về định hướng sản xuất và sử dụng VLXDKN thay thế gạch đất sét nung, nhưng đến nay việc thực hiện chương trình này vẫn còn rất nhiều mặt hạn chế. Tiếp tục đọc “Khuyến khích phát triển vật liệu xây không nung”

Phát triển bền vững ở Tây Nguyên

– Tính nghiêm trọng của các vấn đề Tây Nguyên. Làm gì để giải quyết?

Nguyên Ngọc

I – Một số nét tổng quan

A – Khái niệm Tây Nguyên :

Theo địa lý hành chính hiện nay, Tây Nguyên gồm có năm tỉnh, kể từ bắc vào nam : Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông, Lâm Đồng.

Tiếp tục đọc “Phát triển bền vững ở Tây Nguyên”

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai – 2 kỳ

  • Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ II)
  • Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ I)

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ I)

19/10/2010 13:58Tia Sáng

Trong suốt thời gian qua, bất chấp mọi cố gắng của các nhà làm luật, các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vẫn chưa được giải quyết. Vấn đề sở hữu vốn thuộc một trong những phạm trù “cổ điển” của khoa học pháp lý và phạm trù “sơ đẳng” của một hệ thống pháp luật. Do đó, hầu như không có khó khăn gì để minh định nó. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng theo chúng tôi, phần quan trọng nằm ở các “rào cản” mà các nhà làm luật chưa thể vượt qua cả về tâm lý chính trị và nhận thức chính trị.

Ở khía cạnh pháp lý, “sở hữu” luôn luôn là vấn đề nền tảng của cả pháp luật kinh tế lẫn pháp luật dân sự. Hơn một nửa thế kỷ qua, việc xây dựng pháp luật ở nước ta đều đã xoay quanh khái niệm này, và trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản và nổi bật. Đó là thông qua các Hiến pháp từ 1946, 1959, 1980 và 1992 và các đạo luật đơn lẻ khác, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 1995 như một đỉnh cao, sau đó sửa đổi năm 2005,  Nhà nước ta đã khẳng định và sáng tạo ra các chế định liên quan đến chế độ và hình thức sở hữu, địa vị pháp lý của chủ sở hữu, các chế định kề cận v.v..

Tuy nhiên, có một thực tế là cho tới hiện nay, vẫn tồn tại hai cách tiếp cận với vấn đề sở hữu  khác nhau, thậm chí chồng chéo và lẫn lộn. Đó là tiếp cận chính trị và tiếp cận pháp lý.

Nhấn mạnh cách “tiếp cận chính trị”, chúng ta luôn luôn tìm cách phân định và phân biệt giữa chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa (với nền tảng là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) và chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa (mà nòng cốt là sở hữu tư nhân).  Trong khi đó, cách tiếp cận pháp lý đòi hỏi phải xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của các chủ sở hữu và các đối tượng liên quan trong các giao dịch liên quan đến sở hữu theo  “hình thức sở hữu”, vốn đa dạng, phong phú và đậm màu sắc thực tiễn hơn “chế độ sở hữu”.

Cụ thể, Hiến pháp 1992 quy định ba chế độ sở hữu là sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng. Đồng thời, Hiến pháp cũng xác định các đối tượng quan trọng thuộc sở hữu toàn dân, trong đó bao gồm đất đai và “phần vốn và tài sản Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp …”. Đến năm 2003, trong hai đạo luật quan trọng được Quốc hội thông qua là Luật Đất đai và Luật Doanh nghiệp nhà nước lại có hai quy định khác nhau liên quan đến hai đối tượng thuộc sở hữu toàn dân. Trong khi Luật Đất đai vẫn khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân còn Nhà nước là “đại diện chủ sở hữu toàn dân”, thì Luật Doanh nghiệp nhà nước lại định nghĩa rằng “Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ…”.

Trong suốt thời gian qua mặc dù mọi cố gắng của các nhà làm luật, các vấn đề cơ bản liên quan đến sở hữu toàn dân và sở hữu nhà nước vẫn chưa được giải quyết. Tại sao vậy? Và vấn đề nằm ở đâu?

