TTCT – Với nhiều môn thể thao, tấm HCV ở các kỳ đại hội lớn (Olympic, Asiad, SEA Games) là mục tiêu đỉnh cao. Nhưng với một số khác, đó lại chỉ là bước đệm.
Danh sách này gồm bóng đá, bóng rổ, quần vợt, cầu lông, các môn đấu võ đài… Đó thường là những môn thể thao nhà nghề có tính giải trí cao với lực lượng người hâm mộ đông đảo.
Việt Nam lần đầu tiên có HCV bóng rổ ở một kỳ SEA Games. Ảnh: Nam Trần
TTCT – Làng thể thao đỉnh cao thế giới đã trải qua hơn 100 năm lịch sử với mô hình hai nội dung nam – nữ. Nhưng đừng ngạc nhiên nếu trong tương lai, một hạng mục thứ ba, thứ tư… sẽ xuất hiện.
Tuần rồi, Liên đoàn Điền kinh thế giới (IAAF) ra một quyết định được coi là đặt dấu chấm hết cho các VĐV chuyển giới. Cụ thể, VĐV chuyển giới đã trải qua giai đoạn dậy thì khi còn là nam giới sẽ không được tham gia thi đấu các giải nữ thuộc hệ thống IAAF nữa.
Tức để được thi đấu, VĐV chuyển giới phải phẫu thuật, hoặc trải qua những hình thức chuyển giới trước khi khoảng 12 tuổi.
TTCT – Đam mê thành tích thật ra không phải chuyện xấu.
SEA Games 2015 ở Singapore là kỳ đại hội sòng phẳng nhất trong những kỳ SEA Games gần đây. Ảnh: Soka Gakkai Singapore
Từ phương Đông tới phương Tây, có bậc phụ huynh nào không muốn con đi học có thành tích tốt, được vinh danh trên bảng vàng, được nguyên thủ quốc gia viết thư khen… Còn trong thể thao, đi thi đấu thì ai chẳng thích nhận huy chương.
Vấn đề nằm ở chỗ thành tích đạt được có đúng với thực lực hay không? Vì vậy, có phê phán bệnh đam mê thành tích cần thêm cụm từ “bằng mọi giá”.
TTCT – Chín ngày trước khai mạc SEA Games 31 trên sân nhà Việt Nam, “nữ hoàng tốc độ” Đông Nam Á Lê Tú Chinh phải bước vào phòng mổ tại Bệnh viện 175 để phẫu thuật đầu gối.
TTCT – Đang là một đội bóng cực mạnh của làng bóng chuyền nam Việt Nam, đùng một cái CLB TP.HCM chỉ đặt chỉ tiêu trụ hạng năm nay. Vì đâu nên nỗi?
Đang là một đội bóng cực mạnh của làng bóng chuyền nam Việt Nam, đùng một cái CLB TP.HCM chỉ đặt chỉ tiêu trụ hạng ở giải vô địch quốc gia năm nay (khởi tranh từ 24-2). Vấn đề là từ HLV tài năng Bùi Huy Châm đến hàng loạt VĐV trụ cột của đội đều đã giũ áo ra đi.
Ảnh: T.P.
Nguyên nhân là đội bóng không còn tiền để trả lương – nhiều VĐV đã phải khiếu nại, thậm chí là kiện cáo. “Dù yêu đến mấy thì chúng tôi cũng còn cuộc sống, vốn đã chẳng dư dả gì, nay còn nợ lương, nợ tiền phí chuyển nhượng, làm sao chúng tôi sống?”. Đó là tâm sự của tay đập Nguyễn Văn Sang.
TTCT – Hầu hết những cầu thủ trẻ trên khắp thế giới khát khao tìm được một bản hợp đồng chuyên nghiệp ngay từ độ tuổi U18. Nhưng Kaoru Mitoma ngược lại, anh đã từ chối cơ hội sớm đổi đời để vào đại học…
Chính xác hơn, tiền vệ người Nhật chỉ tạm hoãn hành trình cầu thủ chuyên nghiệp. Anh chọn con đường giống như bao cầu thủ chuyên nghiệp khác của Nhật.
