Xét xử tội phạm về động vật hoang dã: giơ cao đánh khẽ?

 NĐT – 10:39 | Thứ tư, 03/03/2021 0

552 vụ xâm phạm động vật hoang dã bị xử lý hình sự từ năm 2015 – 2020. Con số này được cho là vẫn chưa tương xứng với thực tế buôn bán, xâm phạm động vật hoang dã đã và đang diễn ra ở Việt Nam.

Một trong 7.000 xác rùa biển chết được công an Nha Trang phát hiện trong kho của Hoàng Tuấn Hải. Năm 2018, Hải bị kết án bốn năm sáu tháng tù. Ảnh: ENV

Nguyễn Hữu Huệ, 52 tuổi, giám đốc một công ty thương mại, bị Công an Hà Nội bắt vào tháng 7.2019, khi đang vận chuyển 7 xác hổ đông lạnh trên xe ô tô. Mỗi xác hổ có thể nặng tới 300kg được Huệ trực tiếp sang Lào thu mua rồi vận chuyển về Việt Nam. Cơ quan điều tra xác định Huệ cầm đầu một đường dây buôn bán các loài động vật nguy cấp, quý hiếm xuyên quốc gia trong nhiều năm qua. Năm 2020, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội xét xử và tuyên phạt Huệ 6 năm tù giam. Hai đồng phạm bị bắt cùng Huệ – Phan Văn Vui (34 tuổi) và Hồ Anh Tú (28 tuổi) – mỗi người bị tù 5 năm sau khi bị kết tội vi phạm các quy định về bảo vệ các loài nguy cấp, quý hiếm.

Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (Education for Nature Vietnam – ENV) nhận định, hình phạt này chưa đủ tính răn đe đối với một “ông trùm” buôn hổ như Huệ, nhất là trong bối cảnh tình trạng tội phạm về động vật hoang dã đang diễn biến hết sức phức tạp tại Việt Nam. Dữ liệu thu thập được từ các phiên toà từ năm 2018-20120 cho thấy, các án phạt quá nhẹ so với mức độ phạm tội không hiếm ở Việt Nam, mặc dù trong hơn ba năm gần đây, Việt Nam đã tăng đáng kể án phạt cho tội phạm về động vật hoang dã.

Tiếp tục đọc “Xét xử tội phạm về động vật hoang dã: giơ cao đánh khẽ?”

Vui Xuân Nhâm Dần, cao nhân không cần cao hổ

nature.org.vn – 28/01/2022

Nhân dịp năm mới Nhâm Dần, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phát động chiến dịch truyền thông “Cao nhân không cần cao hổ”, kêu gọi người dân không sử dụng sản phẩm từ hổ nói chung và cao hổ nói riêng.

Từ những kết luận thiếu căn cứ khoa học và được củng cố bằng niềm tin mù quáng của con người, cao hổ đã bị thổi phồng thành một thứ xa xỉ và đẩy loài hổ tới bờ vực tuyệt chủng trong tự nhiên. Chiến dịch truyền thông này mong muốn gửi đi thông điệp rằng chính lối sống lành mạnh, lý trí khôn ngoan và tâm thế vững vàng để nói không với những hành vi sai trái sẽ giúp chúng ta trở nên đẳng cấp, chứ không phải việc tặng, biếu hay sử dụng một món hàng chết chóc như cao hổ và các sản phẩm khác từ ĐVHD.

Tiếp tục đọc “Vui Xuân Nhâm Dần, cao nhân không cần cao hổ”

Niềm tin mù quáng vô tình giết chết các báu vật thiên nhiên

TN – 03/01/2019

Công việc điều tra suốt bao năm trong và ngoài nước cho thấy sự nhẫn tâm, tàn độc vẫn lừng lững còn đó, trong tiêu dùng, trong buôn bán và giết hại ĐVHD. Và sự nhẫn tâm, tàn độc với ĐVHD bắt nguồn chính từ niềm tin mù quáng, thậm chí của cả những người được xem như giỏi giang, giàu có và thành đạt.

Ảnh: PanNature

“Lý luận cùn” của những người ích kỷ

Uống nước mài sừng tê giác, ngâm rượu hoặc hấp cơm cao hổ, uống rượu mật gấu tươi, “tửu táng” bào thai/nguyên con/hoặc các phần thi thể vô số loài ĐVHD. Đó là cách mà nhiều người hiện đang dùng với mong muốn bồi bổ cơ thể hay chữa trị bệnh tật. Các sự thật trên, cũng chẳng cần phải ghi âm, chụp ảnh hay quay phim làm gì nữa vì người ta có thể gặp nó ở nhiều nơi, suốt nhiều năm qua, hầu như ai cũng đã biết.

