Tái cơ cấu ngành Công thương: Loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Đề án tái cơ cấu ngành Công thương đến năm 2030 nêu rõ, kiên quyết loại bỏ bao cấp, độc quyền, thiếu minh bạch ngành năng lượng.

baogiaothong.vn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 165/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030.

Mục tiêu tổng quát của Đề án là tái cơ cấu ngành Công thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của ngành…

Với mục tiêu này, Bộ Công thương cũng được đề ra từng nhiệm vụ cụ thể, bao gồm: Tái cơ cấu ngành công nghiệp, tái cơ cấu ngành năng lượng, tái cơ cấu lĩnh vực xuất nhập khẩu, tái cơ cấu thị trường trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.

tái cơ cấu ngành công thương: loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng

Tiếp tục đọc “Tái cơ cấu ngành Công thương: Loại bỏ bao cấp, độc quyền ngành năng lượng”

Vì sao điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước?

baodansinh.vn

Tại buổi họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4 diễn ra vào tối 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã lý giải việc điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước của ngành.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, liên quan đến đề xuất sửa giá điện bậc thang, bất cứ quy định nào đưa ra mà không hợp lý thì dù mới đưa ra, nếu cần thiết sửa thì vẫn phải sửa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo chiến lược sử dụng năng lượng hiệu quả, phù hợp thực tiễn của Việt Nam.

“Về dự thảo danh mục Bí mật Nhà nước của ngành, Bộ Công Thương đã đưa ra danh mục có 2 mặt hàng điện và xăng dầu. Tuy nhiên, đây không phải là giá mặt hàng này mà là phương án tính toán để trình các cấp có thẩm quyền trước khi công bố. Hiện nay giá xăng đã theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước nhưng đây là mặt hàng thiết yếu, tác động trực tiếp đến kinh tế vĩ mô và đời sống nhân dân, dễ gây ra lạm phát kỳ vọng ảnh hưởng đến đời sống. Tương tự như vậy với giá điện. Vì thế, Bộ muốn đưa 2 nhóm hàng này vào danh mục Bí mật Nhà nước trước khi công bố giá chính thức” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói.

Tiếp tục đọc “Vì sao điều chỉnh giá điện và giá xăng dầu vào danh mục Bí mật Nhà nước?”

Thông tư BCT: Quy định về Phát triển Dự án và Hợp Đồng Mua Bán Điện Mẫu Áp dụng cho các Dự án Diện Mặt trời

Tải về

BỘ CÔNG THƯƠNG
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: 16/2017/TT-BCT

Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2017

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ PHÁT TRIỂN DỰ ÁN VÀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN ĐIỆN MẪU ÁP DỤNG CHO CÁC DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI

Căn cứ Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 98/2017/NĐ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo,

Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư quy định về phát triển dự án và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về phát triển dự án điện mặt trời nối lưới, dự án điện mặt trời mái nhà và ban hành Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời nối lưới và Hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam (sau đây viết tắt là Hợp đồng mua bán điện mẫu). Tiếp tục đọc “Thông tư BCT: Quy định về Phát triển Dự án và Hợp Đồng Mua Bán Điện Mẫu Áp dụng cho các Dự án Diện Mặt trời”

15 năm tới vẫn phải là nhiệt điện than?

07:00 AM – 06/11/2016 Thanh Niên
Nhiệt điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh) /// Ảnh: Nguyên An
Nhiệt điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh)  Ảnh: Nguyên An
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng khẳng định xu thế tất yếu trong 15 năm tới vẫn phải là nhiệt điện than, nếu không sẽ khó đảm bảo đủ điện cho nền kinh tế.
Quan điểm trên được Thứ trưởng Vượng khẳng định hôm qua (5.11) tại hội thảo về nhiệt điện than do cơ quan này tổ chức.
Không thể khác?
Hội thảo này diễn ra trong bối cảnh nhiệt điện than được dư luận đặc biệt chú ý sau khi một số tổ chức kiến nghị Chính phủ ngừng phát triển loại năng lượng này cũng như việc Bộ Công thương mới đây đã đưa một loạt nhà máy điện than vào diện kiểm soát đặc biệt về môi trường.

Tiếp tục đọc “15 năm tới vẫn phải là nhiệt điện than?”

