Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc

A.T –  21:00 thứ ba ngày 27/10/2020 

(HNMO) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách dân tộc, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Nâng tổng thời lượng phát sóng trên 4 kênh VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên và VTV5 Tây Bắc lên 96 giờ/ngày (mỗi kênh 24 giờ/ngày), trong đó tổng thời lượng sản xuất chương trình mới của 4 kênh đến năm 2025 là 13 giờ 30 phút/ngày/4 kênh.

Nâng tổng số ngôn ngữ sản xuất, phát sóng lên 27 (tăng 4 ngôn ngữ so với hiện nay) gồm: H’Mông, Thái, Dao, Mường, Sán Chí, Ê Đê, Jơ Rai, Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Raglai, K’Ho, S’Tiêng, Chăm, Khmer, Pa Cô – Vân Kiều, Cơ Tu, Cao Lan, Hà Nhì, H’Rê, Chu Ru, Chơ Ro, M’Nông, Tày, Hoa, Ca Dong và tiếng Việt.

Tiếp tục đọc “Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc”

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch

Đức Trí – 14/12/2022 11:27 (GMT+7)

GD&TĐ Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp học sinh dân tộc học tốt kiến thức, thành thạo múa hát, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

 

Biến trường học thành điểm du lịch hấp dẫn

Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà) dù nằm ở vùng cao, với gần 100% học sinh dân tộc nhưng ai tới đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện. Hoa Phong lữ kép nở đỏ thắm các tầng lớp học, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.

Đặc biệt hơn thế, học sinh của trường thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều câu dài trôi chảy; Học sinh biết múa hát các điệu truyền thống… Đây chính là thành quả từ mô hình trường học du lịch mà trường đã triển khai những năm qua. Tiếp tục đọc “Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý”

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá

PNVN – 20/10/2022 11:00

Trong chuyến công tác tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của nhóm tiết kiệm và cho vay tại thôn/bản – VSLA. Vào mỗi kỳ sinh hoạt, các cô, các chị rộn ràng rủ nhau biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức – tham gia các trò chơi giải trí, trò chuyện với nhau về tin thức, thời sự, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của địa phương; chia sẻ về công việc, về cuộc sống, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái… 

Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá - Ảnh 1.
Một buổi sinh hoạt của nhóm VSLA tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt, quan trọng hơn, từ nguồn tiền tiết kiệm của bản thân và các thành viên khác trong nhóm, các thành viên đã hỗ trợ cho nhau vay để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn, sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị gia đình… Các bước xét duyệt cho vay đơn giản có sự đồng ý của tất cả thành viên. Đây là một trong những mô hình VSLA hoạt động dựa trên nguyên tắc ba tự: tự nguyện tham gia, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Từ đó, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Tiếp tục đọc “Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá”

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Tiếp tục đọc “Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La”

Mang cái chữ đến với phụ nữ vùng cao

PNVN – 29/10/2022 12:00 – Bích Nguyên

Hàng chục lớp học xóa mù chữ đã được tổ chức tại huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, mang lại cơ hội học tập, xóa nghèo thông tin, cung cấp kiến thức để phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng sống cho những phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.

Đi học chữ vì quá khổ

Thời điểm này, lớp học xóa mù chữ ở bản Pu Hao, xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La, do Đồn Biên phòng Mường Lạn tổ chức vẫn sáng đèn mỗi đêm. Tất cả học viên của lớp đều là phụ nữ Mông ở các độ tuổi khác nhau. Khuôn mặt mỗi người đều ánh lên niềm vui tươi, hứng khởi. Họ chăm chú  lắng nghe từng lời giảng của thầy giáo Biên phòng, dõi theo từng nét chữ của thầy giáo rồi chép lại vào vở.

Tiếp tục đọc “Mang cái chữ đến với phụ nữ vùng cao”

Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu

Tác giả: Nguyễn Cảnh Dũng

PNVN – 14/10/2022

Từng được mệnh danh là “hoang đảo giữa đại ngàn” với cái đói, cái nghèo ngự trị nhưng chỉ trong ít năm, bản Sinh Tàn của người Dao ở xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã thay đổi đến chóng mặt.

Sinh Tàn, xã Thượng Cửu là bản cao và xa nhất của huyện miền núi Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Chỉ ít năm trước, bản Sinh Tàn với hơn 70 nóc nhà của đồng bào người Dao vẫn là “ốc đảo” giữa đại ngàn. Không điện, không nước sạch, không sóng điện thoại và đường nối bản với trung tâm cũng chỉ là lối mòn như sợi chỉ xuyên rừng.