Có thể khẳng định rằng lý do không tại năng lực chuyên môn của các nhà làm luật. Vấn đề sở hữu vốn thuộc một trong những phạm trù “cổ điển” của khoa học pháp lý và phạm trù “sơ đẳng” của một hệ thống pháp luật. Do đó, hầu như không có khó khăn gì để minh định nó. Nguyên nhân có thể có nhiều, nhưng theo chúng tôi, phần quan trọng nằm ở các “rào cản” mà các nhà làm luật chưa thể vượt qua cả về tâm lý chính trị và nhận thức chính trị.

Về tâm lý chính trị, phải chăng đó là sự e ngại và né tránh để đối diện và cắt nghĩa về lý luận sự thay đổi có tính bước ngoặt của các chế định có tính nguyên tắc của Hiến pháp 1980 (trong đó khẳng định vị trí độc tôn của sở hữu xã hội chủ nghĩa với hai chế độ sở hữu là “toàn dân” và “tập thể”) thông qua ban hành Hiến pháp 1992 (với sự khẳng định cùng tồn tại của sở hữu tư nhân và nền kinh tế đa thành phần)?

Về nhận thức chính trị, phải chăng vẫn tồn tại định kiến xưa cũ rằng chủ nghĩa xã hội và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể được bảo đảm và xây dựng trên nền tảng của hoặc chế độ sở hữu toàn dân, hoặc hình thức sở hữu nhà nước ?

Ngoài ra, về mặt lý luận, dường như chúng ta vẫn để mặc nhiên tồn tại quan niệm mang tính giáo điều về phạm trù “sở hữu toàn dân” (cho đây là điều có tính tất yếu khách quan trong một xã hội xã hội chủ nghĩa), ở một cực này, và đơn giản hay tầm thường hoá nó bằng khái niệm “sở hữu nhà nước”, ở một cực khác, mà không có sự đào sâu để làm cho minh bạch.

I/ Về chế độ sở hữu toàn dân

Khái niệm sở hữu toàn dân là một sản phẩm của quá khứ. Trên công luận và trong một số công trình nghiên cứu thời gian qua, những vấn đề có tính nghi ngờ hoặc phê phán đã được mạnh dạn nêu ra theo hướng (i) có tồn tại thật không chế định này về mặt pháp lý, (ii) thực chất sở hữu toàn dân chỉ là cái “áo chính trị” của sở hữu nhà nước, và (iii) từ sự không rõ ràng của khái niệm và chế định này đã “đẻ” ra nhiều hệ quả và hậu quả khó giải quyết. Sự không rõ ràng này là có thật và được minh chứng bới các mâu thuẫn và không nhất quán trong các quy định của Hiến pháp với Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp nhà nước và Luật Đất đai v.v..

Đi sâu về mặt học thuật, có nhiều vấn đề cần bàn luận, thậm chí tranh cãi, về các khái niệm này. Chẳng hạn:

Nói đến “sở hữu toàn dân” đương nhiên có thể hiểu đó là quyền sở hữu chung của ít nhất tất cả mọi công dân đang sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam. Điều này, về mặt pháp lý, đòi hỏi phải tạo ra một cơ chế để tất cả mọi người dân (tức các đồng sở hữu chủ) đều có quyền tham gia “định đoạt” và “hưởng lợi” từ quyền sở hữu này.

Tuy nhiên, dân số vốn là một đại lượng có tính biến động, (chẳng hạn thông qua sự sống, chết và dịch chuyển), do đó, về mặt khách quan sẽ không bao giờ xác định được những ai cuối cùng đã, đang và sẽ là đồng chủ sở hữu. Để đơn giản hoá, sẽ có thể có cách lý giải (mặc dù khiên cưỡng) rằng, Quốc hội chính là chủ thể của sở hữu toàn dân vì là “cơ quan đại diện cao nhất”.

Tuy nhiên, Quốc hội chỉ do các công dân từ 18 tuổi trở lên và những người không bị tước quyền công dân bầu ra chứ không phải toàn dân; hơn nữa, về thực chất, bầu cử là hành vi thực hiện các quyền chính trị (để cấu tạo ra bộ máy nhà nước) chứ không phải hành vi uỷ quyền dân sự trong quan hệ sở hữu.