Tiếp tục đọc “Niềm tin mù quáng vô tình giết chết các báu vật thiên nhiên”

Thâm nhập vùng đất giăng ‘thiên la địa võng’ tận diệt chim trời

Thứ Năm, 07/10/2021 09:04:00

(VTC News) – Sau hải trình dài hàng trăm km từ ngoài khơi vào bờ, chực chờ những đàn chim trời là ‘thiên la địa võng’, một khi sà xuống, chúng sẽ không còn lối thoát.

Thâm nhập vùng đất giăng ‘thiên la địa võng’ tận diệt chim trời - 1

Dọc theo con đường ven biển các huyện Lộc Hà, Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, có hàng vạn hecta rừng xen lẫn đầm phá. Mùa mưa, nơi đây có nhiều loại chim trời di cư dừng chân trú ngụ.

Nếu không tận mắt chứng kiến, chúng tôi không thể tin nổi khung cảnh yên bình của làng quê nơi đây lại là “vùng đất chết” của chim trời.

Tiếp tục đọc “Thâm nhập vùng đất giăng ‘thiên la địa võng’ tận diệt chim trời”

Báo chí vô tình cổ súy buôn bán Động Vật Hoang Dã

TN – 02/01/2019

Trong bối cảnh các thông tin liên quan đến buôn bán Động Vật Hoang Dã (ĐVHD) còn bát nháo trên các mạng xã hội, vai trò của báo chí trong truyền thông nâng cao nhận thức về bảo tồn ĐVHD, lên án các hành vi trái pháp luật trong săn bắt, vận chuyển và buôn bán các sản phẩm ĐVHD là vô cùng quan trọng.

Ảnh: PanNature

Tiếp tục đọc “Báo chí vô tình cổ súy buôn bán Động Vật Hoang Dã”

Thừa Thiên Huế: Khi thú rừng bị tận diệt, lên… mâm

 THCL – 24/10/2021, 17:55

Sáng ngày 23/10/2021, khi Cổng thông tin Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế công bố vừa bắt giữ nhiều động vật hoang dã, trong đó có loại nằm trong sách đỏ thuộc động vật quí hiếm ở Nhà hàng Sơn Hải 3, phường Thuỷ Dương, Thị xã Hương Thuỷ được đưa ra, chắc hẳn có khách hàng giật mình vì không bị phát hiện, trong đó nhiều vị có “máu mặt” ở địa phương.

Đoàn kiểm tra Nhà hàng Sơn Hải 3, Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế
Đoàn kiểm tra Nhà hàng Sơn Hải 3, Thị xã Hương Thuỷ, Thừa Thiên Huế.

 Trao đổi với phóng viên Thương hiệu và Công luận, ông L.. một người có vai vế ở Huế cho biết, “Tối ngày 14/10/2021, ông và 2 người bạn thuộc hàng VIP có đến ăn đồ rừng ở Nhà hàng Sơn Hải 3, ngồi trong phòng. Hôm sau nghe Kiểm lâm đến bắt đúng ngày hôm đó, phát hiện động vật hoang dã ở đây mà giật cả mình. May mà chỉ kiểm tra bên ngoài, còn nếu vào phòng thì ê cả mặt…”

Theo Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, để bắt quả tang, lập biên bản tại trận Nhà hàng Sơn Hải 3 có nuôi nhốt và làm thịt nhiều động vật rừng là cả một quá trình, sau gần một tháng theo dõi mật phục chứ không phải vào là “trúng quả” ngay.

Tiếp tục đọc “Thừa Thiên Huế: Khi thú rừng bị tận diệt, lên… mâm”

Nạn buôn bán ngà voi trái phép: Từ niềm tin mù quáng đến thú chơi tàn nhẫn – 2 kỳ

Nạn buôn bán ngà voi trái phép: Từ niềm tin mù quáng đến thú chơi tàn nhẫn:

Kỳ 1: Những món trang sức đẫm máu

Thứ Năm, 06/06/2019 15:56 | 

(CATPẨn trong vẻ đẹp lộng lẫy của các sản phẩm chế tác từ ngà voi là tiếng ​​thét thảm thương và dòng máu của những chú voi hoang dã bị thợ săn giết hại một cách dã man. Hàng ngàn chú “vua của đại ngàn” đã phải nằm xuống, chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngà voi một cách mù quáng và tàn nhẫn của nhiều “thượng đế” trong thời gian qua.