Tiếp tục đọc “Những biệt phủ của người Dao giữa đại ngàn Thượng Cửu”

Gia Lai: Làng hiếu học ở Rbai

11/03/2022 10:22 | TTXVN 

Làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai), ngôi làng có 90% là người đồng bào dân tộc thiểu số nhưng nổi tiếng khắp vùng là ngôi làng hiếu học. Mặc cho cảnh đói nghèo bủa vây lấy đời sống người dân, nhưng họ vẫn đồng lòng cho con cái theo học cái chữ. Cũng bởi lẽ vậy, làng Rbai có rất nhiều người con hiện là cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu quốc hội đã và đang đóng góp xây dựng quê hương ngày càng vững mạnh.

Làng hiếu học ở Gia Lai, 90% là người dân tộc thiểu số, nhưng có 3 thạc sỹ, có cả đại biểu Quốc hội - Ảnh 1.

Gia đình ông Nay Trơ là một trong những điển hình tiêu biểu của gia đình hiếu học trong làng với 8 đứa con đều đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Làng hiếu học ở Gia Lai, 90% là người dân tộc thiểu số, nhưng có 3 thạc sỹ, có cả đại biểu Quốc hội - Ảnh 3.

Truyền thống hiếu học được người dân làng Rbai, xã Ia Piar, huyện Phú Thiện (Gia Lai) lưu truyền từ nhiều đời nay. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN.

Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng


PNVN – 20/12/2022 10:00

“Ngày trước phụ nữ chúng tôi không có mấy ngày vui, giờ thì cuộc sống của tôi đã thay đổi hoàn toàn”. Đó là tâm sự của những người phụ nữ Dao khi được tiếp cận với khoa học kỹ thuật, biết cách khai thác tài nguyên quý giá của núi rừng để mang về sự ấm no và hạnh phúc.

Đón chúng tôi vào thăm nhà, chị Triệu Thị Liều, xã Nậm Tha, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai vui vẻ mời khách ngồi uống nước, trò chuyện cùng các chị em đang làm một công việc góp phần giúp họ “đổi đời”. Những người phụ nữ Dao tay thoăn thoắt cầm dao để cạo những khối đá cứng như thạch anh. 

Chị Liều giới thiệu: “Đây là nhựa của cây bồ đề chúng tôi vừa thu hoạch, đang sơ chế để bán cho công ty đấy”. Tiếp đó là tiếng nói cười rộn ràng của các chị khi kể lại câu chuyện “bén duyên” cùng nhựa bồ đề của mình. Ẩn hiện lẫn trong làn khói mờ ảo đang tỏa ra từ chiếc bếp củi, là những nụ cười hạnh phúc của các chị khi được làm công việc mới, mang đến thu nhập cho gia đình.

Tiếp tục đọc “Tài nguyên núi rừng giúp đổi thay thân phận những người phụ nữ của bản làng”

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng

Phụ nữ VN Nhiều khách du lịch có dịp quay lại các thôn bản vùng cao Tây Bắc đã vô cùng bất ngờ trước sự tự tin và năng động của những người phụ nữ dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông. So với tính cách trầm lặng trước đây, họ dường như đã trở nên vui vẻ hơn, độc lập hơn và cũng cởi mở hơn từ khi làm du lịch cộng đồng.

Đến bản Sà Rèn (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), điều chúng tôi ấn tượng hơn cả, đó là sự tự tin, cởi mở, tràn đầy tâm huyết của những người phụ nữ – các “bà chủ” homestay nơi đây. Đón đoàn chúng tôi là bà Hoàng Thị Loan, chủ homestay Loan Khang – người đi đầu mở đường cho phong trào làm du lịch cộng đồng tại bản.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng”

Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – 3 bài

 Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – Bài 1: Giấc mơ sinh được con trai

07/12/2021 – 06:25

PNOTheo bản báo cáo ngày 5/7/2021 về tình hình thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản tại TP.HCM giai đoạn 2016-2020, trong năm 2020, tỷ lệ nạo phá thai ở TP.HCM là 33,46 ca nạo/100 ca sinh. Trong số các ca nạo phá thai, có những ca nhằm mục đích chọn giới tính thai nhi, tức bỏ con gái để chờ sinh cho được con trai.