Ở đây, chúng tôi muốn nói tới tính vô lý về pháp luật và vô nghĩa về mặt thực tế của khái niệm sở hữu toàn dân. Mặc dù trong thời gian qua, khi cổ phần hoá các xí nghiệp quốc doanh ở Liên Xô và các nước vốn thuộc khối Đông Âu (cũ), để thể hiện thái độ nghiêm túc với chế độ sở hữu toàn dân, người ta đã chia cổ phần của các xí nghiệp này cho mọi người dân, chứ không chỉ “bán một phần cho cán bộ, công nhân viên” như ở nước ta.

Còn về “sở hữu nhà nước” thì sẽ có các câu hỏi đặt ra như: (i) Ai là nhà nước? (khái niệm “nhà nước” là một hệ thống các cơ quan và cấu trúc khác nhau chứ không phải một cơ quan tập trung hay thống nhất), (ii) “nhà nước trung ương” hay “nhà nước địa phương?, và (iii) Ai là đại diện cho chủ thể nhà nước? (phân biệt giữa cơ quan chính quyền, cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp). Một khi không làm rõ các vấn đề như vậy thì sẽ dẫn tới một loạt hệ quả là các hành động “nhân danh nhà nước” bao gồm cả sự chồng chéo lẫn lạm dụng về thẩm quyền.

Hiện nay, khi pháp luật xác định theo cách giải nghĩa rằng “nhà nước là người đại diện sở hữu toàn dân” thì cần đi tiếp theo lập luận này, mà theo đó chúng ta lại vấp phải vấn đề khác. Đó là, cũng theo pháp luật thì chỉ có Quốc hội là người có quyền đại diện nhân dân (tức đồng thời có thể sẽ là người đại diện sở hữu toàn dân) chứ không phải các cơ quan chính quyền (tức Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các địa phương). Và trong trường hợp như vậy thì cần phải xác định rõ là cơ quan chính quyền (hay nói gọn là “chính quyền”) sẽ chỉ đóng vai trò là người quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân mà thôi.

Với cách đặt vấn đề như trên, trong bối cảnh Đảng, Nhà nước đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ XI với các chương trình nghị sự quan trọng được trông đợi như sửa đổi Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, lấy đó làm tiền đề để sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng tôi xin kiến nghị và đề xuất như sau:

(a)    Về phương diện chủ thể sở hữu:

Xem xét bỏ khái niệm và chế định “sở hữu toàn dân” vì không có cơ chế thực hiện đồng thời không có ý nghĩa thực chất, mà thay vào đó xác định các chủ thể mới thay cho “toàn dân” và “nhà nước”.

Cụ thể, đưa vào hai khái niệm mới là sở hữu quốc gia và sở hữu của chính quyền (bao gồm sở hữu của chính quyền trung ương và sở hữu của chính quyền địa phương như tỉnh, huyện và xã), coi đó là hai hình thức quan trọng nhất của sở hữu công cộng.

Theo chúng tôi, khái niệm “quốc gia” không chỉ rộng mà còn sâu sắc hơn khái niệm “toàn dân”. “Quốc gia” bao gồm cả lịch sử của nhiều thế hệ con người Việt Nam sống trên lãnh thổ này (tức quá khứ), hiện tại (toàn dân) và tương lai (bao hàm sự phát triển). Quốc gia là phạm trù khái quát nhưng có thực, tồn tại lâu dài, không phụ thuộc vào người dân với tư cách các cá thể thuộc phạm trù có tính biến động. Sở hữu quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, là đối tượng bất di, bất dịch, không thể mua, bán, chuyển nhượng và được bảo hộ đặc biệt.  Sở hữu của chính quyền, ngược lại, có tính linh hoạt. Chính quyền có thể mua, bán, chuyển đổi, chuyển nhượng các đối tượng thuộc sở hữu của mình trên cơ sở Bộ luật Dân sự.