LẦN THEO DẤU VẾT MƠ HỒ

Sáng 26-5-2019, chúng tôi đến khu vực thôn Thượng (xã Phù Khê, TX.Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) theo chỉ dẫn của người “trong nghề”, để tìm những cửa hàng bán sản phẩm chế tác từ ngà voi.

Từ những thông tin ít ỏi có được, chúng tôi lê la khắp các con đường tại khu vực thôn Thượng, nhưng không thể tìm ra manh mối. Vào lúc tưởng chừng bế tắc, chúng tôi dừng chân tại một quán nước ven đường gần khu vực tượng đài Nguyễn Văn Cừ để dò hỏi

.

Khu vực thôn Thượng

Tiếp tục đọc “Nạn buôn bán ngà voi trái phép: Từ niềm tin mù quáng đến thú chơi tàn nhẫn – 2 kỳ”

Nuôi thú cưng hoang dã – những mối đe doạ tiềm ẩn đối với con người và động vật

VNPDPosted on 08 September 2016

Pygmy Loris / con Culi
© Pierre Bounel / WWF-Vietnam

Quần thể nhiều loài động vật có nguồn gốc từ Đông Nam Á đang bị đe doạ bởi nạn mua bán thú nuôi – từ các loài khỉ cho tới cu li, từ chim tới cú, từ tắc kè cho tới rùa. Mua bán thú nuôi hoang dã đang là một trong những lý do khiến hoạt động buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp trở thành mối đe doạ lớn đối với đa dạng sinh học. Thực tế, đây là mối đe doạ trực tiếp lớn thứ 2 đối với sự sinh tồn của các loài, chỉ sau việc môi trường sống ngoài tự nhiên của chúng bị phá huỷ.

Tiếp tục đọc “Nuôi thú cưng hoang dã – những mối đe doạ tiềm ẩn đối với con người và động vật”

Tiếng kêu cứu của chim trời Cát Bà: Nỗi đau ai thấu? – 3 bài

Tiếng kêu cứu của chim trời Cát Bà: Nỗi đau ai thấu?

Mai Mạnh-Trang Hà/Vietnam+ 02/12/2020

Sau hơn 20 năm liến tiếp xảy ra tình trạng bẫy bắt, “tận diệt” chim di cư, quần đảo Cát Bà – Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã trở nên im lặng lạ thường khiến nhiều người không khỏi xót xa…

Quần đảo Cát Bà được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới từ tháng 12/2004. (Ảnh: HĐ/Vietnam+)

Mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; các bộ, ngành liên quan cũng đã ra văn bản đề nghị kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, ngay sau khi Báo điện tử VietnamPlus có loạt bài phản ánh tình trạng sát hại động vật “sách đỏ” tại vùng “đặc khu buôn bán chim trời lớn nhất cả nước” ở tỉnh Long An; thế nhưng vấn nạn này vẫn tiếp diễn ở Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà tại huyện đảo Cát Hải, nơi mà các hoạt động tận diệt chim trời – chim hoang dã di cư vẫn diễn ra hàng ngày một cách ngang nhiên.

Điều đáng nói hơn là tình trạng sát hại chim trời ở quần đảo Cát Bà đã diễn ra như “cơm bữa” suốt 20 năm qua, song dường như lại “che mắt” được chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm trên địa bàn.

Tiếp tục đọc “Tiếng kêu cứu của chim trời Cát Bà: Nỗi đau ai thấu? – 3 bài”

Liệu Việt Nam đã cấm buôn bán động vật hoang dã để hạn chế nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai?

Tê giác trắng đực cuối cùng Sudan và nỗ lực cứu loài vật khỏi tuyệt chủng

WCS –  Huyen Hoang | Tháng Bảy 26, 2020

Ngày 23 tháng 7 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 29/CT-TTg về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã (ĐVHD). Các cơ quan báo chí, truyền thông trên thế giới đã đưa tin rộng rãi và coi đây là lệnh cấm buôn bán ĐVHD trên diện rộng để đối phó với đại dịch COVID-19. Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS) hoan nghênh Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và thêm một lần nữa sự quan tâm của dư luận tới các nỗ lực phòng, chống buôn bán và tiêu thụ ĐVHD trái pháp luật mà Chỉ thị mang lại. Tuy nhiên, Tổ chức WCS cho rằng vẫn còn một số thông tin các cơ quan báo chí, truyền thông trên thế giới chưa phản ánh chính xác và một số điểm Chính phủ Việt Nam cần chú trọng hơn nhằm giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người trong tương lai:

Tiếp tục đọc “Liệu Việt Nam đã cấm buôn bán động vật hoang dã để hạn chế nguy cơ bùng phát đại dịch trong tương lai?”