Mitoma được xem là một trong những cầu thủ rê bóng hay nhất Premier League hiện tại. Ảnh: REUTERS
TTCT – Hàng ngàn tỉ đồng đã được ngân sách nhà nước bỏ ra để tổ chức Đại hội thể thao toàn quốc từ địa phương đến trung ương ở 65 tỉnh, thành, ngành.
Khán đài không một bóng người ở một nội dung thi điền kinh. Ảnh: Khương Xuân
Đại hội thể thao toàn quốc được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1985, chu kỳ tổ chức bốn năm một lần. Mục đích của đại hội là nhằm tổng kết, đánh giá chu kỳ đầu tư và phát triển của thể thao trong nước. Qua đó tuyển chọn VĐV cho các đội tuyển quốc gia, hoạch định chính sách phát triển thể thao Việt Nam trong tương lai.
Theo ông Đặng Hà Việt – tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Đại hội thể thao toàn quốc lần thứ 9 năm 2022 là đại hội lớn nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam.
TTCT – Bất chấp những chỉ trích đủ kiểu từ phương Tây, thường là đậm màu chính trị, Qatar thực ra là một trong những quốc gia tiến bộ nhất ở vùng Vịnh.
Ngày chủ nhật 24-10-1971, đại sứ Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) tại Kuwait cuống quýt chạy lên chạy xuống Manhattan ở New York, nơi Liên Hiệp Quốc đặt trụ sở, để tìm gặp lại ba người bạn mới quen. Đó là ba vị đại diện các tân quốc gia Qatar, Bahrain và Oman, vừa độc lập và gia nhập Liên Hiệp Quốc tháng trước.
Ảnh: Morning Consult
Là chuyên gia vùng Vịnh, vị đại sứ Đài Loan được cử sang New York để níu áo ba đồng nghiệp mới bổ nhiệm, tranh thủ họ trong cuộc bỏ phiếu tại đại hội đồng ngày thứ hai 25-10 về quyết định công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
TTCT – Lần đầu tiên trong lịch sử World Cup nam, có ba trọng tài nữ tham gia điều hành. Điều này càng ý nghĩa khi World Cup 2022 diễn ra ở một quốc gia Hồi giáo: Qatar. Nhưng ở Việt Nam, sự hưởng ứng World Cup có vẻ đang ngược chiều, nhìn từ một chương trình của đài truyền hình quốc gia.
Sau khi có bản quyền truyền hình, đài truyền hình quốc gia rầm rộ tổ chức tuyển chọn 32 “hot girl” tham gia chương trình “Nóng cùng World Cup” với những lời rao, tít tựa xoáy vào sức nóng hình thể phụ nữ…
VOV.VN – Vietnam have been drawn in Group E alongside defending champions the United States, the Netherlands, and a playoff winner at the 2023 FIFA Women’s World Cup, as announced at the draw held in New Zealand on October 22.
This represents a huge challenge for Vietnam as the USA are four-time champions and they are currently placed at the top of the FIFA Women’s World Rankings.
Elsewhere, the Netherlands were the runners-up of the FIFA Women’s World Cup in 2019 and are now in eighth position in the global rankings.
The final Group E team could be either Thailand, Cameroon, or Portugal, and the name will be announced after a play-off match in February, 2023.
Group E matches will take place in New Zealand from July 22 to August 1 next year.
Vietnam are scheduled to take on the USA on July 22, the play-off winner on July 27 and the Netherlands on August 1.
The 2023 FIFA Women’s World Cup is the ninth edition of the global tournament, the quadrennial world championship for women’s national football teams organised by FIFA.
