Lời giải thích đằng sau những chuyển động sâu sắc

SÁNG ÁNH 2/1/2018 9:01 GMT+7

TTCTBàn cờ địa chính trị Trung Đông trong năm 2017 đã chứng kiến nhiều chuyển biến sâu sắc, mang tính nền tảng, mà để hiểu được thì không thể không lần trở lại quá khứ.

Một thiếu niên vô danh vẫy lá cờ Palestine trước một khu định cư của Israel tại Bờ Tây. Giấc mơ về một nhà nước Ả Rập thống nhất vẫn còn sức sống ở thế kỷ 21.-Ảnh: Wikimedia
Một thiếu niên vô danh vẫy lá cờ Palestine trước một khu định cư của Israel tại Bờ Tây. Giấc mơ về một nhà nước Ả Rập thống nhất vẫn còn sức sống ở thế kỷ 21.-Ảnh: Wikimedia

Có thể điểm qua một số diễn biến lớn bao gồm mối nguy quân sự của Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tạm bị đẩy lùi. Nhưng “thỏ chết thì bẻ cung”, ước vọng về một quốc gia độc lập của người Kurd năm 2017 cũng bất thành.

Vấn đề cố hữu và trung tâm của khu vực suốt hơn nửa thế kỷ qua là mâu thuẫn Israel/Ả Rập đã chuyển hướng rõ rệt sang mâu thuẫn giữa Hồi giáo Shia và Hồi giáo Sunni, tức giữa hai thế lực trong khu vực là Saudi Arabia và Iran.

Tiếp tục đọc “Lời giải thích đằng sau những chuyển động sâu sắc”

Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé 

soi.today – Sáng Ánh – 08. 01. 18 – 5:53 pm

“1 người chết ở New York bằng 10 người chết ở London, 100 người chết ở châu Âu và 1000 người chết ở đâu đó” là thước đo thông dụng của truyền thông Hoa Kỳ. Chuyện này cũng dễ hiểu, khi ta ngồi buôn chuyện thì 1 con bé nhà bên mới có bồ sẽ đáng nói hơn 10 con bé ở ngoài đường, hơn 100 con bé khác mới có bồ ở trong quận, và 1000 con bé mới có bồ ở khắp thành phố. Tuy nhiên, nếu nguồn tin “1 con bé ở hẻm X của Brooklyn mới có bồ” mà đến cả Cầu Giấy hay phố nào Myanmar, Phi Châu cũng xôn xao thì mới là bất thường. Tình trạng hiện nay của truyền thông thế giới là như vậy. Quan tâm hay không quan tâm của Tây phương trở thành quan tâm hay không quan tâm của mọi người.

Một nghiên cứu năm 2007 về giai đoạn 1968-2002 trên các đài TV chính của Mỹ đã thử tìm thước đo này trong lãnh vực thiên tai. Bao nhiêu người chết thì đáng được đề cập, và sơ đồ dưới đây cho thấy 1 người thiệt mạng vì núi lửa ngang với 39.000 người chết đói. Núi lửa phun khói rất ăn hình, còn em bé bụng ỏng nằm chỏng chơ coi rất kém thẩm mỹ.

.

Tiếp tục đọc “Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé “

Khủng hoảng Qatar: Bẫy hiểm của Mỹ với đồng minh

BĐVNhững gì đã xảy ra với Saddam Hussein trong cuộc chiến tranh Iran – Iraq cho thấy cái bẫy của người Mỹ luôn rất nguy hiểm với đối tác, đồng minh…

 Cuộc khủng hoảng xoay quanh quân cờ di động Qatar đang đưa Ả-rập Saudi vào thế nguy hiểm
Cuộc khủng hoảng xoay quanh quân cờ di động Qatar đang đưa Ả-rập Saudi vào thế nguy hiểm

Cuộc khủng hoảng ngoại giao Qatar vẫn còn nóng và sẽ còn nóng. Vấn đề bắt đầu và xoay quanh việc Ả-rập Saudi khởi xướng và nhanh chóng kéo đồng minh vào “đánh hội đồng” Qatar với nghi ngờ quốc gia này đồng phạm khủng bố.

Tuy nhiên, cái đích mà mũi tên của Riyadh hướng tới là Tehran – kẻ thù lớn nhất của Riyadh, còn tiểu quốc Trung Đông thực ra chỉ là một quân cờ di động. Tiếp tục đọc “Khủng hoảng Qatar: Bẫy hiểm của Mỹ với đồng minh”