(b)    Về phương diện đối tượng sở hữu:

Hiến pháp 1992 hiện hành, tại Điều 17, có liệt kê các đối tượng thuộc sở hữu toàn dân, tuy nhiên vừa quá “mở” (rất tuỳ nghi), vừa không cụ thể và đặc biệt không có sự phân loại theo cấp độ quan trọng xét về mặt tài sản của một quốc gia hay nhà nước.

Chẳng hạn, khi nói đến các “công trình kinh tế, văn hoá và khoa học…” thì quá mở và tuỳ nghi, hoặc khi liệt kê các đối tượng sở hữu thì lại đồng hạng giữa “đất đai, rừng núi, sông hồ …” với “phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp…” vốn rất khác nhau về tính chất cũng như ý nghĩa chính tị, kinh tế và xã hội.

Cần lưu ý rằng tài sản thuộc sở hữu “quốc gia”, “nhà nước” hay “toàn dân” không chỉ mang đến nguồn lợi mà còn là gánh nặng về tài chính và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân, trước hết với tư cách là người đóng thuế, do đó, vấn đề không chỉ là bảo vệ đối với các tài sản này mà còn là sự kiểm soát của nhân dân đối với sự gia tăng của nó (ví dụ sự đầu tư xây dựng công trình hay mua sắm của các cơ quan chính quyền cần phải bị kiểm soát trong các giới hạn theo luật định).  Do đó, chúng tôi đề xuất cần có cơ chế pháp lý để phân định, phân loại, kiểm soát sự gia tăng và biến động cũng như đặt ra các giới hạn về loại cũng như quy mô giá trị đối với các tài sản thuộc loại hình sở hữu đặc biệt này.

***

Chế độ sở hữu toàn dân và vấn đề sở hữu đất đai (Kỳ II)

20/10/2010 12:08Tia Sáng

Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam, nhưng khái quát về thực trạng pháp luật về đất đai của nước ta có thể diễn nôm rằng: “xác lập quyền rất khó, sử dụng và chuyển dịch quyền cũng khó nhưng tước bỏ quyền thì rất dễ”.

II/ Về sở hữu đất đai

Nếu lấy mục tiêu của Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật như thể hiện trong Nghị quyết 48 –NQ/TW của Bộ chính trị năm ban hành năm 2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam từ 2005 đến 2010, tầm nhìn 2020” là thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường và bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân để làm căn cứ đánh giá, thì có thể thấy rằng các quy định pháp luật về đất đai hiện nay đang tiếp tục là các “rào cản”.

Có lẽ không có quốc gia nào có bộ luật về quản lý đất đai đồ sộ và phức tạp như ở Việt Nam, bao gồm Luật Đất đai 2003 và hơn 400 văn bản hướng dẫn sau đó được ban hành cho tới nay. Vấn đề ở chỗ đó không phải là tất cả pháp luật cần có về  đất đai (để điều chỉnh nó như là một loại tài nguyên, đối tượng sở hữu và tài sản theo BLDS) mà chủ yếu là các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước hay quản lý hành chính về đất đai, tức về thực chất xoay quanh bảo vệ các quyền và lợi ích của nhà nước với tư cách là “người đại diện chủ sở hữu (toàn dân) về đất đai”.

Khái quát về thực trạng pháp luật về đất đai của nước ta có thể diễn nôm rằng: “xác lập quyền rất khó, sử dụng và chuyển dịch quyền cũng khó nhưng tước bỏ quyền thì rất dễ”. Có nhiều khía cạnh để có thể bàn luận xung quanh thực trạng này, tuy nhiên xét về phương diện “sở hữu toàn dân về đất đai” có thể nêu một số vấn đề ở góc độ lý thuyết như sau:

Thứ nhất, khi Hiến pháp ghi rằng “đất đai thuộc sở hữu toàn dân” thì cần coi đó là tuyên ngôn chính trị về sở hữu hơn là một chế định pháp lý. Đất đai nói chung, tương tự như không khí và ánh sáng là các yếu tố thuộc về môi trường sống tự nhiên, nên không thể là “tài sản” thuộc phạm trù sở hữu của luật dân sự được. Thay vào đó, các “mảnh đất” hay “thửa đất” cụ thể mới là đối tượng của sở hữu theo pháp luật. Luật về đất đai của các nước, do đó, chính là luật về địa chính.