Những quy hoạch có nguy cơ bị chết yểu

Ngọc Lan Thứ Hai,  12/12/2016, 09:03 (GMT+7)

Với phân nửa năng lực các nhà máy hiện có, Việt Nam đã đáp ứng đủ nhu cầu về thép và nguyên liệu thép xây dựng. Tuy nhiên, thép tấm cán nóng là sản phẩm chất lượng cao, ít đầu tư lại không được nhắc đến hay khuyến khích. Ảnh: MAI LƯƠNG

(TBKTSG) – Dự thảo điều chỉnh Quy hoạch hệ thống sản xuất thép đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến các bộ, ngành. Tương tự, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) đang lấy ý kiến quy hoạch ngành mía đường đến năm 2020, định hướng đến 2030.

Tiếp tục đọc “Những quy hoạch có nguy cơ bị chết yểu”

Việt Nam đặt mục tiêu mỗi người dân uống 52 lít bia, 3 lít rượu vào năm 2035

Việt Nam đặt mục tiêu mỗi người dân uống 52 lít bia, 3 lít rượu vào năm 2035

CF Việt Nam đặt mục tiêu năm 2035 cả nước sản xuất khoảng 5,5 tỷ lít bia; 350 triệu lít rượu. Dự kiến dân số Việt Nam 2035 ở mức 105 triệu người, thì trung bình mỗi người dân sẽ uống 52 lít bia, 3 lít rượu… Tiếp tục đọc “Việt Nam đặt mục tiêu mỗi người dân uống 52 lít bia, 3 lít rượu vào năm 2035”

VAFI chỉ ra hàng loạt sai lầm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

DT – Trong hàng loạt sai lầm khi còn đương chức của ông Vũ Huy Hoàng trong công tác quản lý vốn và tài sản nhà nước tại DN, VAFI cho rằng, sai lầm đầu tiên của cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương đó là việc bổ nhiệm các chức danh chủ chốt tại một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước trực thuộc bộ này quản lý đã không đòi hỏi nhiều về kinh nghiệm và thành tích quản trị cao.

 >> Vụ Trịnh Xuân Thanh, cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng chịu trách nhiệm gì?
 >> Bổ nhiệm con làm lãnh đạo Sabeco: Nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói gì?
 >> Ông Vũ Huy Hoàng đã can thiệp kế hoạch thanh tra Sabeco

Ông Vũ Huy Hoàng, thời còn làm Bộ trưởng Bộ Công Thương
Ông Vũ Huy Hoàng, thời còn làm Bộ trưởng Bộ Công Thương

Tiếp tục đọc “VAFI chỉ ra hàng loạt sai lầm của cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”

Tổng bí thư chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng

Thứ hai, 18/7/2016 | 19:30 GMT+7

VETổng bí thư giao Ủy ban kiểm tra Trung ương tiến hành các công việc thuộc thẩm quyền, trong đó có kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với nguyên Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng một cách “khách quan, không chịu bất kỳ một sức ép nào”.

trinhxuanthanh-rdpz-1465991341021-9-0-26
Nguyên bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng (phải) và ông Trịnh Xuân Thanh.

Tiếp tục đọc “Tổng bí thư chỉ đạo kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với nguyên bộ trưởng Vũ Huy Hoàng”

Cạnh tranh trong ngành ngân hàng gia tăng với TPP

T.Thu – Thứ Ba,  12/4/2016, 20:33 (GMT+7)

Với cam kết trong TPP, nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép chuyển tiền và thanh toán ra vào lãnh thổ Việt Nam một cách tự do để thanh toán liên quan đến các khoản đầu tư cũng như các dịch vụ qua biên giới. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG.

(TBKTSG Online) – Mặc dù các cam kết mở cửa ngành tài chính – ngân hàng Việt Nam trong Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) nhìn chung ngang bằng với mức độ cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), nhưng các ngân hàng trong nước vẫn sẽ chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn.

Tiếp tục đọc “Cạnh tranh trong ngành ngân hàng gia tăng với TPP”

Tận dụng lợi thế TPP thông qua quy tắc xuất xứ: So sánh với các FTA mà Việt Nam là thành viên

Doanh nghiệp dệt may, da giày được kỳ vọng tăng trưởng ấn tượng khi TPP hiệu lực

Để được hưởng mức ưu đãi thuế quan lý tưởng từ FTA, hàng hóa bắt buộc phải đáp ứng quy tắc xuất xứ được thiết kế riêng cho FTA đó. Không có quy tắc xuất xứ, việc đàm phán thuế quan sẽ vô nghĩa. Tiếp tục đọc “Tận dụng lợi thế TPP thông qua quy tắc xuất xứ: So sánh với các FTA mà Việt Nam là thành viên”