T.S Đào Thu Hằng
Tóm lược
Bài báo đóng góp những kiến nghị để cải tiến và đổi mới ngành năng lượng và giao thông của Việt Nam, hai lĩnh vực nhìn chung được coi quan trọng nhất đối với các chính sách về năng lượng và khí hậu.
Trong nhiều năm, Việt Nam vẫn đi sau thế giới về năng lượng tái tạo – đặc biệt là điện gió, điện mặt trời, và hiệu quả năng lượng, và phần lớn dựa vào than và dầu. Việt Nam định ra cho ngành năng lượng một phần rất nhỏ trong Đóng góp quốc gia tự quyết định (Nationally Determined Contribution – NDC) để giảm thiểu phát thải carbon, mặc dù ngành năng lượng chiếm đến một nửa lượng khí thải của quốc gia, và điều này gần như loại trừ hoàn toàn ngành công nghiệp năng lượng khỏi NDC. Việt Nam cũng đã gần như chưa hề để tâm đúng mức tới giảm phát thải trong giao thông vận tải, một ngành vẫn gần như phụ thuộc hoàn toàn vào xăng dầu. Ngoài ra, Việt Nam chưa tìm ra cách hiệu quả để tạo ra sự cạnh tranh trên thị trường năng lượng, khiến cho giá năng lượng phù hợp hơn với thực tế thị trường và hiệu quả hơn.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign direct investment – FDI) vào lĩnh vực năng lượng còn yếu. Việt Nam cần hỗ trợ về vốn từ các nhà đầu tư quốc tế và các tổ chức cho vay để tạo ra một bước tiến lớn trong ngành năng lượng. Nằm trên lộ trình của Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc (Belt and Road Initiative – BRI), Việt Nam có thể hưởng lợi từ các dự án BRI, nếu các dự án đó phù hợp với những đánh giá và mong muốn của Việt Nam. Vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) từ các nước khác tài trợ cũng có thể giúp ích. Nhưng quan trọng nhất, môi trường pháp lý phải được cải thiện để tạo ra sự cạnh tranh và do đó, có được lợi nhuận hợp pháp trên thị trường. Tiếp tục đọc “Phát triển ngành Năng Lượng Việt Nam: Góc nhìn chiến lược”