Thứ hai, khi tuyên bố đất đai thuộc sở hữu toàn dân trên cơ sở Luật Đất đai năm 1980, Nhà nước đã tước đoạt về mặt pháp lý (một cách đơn giản và dễ dàng) toàn bộ sở hữu tư nhân về đất đai ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bởi “đất đai” và “thửa đất” (hay “mảnh đất”) thuộc hai phạm trù khác nhau, do đó, trên thực tế, quá trình quốc hữu hoá các “mảnh đất” và “thửa đất” cụ thể đã không xảy ra sau đó. Hay nói một cách khác, Nhà nước vẫn phải thừa nhận một thực tế khách quan là ai ở đâu (trên mảnh đất nào) thì vẫn ở đó. Có nghĩa rằng về mặt pháp lý, Nhà nước chỉ can thiệp vào hai khía cạnh của quyền sở hữu đất đai, đó là kiểm soát quyền sử dụng và quyền định đoạt (chứ không tước đoạt hay giành lấy các quyền này). Từ nay, người dân (chủ sử dụng đất) muốn thay đổi mục đích sử dụng hay chuyển đổi, chuyển nhượng chủ quyền đối với các mảnh đất, thửa đất của mình thì phải xin phép và được sự đồng ý của Nhà nước.

Như vậy, động cơ của hành động “quốc hữu hoá” nói trên không phải nằm ở vấn đề quyền sở hữu mà ở chủ trương của Nhà nước nhằm kế hoạch hoá tập trung một cách triệt để các quan hệ liên quan đến sở hữu đất đất đai.

Thứ ba, ngày nay, khi triển khai xây dựng nền kinh tế thị trường, việc kế  hoạch hoá của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội không còn nữa, dẫn đến chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai cũng mất hết ý nghĩa. Không những thế, việc tiếp tục duy trì chế định sở hữu này còn trực tiếp và/hoặc gián tiếp cản trở sự phát triển của nền kinh tế và quá trình làm giàu của người dân bằng việc hạn chế người dân biến các mảnh đất, thửa đất của mình thành tài sản và/hoặc vốn đầu tư.

Mặt khác, chế định sở hữu toàn dân đối với đất đai đã và đang gây ra các “lạm dụng” một cách công khai hay ngấm ngầm của tất cả các chủ thể liên quan đến sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai, bao gồm cả chính các cơ quan chính quyền, trong đó, thay vì chuyển đất đai thành tài sản và vốn đầu tư để phát triển kinh tế và đời sống thì biến nó thành phương tiện đầu cơ để trục lợi bằng tiền bạc ngắn hạn.

Cụ thể, từ góc độ thực tế của việc thi hành các chính sách về đất đai, có thể minh hoạ các yếu tố “rào cản” và “lạm dụng” nói trên như sau:

(a)    Yếu tố “rào cản”. Khi nói đến phát triển trong nền kinh tế thị trường tức là phát huy quyền tự do sáng tạo của người dân với tư cách là các chủ thể kinh tế. Theo đó, người dân cần phải có quyền tự do sử dụng các “mảnh đất”, “thửa đất” của mình như một phương tiện và/hoặc tài sản (hay vốn) kinh doanh. Nói đến “phương tiện” là nói đến tính linh hoạt và đa dạng về mục đích sử dụng.