The 2023 tournament will be jointly hosted by Australia and New Zealand from July 20 to August 20, 2023. This is the first time that the FIFA Women’s World Cup will have two host nations and 32 teams to vie for the trophy instead of 24 as previously.
This is the first time that Vietnam have progressed to the finals of the international tournament.
TTCT – Còn nhớ hồi năm 1994, khi HLV người Brazil Tavares dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam, ông đã tạo ra sự tiến bộ thần kỳ, rõ nét nhất là chuyện thể lực.
Ảnh: europa.eu
Còn nhớ hồi năm 1994, khi HLV người Brazil Tavares dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam, ông đã tạo ra sự tiến bộ thần kỳ, rõ nét nhất là chuyện thể lực. Hồi ấy, các phóng viên đeo bám đội tuyển đều biết trước mỗi buổi tập, ông Tavares phát cho mỗi cầu thủ một viên thuốc.
Hỏi, ông chỉ cười cười và bảo chỉ là kẹo thôi mà! Còn với các cán bộ VFF đi theo đội tuyển, họ cũng chả mấy quan tâm. Những viên thuốc ấy mãi mãi là một bí mật. Câu chuyện đấy cho thấy thể thao Việt Nam tù mù về chuyện doping tới cỡ nào.
Nói về chuyện doping, ông Hoàng Vĩnh Giang – nhà quản lý thể thao nổi tiếng của Việt Nam – đã có một câu thế này: Thể thao thành tích cao là phải có thuốc!
TTCT – Ông Lý Đại Nghĩa là chủ tịch Hiệp hội Bóng chày TP.HCM, tổng thư ký Liên đoàn Judo Đông Nam Á, phó giám đốc Trung tâm huấn luyện thể thao TP.HCM và admin trang Cộng đồng khoa học thể thao VN. Ông chia sẻ với TTCT về câu chuyện doping đang chấn động thể thao VN.
Trung tâm doping và y học thể thao ở phố Đỗ Xuân Hợp, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội (ảnh chụp ngày 19-9). Ảnh: NAM TRẦN
Mấy ngày nay báo chí trong nước đưa nhiều bản tin “Thể thao Việt Nam rúng động vì doping”, “Án phạt nặng chờ 6 VĐV…”, “Dính doping, VĐV Việt Nam bị tước huy chương SEA Games 31″…
Thật ra, mình cũng chả muốn bàn gì bởi cái sự “đương nhiên” của sự cố thể thao này, nhưng một ông anh alô bảo: “Các bạn làm khoa học thể thao mà không nói gì về chuyện này thì kỳ quá. Cần phải nói chút gì đó để xã hội hiểu đúng về doping và hiện trạng thể thao của mình chứ”. Nên mình mạn phép có vài ý chia sẻ cùng cộng đồng.
TTCT – “Cao hơn, nghĩa là mạnh mẽ hơn. Những người thấp bé là những người thất bại” – đó là phát biểu từng gây xôn xao dư luận Hàn Quốc của Lee Do-kyong, một sinh viên ở ĐH Hongik (Seoul), cách đây vài năm trong một chương trình truyền hình.
Các ngôi sao K-pop thường xuyên tham gia những sân chơi thể thao nhằm kêu gọi giới trẻ chơi thể thao. Ảnh: Korean Times
TTCT – Para Games, kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á dành cho người khuyết tật luôn đi cặp với SEA Games, đã không diễn ra đúng như thông lệ ở lần tổ chức thứ 11. Thay vì do Việt Nam tổ chức, Para Games 2022 lại diễn ra ở thành phố Surakarta, Indonesia.
Sân Gelora Bung Karno, Indonesia, vào một ngày kín khán giả. Ảnh: Stadium Guide
Đây là lần thứ 2 trong lịch sử, Việt Nam phải nhờ Indonesia đăng cai thay một kỳ đại hội thể thao. Lần đầu tiên là Asiad 2018, khi chủ nhà Hà Nội từ bỏ quyền đăng cai, rồi được Jakarta “cứu thua”.