Việt Nam là nước tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới

NN – Thứ Sáu 25/09/2020 , 17:53

Từ ngày 25–27/9, chương trình hội thảo báo chí ‘Toàn cảnh cuộc khủng hoảng hoang dã’ được tổ chức tại Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE thông tin Việt Nam là nước tiêu thu sừng tê giác lớn nhất thế giới. Ảnh: Toán Nguyễn.
Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE thông tin Việt Nam là nước tiêu thu sừng tê giác lớn nhất thế giới. Ảnh: Toán Nguyễn.

Đây là chương trình do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) chủ trì (một tổ chức hoạt động về lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã và môi trường tại Việt Nam). Sự kiện này tập trung thông tin liên quan tới việc buôn bán, săn bắn trái phép động vật và mối nguy cơ bị tuyệt chủng của một số loài vật hiện nay.

Bà Hoàng Thị Minh Hồng, Giám đốc Trung tâm CHANGE thông tin: Việt Nam, cùng với Trung Quốc, Thái Lan là 3 nước tiêu thụ động vật hoạt dã trái phép là cao nhất thế giới. Thậm chí đứng đầu thế giới về việc buôn bán sừng tê giác, ngà voi, tê tê,…

Tiếp tục đọc “Việt Nam là nước tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới”

Wildlife trade amplifies spread of coronaviruses

telegraph.co.uk

The proportion of rats testing positive for viruses jumped substantially between the start and end of Vietnam’s supply chain

Asia’s booming wildlife trade is fuelling the spread of coronaviruses by providing the ideal opportunity for animals to infect each other and potentially humans, two studies have found.

Across Asia, wild animals including rodents, pangolins and bats are transported, often illegally, thousands of miles in crowded and chaotic conditions for use in restaurants and traditional medicines.

Experts have long thought this amplifies the transmission of coronaviruses, making the possibility of a jump to humans more likely.

In one new study, published as a preprint without peer review, researchers analysed oral swabs from more than 2,000 field rats in three provinces in southern Vietnam. They found that the animals smuggled across the Mekong River Delta, from traders to restaurants, tested positive for six different coronaviruses. More significantly, the incidence of infection increased significantly along their journey.

Roughly 20 per cent of wild rats caught by traders tested positive for at least one coronavirus, rising to 32 per cent of rodents in large markets. In restaurants, the final step in the chain, 55 per cent of rats were infected.

“The observed viral amplification along the wildlife trade supply chain for human consumption likely resulted from the mixing and close confinement of stressed live animals,” the researchers wrote.
Tiếp tục đọc “Wildlife trade amplifies spread of coronaviruses”

Nửa tháng “tạm giam”, 20 động vật hoang dã chết trong nhà kho hải quan

LĐO | 

Cá thể chồn nhốt trong nhà kho Đội Kiểm soát Hải quan. Ảnh: Hưng Thơ.
Cá thể chồn nhốt trong nhà kho Đội Kiểm soát Hải quan. Ảnh: Hưng Thơ.

Vướng thủ tục cùng nhiều lý do khó hiểu, 48 cá thể động vật hoang dã đã bị nhốt trong lồng sắt ở nhà kho của Hải quan Quảng Trị. Sau nửa tháng kể từ lúc bị “tạm giam”, mới có quyết định thả số động vật hoang dã về môi trường tự nhiên, nhưng gần 1 nửa đã chết.

Ngày 19.12, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa ra quyết định xử phạt đối với ông Nguyễn Hà Dư (sinh năm 1978, trú tại TP.Đông Hà, tỉnh Quảng Trị) 80 triệu đồng vì vận chuyển lâm sản trái phép. Ngoài việc phạt tiền, cơ quan chức năng còn tịch thu số lâm sản và chiếc xe ôtô mà ông Dư dùng để vận chuyển lâm sản. Tiếp tục đọc “Nửa tháng “tạm giam”, 20 động vật hoang dã chết trong nhà kho hải quan”