Còn nói đến “vốn” hay “tài sản” trong kinh doanh tức nói đến khả năng chuyển dịch đơn giản và thuận tiện để “quay vòng” làm tăng giá trị đồng vốn và tài sản. Các khả năng này, rất tiếc đều bị cản trở hay hạn chế chính bởi cơ chế “sở hữu toàn dân”, trong đó điển hình là năm loại giới hạn về (i) chủ thể sử dụng đất (tức ai được giao đất hay thuê đất với các tiêu chí do cơ quan quản lý nhà nước quyết định), (ii) mục đích sử dụng đất (với các phân định rất chi tiết về các loại đất và hình thức pháp lý để có đất phụ thuộc vào mục đích sử dụng), (iii) quyền liên quan đến việc sử dụng (ví dụ quyền thế chấp, chuyển nhượng, thừa kế v.v..), (iv) thời hạn sử dụng đất (được quy định phổ biến là 20, 30 hay 50 năm, trừ đất ở dân sinh), và (v) thủ tục hành chính nặng nề và phức tạp để chuyển dịch và chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Cần lưu ý là trong thời gian qua, việc cấp các các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) đã được triển khai rộng rãi với quy mô và số lượng lớn, tuy nhiên câu hỏi đặt ra là “sổ đỏ” thực chất có ý nghĩa gì?

Đối với đất ở dân sinh, “sổ đỏ” chỉ tái xác nhận “ai ở đâu vẫn ở đấy”, và do đó, người dân không thấy có ích lợi gì một khi nhận thức rằng đó là đất thuộc sở hữu của ông cha để lại hoặc đã bỏ tiền ra mua từ trước, nay để nhận được  một “tờ giấy màu đỏ” lại phải nộp tiền và làm các thủ tục phiền hà. Nếu đất có “sổ đỏ” sẽ dễ dàng mua bán, chuyển nhượng hơn thì xét từ lợi ích của người dân, đó cũng chi là các thủ tục do chính Nhà nước đặt ra trong khi từ trước đó, người dân vẫn giao dịch bằng giấy viết tay.

Trên thực tế, trong các giao dịch đất đai hiện nay, đặc biệt là đất ở, nếu đối với cơ quan nhà nước khi tiến hành các thủ tục hành chính liên quan thì chỉ cần dựa trên “sổ đỏ” được cấp cho các mảnh đất, song người dân vẫn hiểu rằng, theo tập quán của giao dịch dân sự thì người đứng tên trên “sổ đỏ” chỉ là người đại diện cho các chủ sở hữu để tiếp nhận “sổ đỏ” mà thôi. Do vậy, khi tiến hành giao dịch mua bán, chuyển nhượng, bên mua vẫn yêu cầu có sự đồng ý của tất cả những đồng sở hữu hoặc có quyền và lợi ích liên quan khác đối với mảnh đất. Trong trường hợp này, có thể thấy rằng các “yếu tố dân sự” được coi trọng và thực hiện triệt để hơn các “yếu tố hành chính”.

“Sổ đỏ”, một khi được cấp, đương nhiên sẽ tạo thuận lợi hơn cho bên cho vay tiền (nhất là các ngân hàng) tiếp nhận thế chấp đối với quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, vấn đề phức tạp và các khó khăn lại xảy ra khi xử lý các thế chấp như vậy. Ngân hàng hay các bên cho vay hoàn toàn không dễ dàng phát mại tài sản thế chấp hay tiếp nhận quyền sử dụng đất thay thế bên vay bởi phụ thuộc một loạt các điều kiện được pháp luật quy định về chủ thể, mục đích, hình thức và thời hạn sử dụng đất như đã nói ở trên.

Nói tóm lại, hàng loạt các “sổ đỏ” đã được cấp sau các nỗ lực rất lớn của các cơ quan quản lý địa chính trong thời gian qua sẽ có thể phát huy tác dụng rất lớn cho đời sống dân sinh và đời sống kinh tế, nếu nó thật sự là các “chứng thư về sở hữu” đối với đất đai. Tuy nhiên với tính chất chỉ là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (như tên gọi của nó), trong khi quyền sở hữu vẫn nằm trong tay “người khác” thì tác dụng và ý nghĩa của nó đã bị hạn chế rất nhiều.

(b)    Yếu tố “lạm dụng”. Trong thời gian qua, các “lạm dụng” trong lĩnh vực đất đai chủ yếu đến từ các doanh nghiệp và cơ quan quản lý Nhà nước tại các địa phương. Sự “lạm dụng” xảy ra đặc biệt nghiêm trọng trong hai khía cạnh (i) quy hoạch sử dụng đất và (ii) thu hồi quyền sử dụng đất hiện hữu của người dân (nhất là nông dân) để xây dựng các dự án công nghiệp và thương mại. Về mặt lý thuyết, quyền quy  hoạch sử dụng đất đương nhiên thuộc chủ sở hữu đất. Vậy nếu chủ sở hữu là “toàn dân” thì nhân dân phải được tham gia xây dựng quy hoạch.