1. Buổi sáng Chủ nhật, tại phòng khám sản, Bệnh viện H.Bình Chánh, một vài bà bầu ngồi chờ đến lượt mình. Trong phòng, bác sĩ đang siêu âm bốn chiều cho một bà bầu khác. Vừa rê đầu máy siêu âm, bác sĩ vừa đọc tình trạng sức khỏe của thai nhi cho thai phụ nghe, nhưng bà mẹ vẫn luôn miệng hỏi: “Con trai hay con gái vậy bác?”. 

Bác sĩ Bệnh viện H.Bình Chánh khám và tư vấn cho thai phụ
Bác sĩ Bệnh viện H.Bình Chánh khám và tư vấn cho thai phụ

Câu hỏi quen thuộc của trên 20 bà bầu khám thai sáng đó là con trai hay con gái: “Bác coi kỹ giúp em nha, phải chắc con trai không?”. Yêu thích con trai vẫn là giấc mơ của những cặp vợ chồng có con lần đầu tiên, càng thôi thúc hơn nếu sinh lần hai mà bé trước là con gái. Nhưng thực tế, ít ông bố, bà mẹ nào dám khẳng định rằng mình đang mong con trai. 

Tiếp tục đọc “Phía sau những ca phá thai để tìm “thằng cu nối dõi” – 3 bài”

Cô giáo ‘nuôi’ tiếng Anh ở vùng biên

Vũ Thơ – 18/11/2021 11:22 GMT+7

TN20 năm gắn bó với các trường học vùng biên giới , cô giáo Bành Ngọc Thủy đã kiên trì dạy hàng nghìn học sinh dân tộc thiểu số biết tiếng Anh, có em trở thành học sinh giỏi quốc gia.

Giúp học sinh dân tộc đoạt giải quốc gia

Cô Bành Ngọc Thủy (40 tuổi, TT.Lộc Bình, H.Lộc Bình, Lạng Sơn) là giáo viên Trường THCS TT.Lộc Bình. Suốt 20 năm qua, cô đã kiên trì đến các trường vùng khó khăn của huyện biên giới này để dạy tiếng Anh cho học sinh, giúp các em theo kịp các bạn miền xuôi. Trong 5 năm học vừa qua, trong công tác ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn tiếng Anh, cô đã đóng góp cho ngành giáo dục địa phương với thành tích 43 học sinh đoạt giải cấp huyện, 18 em đoạt giải cấp tỉnh, 3 em đoạt giải quốc gia môn tiếng Anh trên internet – IOE gồm: Lương Ngọc Diệp (dân tộc Tày), Dương Tùng Sơn và Đàm Thị Anh Thư (dân tộc Nùng).

Cô Bành Ngọc Thủy trong một buổi dạy tiếng Anh cho học sinh
V.T

Tiếp tục đọc “Cô giáo ‘nuôi’ tiếng Anh ở vùng biên”

Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài

  • 3 bài do admin (PTH) sưu tầm từ 3 nơi, không phải là 1 chuỗi bài của 1 tờ báo.
  • Admin đặt tiêu đề: “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài“.

***

NA – 07/03/2022

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại

Có một thời nghề đan lát ở bản Diềm, xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) đã suy tàn. Vậy mà hiện nay nghề truyền thống ấy đã hồi sinh, không chỉ giúp bà con bản Diềm có thêm thu nhập, mà những sản phẩm từ mây tre đan đã vượt ra khỏi “luỹ tre làng”, vươn ra xuất ngoại.

Mây tre đan ra nước ngoài

Bản Diềm xã Châu Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An) nằm lọt thỏm giữa đại ngàn, khu vực biên giới Việt – Lào. Nơi đây có hơn 153 hộ đồng bào dân tộc Thái và người Đan Lai sinh sống. Theo lời người dân trong bản, tận dụng nguồn nguyên liệu từ rừng với các loại cây mây, tre, bà con bản Diềm đã tạo ra những vật dụng phục vụ cho cuộc sống thường ngày như rổ, rá, thúng, mủng…và mang bán khắp nơi. Tuy nhiên, có thời điểm làm ra không bán được, vì thế nhiều người trong bản đã phải đổi nghề để mưu sinh.

Nghệ An: Về làng nghề mây tre xuất ngoại
Bà Hoa (áo xanh) – được xem là người tiên phong đưa sản phẩm bản Diềm ra nước ngoài

Tiếp tục đọc “Mây tre đan của người Thái và người Đan Lai (Nghệ An) xuất ngoại – 3 bài”