Trên thực tế, nhân danh vai trò “đại diện  chủ sở hữu toàn dân”, các cơ quan chính quyền nắm giữ toàn quyền và độc quyền trong việc lập và sửa đổi quy  hoạch. Quá trình lạm dụng sẽ bắt đầu một cách “bài bản” khi có các nhóm lợi ích tư nhân từ phía các doanh nghiệp tham gia, thậm chí chi phối, dẫn đến hậu quả là quy  hoạch không còn phục vụ các mục đích “quốc kế dân sinh” mà chỉ nhằm hỗ trợ các nhóm lợi ích tư nhân tìm kiếm lợi nhuận thông qua các dự án kinh tế cụ thể.

Ngoài ra, Luật Đất đai và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành đã hợp thức quyền thu hồi đất của người đang sử dụng để phát triển các dự án kinh tế mà không tính đến tính chất và mục tiêu của các dự án này. Khác với giai đoạn của nền kinh tế kế hoạch trước đây, trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các dự án kinh tế được hình thành trên cơ sở các cân nhắc về lợi ích thương mại và vì động cơ lợi nhuận của cá nhân hoặc nhóm cá nhân các nhà kinh doanh.

Một sự cần thiết hay nhất thiết phải phân biệt giữa dự án vì lợi ích công cộng (trong đó có lợi ích của chính những người bị thu hồi đất) và dự án vì mục đích thương mại thuần tuý đã không được tính đến khi ban hành các văn bản pháp luật về đất đai và đầu tư. Do đó, hậu quả của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá thời gian qua, như các phương tiện thông tin đại chúng đã cảnh báo, là sự mất và giảm nghiêm trọng “đất trồng lúa” và biến hàng triệu nông dân thành “tay trắng” về phương diện tư liệu sản xuất. Sự “lạm dụng” đó, theo chúng tôi, có nguyên nhân từ một cơ chế tâm lý và pháp lý đặc thù hình thành từ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.

Thứ tư, thông qua phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, một quá trình tư nhân hoá về sở hữu đất đai đã và đang diễn ra trên thực tế một cách không thể tránh khỏi, dẫn đến vô hiệu hoá chế độ sở hữu toàn dân về đất đai như được xác định trong Hiến pháp 1992. Như trên đã nói, “chủ sở hữu đất đai” luôn luôn tách rời khỏi người chiếm hữu và sử dụng đất. Nhà nước (là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai) cố gắng duy trì quyền sở hữu của mình bằng cách can thiệp vào quá trình sử dụng và định đoạt đất.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra các quyền can thiệp một cách chủ động  này của Nhà nước đã và đang dần dần bị hạn chế và/hoặc khống chế bởi chính các yếu tố thị trường. Sự tác động của các quy luật thị trường (không chỉ bó hẹp trong nước mà còn bao gồm cả thị trường quốc tế và toàn cầu) gây sức ép làm phá vỡ các kế  hoạch chủ động, và trên thực tế những năm vừa qua đã buộc các cơ quan Nhà nước thường xuyên phải thay đổi các quy  hoạch phát triển kinh tế nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng đã ban hành.

Thực tế cũng chỉ ra rằng các dự án kinh tế có quy mô vừa và nhỏ có thể đáp ứng yêu cầu phải tuân thủ quy  hoạch; song các dự án lớn, thậm chí khổng lồ (với số vốn đầu tư được nêu ra tới hàng tỷ hay hàng chục tỷ USD) thì chắc chắn sẽ tác động làm thay đổi các quy  hoạch phát triển. Hơn nữa, các dự án đó phần lớn lại được khởi xướng và quyết định bởi các lực lượng tư nhân, là đối tượng chắc chắn chủ yếu quan tâm đến tỷ suất thu hồi đầu tư và lợi nhuận, hơn là những mục tiêu quốc kế, dân sinh.

Câu hỏi đặt ra là các cơ quan cấp phép đầu tư có thể từ chối cho phép các dự án đầu tư mang tính “gây sức ép” như vậy được không ? Có thể, nhưng rất khó, bởi về mặt công khai, Nhà nước đang và luôn luôn đứng trước một sức ép khác còn lớn và có tính trực tiếp hơn, đó là nâng cao và duy trì tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, đồng thời tạo ra công ăn việc làm, lấy phát triển kinh tế để bảo đảm ổn định chính trị và xã hội.

Trở lại khía cạnh sở hữu về đất đai, vấn đề chính ở chỗ các dự án kinh tế có phải luôn luôn được triển khai như cam kết của nhà đầu tư hay không, để qua đó cơ quan Nhà nước vẫn bảo đảm được các quy hoạch và kế hoạch về sử dụng đất? Trên thực tế vừa qua, trong phần lớn các trường hợp rủi ro đối với triển khai dự án, các cơ quan quản lý Nhà nước lại khó có thể thu hồi mà thường sẵn sàng đồng ý để chủ đầu tư gia hạn sử dụng đất, chuyển đổi mục đích và/hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân khác. Đối với không ít dự án kinh tế, các quá trình gia hạn, chuyển đổi và chuyển nhượng lại có thể tiếp tục diễn ra thêm một vòng hay nhiều vòng nữa, để cuối cùng, các khu đất đã được cấp (có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn hecta) vẫn nguyên hình là “đất” trong khi các lợi ích của các chủ đầu tư liên quan vẫn được thu hồi đầy đủ, thông qua việc quay vòng kinh doanh và buôn bán cái gọi là “thương quyền” đối với đất đai.

Những điều nêu ra một cách khái quát như vậy diễn tả bản chất của quá trình tư nhân hoá đất đai, trong đó các cơ quan quản lý Nhà nước không còn đủ sức để sử dụng các công cụ và biện pháp hành chính nhằm kiểm soát sự vận động của các yếu tố và quy luật thị trường, dẫn đến đánh mất các thực quyền của người chủ sở hữu. Hậu qủa của nó, mà cả Nhà nước và xã hội phải gánh chịu là giá đất ngày càng tăng trong khi hiệu quả thật sự của các dự án đầu từ thì ngày càng thấp.

Để kết luận, đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trên cơ sở Nghị quyết 48-NQ-TW nói trên, liên quan đến vấn đề sở hữu về đất đai, chúng tôi cho rằng trong năm năm qua hệ thống pháp luật của nước ta không tiến thêm được bước nào trong việc giải quyết những vấn đề căn bản như đã đề cập.

Tuy nhiên, chúng tôi cũng không kiến nghị bãi bỏ chế độ sở hữu đất đai hiện nay một cách đơn giản. Thay vào đó, cần có sự nghiên cứu theo hướng đặt lại vấn đề có tính nguyên tắc của Hiến pháp 1992, theo hướng huỷ bỏ chế độ sở hữu toàn dân, đa dạng hoá sở hữu về đất đai, bao gồm sở hữu quốc gia (vĩnh viễn hay về cơ bản không tư nhân hoá), sở hữu của chính quyền và sở hữu tư nhân. Điều này là thông lệ phổ biến ở hầu hết các nước đã phát triển thành công.

[Luật sư Nguyễn Tiến Lập] Tháng 9/2010

Ký sự Organic – Phần 2

***

Ký sự Organic – Kỳ 3: Mặc kệ nó

08:45 AM – 01/10/2014
(TNO) Chán nản với đám sâu rầy lúc nhúc trên cây cối mà không được phép tiêu diệt chúng, tôi nghiền ngẫm lại những gì mà ông Fukuoka đã làm. Người làm vườn có tầm nhìn xa nhất thế giới này là niềm cảm hứng vô biên đối với chúng tôi.
Ký sự Organic - Kỳ 3: Mặc kệ nó - ảnh 1

Cỏ không phải kẻ thù mà là bè bạn

Tiếp tục đọc “Ký sự Organic – Phần 2”