Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài

Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên: [Bài 1] Dưới bóng ma ‘phát canh thu tô’ kiểu mới

NN – Thứ Ba 16/08/2022 , 10:41

Những hợp đồng khoán sản xuất thực chất vẫn theo kiểu phát canh thu tô ở tỉnh Đăk Lăk hệt như ‘bóng ma’ ám ảnh người nông dân nhận khoán suốt bao năm qua.

LTS: Doanh nghiệp ôm diện tích lớn đất đai màu mỡ nhưng hoạt động không hiệu quả, trong khi người dân liên kết nhận khoán phải chịu vô số các khoản thu. Mâu thuẫn, bất ổn đang ngày càng nhức nhối trên hàng vạn ha đất nông lâm trường ở Tây Nguyên.

Nông dân nhận khoán gánh hàng loạt các khoản thu ở Đăk Lăk. Ảnh: Minh Quý.
Tiếp tục đọc “Nhức nhối đất nông lâm trường ở Tây Nguyên – 2 bài”

Biển Quảng Ninh nổi sóng – 6 bài

Biển Quảng Ninh nổi sóng – [Bài 1]: Quả phao nổi, đời người chìm

Nông nghiệp – Thứ Tư 19/04/2023

Trên mặt biển Quảng Ninh sóng chỉ lăn tăn nhưng ẩn sâu là những ‘cơn sóng lớn’ của việc chuyển đổi phao xốp sang nhựa, của sự tha thiết muốn có sổ đỏ mặt nước.

Người dân Vân Đồn đang thay phao xốp bằng phao nhựa. Ảnh: Dương Đình Tường.

Tiếp tục đọc “Biển Quảng Ninh nổi sóng – 6 bài”

Phía sau ‘quả ngọt’ từ các FTA …

Hùng Lê – Chủ Nhật, 5/03/2023

(KTSG Online) – Tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây không chỉ là kết quả của nỗ lực của doanh nghiệp mà còn được đóng góp bởi các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới đã “mở rộng cửa” cho hàng hóa Việt Nam tiến vào nhiều thị trường. Tuy nhiên, khi nguồn thu từ xuất khẩu tăng cao, doanh nghiệp Việt càng đối mặt nhiều hơn với các vụ việc điều tra, áp thuế chống bán phá giá, các biện pháp phòng vệ thương mại từ các thị trường nước ngoài.

Sản phẩm đồ gỗ Việt Nam là một trong những mặt hàng bị Mỹ đưa vào điều tra, phòng vệ thương mại… Ảnh minh họa: Lê Hoàng

Tiếp tục đọc “Phía sau ‘quả ngọt’ từ các FTA …”

TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – 3 bài

TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – Bài 1: Dấu ấn tiên phong

SGGP – 10/04/2023 13:03 (GMT+7)

Nhờ “cú hích” từ Quyết định 02/2003/QĐ-UB ngày 3-1-2003 (Quyết định 02) của UBND TPHCM, mỗi đầu năm học, thành phố có thêm hàng chục ngôi trường mới đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết nhu cầu về chỗ học, đồng thời tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh chuẩn hóa trường lớp tại TPHCM.

Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10 được xây dựng theo mô hình tiên tiến hội nhập. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tiếp tục đọc “TPHCM qua 20 năm xây trường, mở lớp – 3 bài”

Gian lận ‘hộ chiếu’, tự chặn đường xuất trái cây sang Trung Quốc

VNN – 16/09/2022   06:57 (GMT+07:00 – Tâm An

Phía Trung Quốc vừa phê duyệt mã số vùng trồng, vườn sầu riêng mới chỉ có trái còn non, thậm chí chưa ra trái, thế nhưng trên cửa khẩu đã có những xe hàng được gắn mã số vùng trồng này chờ làm thủ tục thông quan xuất khẩu.

Một số vùng xoài ở Đồng Tháp từng bị Trung Quốc “cấm cửa” vì mạo danh mã số vùng trồng (ảnh: Dân trí)

Nếu không làm đúng chuẩn, thích gian lận, doanh nghiệp xuất khẩu Việt sẽ tự chặn con đường đưa nông sản sang Trung Quốc.

Tiếp tục đọc “Gian lận ‘hộ chiếu’, tự chặn đường xuất trái cây sang Trung Quốc”

Cao su, cà phê… trồng trên đất phá rừng sẽ không được nhập vào EU

Nông nghiệp – Thứ Năm 15/12/2022 , 12:07 (GMT+7)

Cao su, cà phê, ca cao, gỗ… nếu trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU theo một thỏa thuận mới đây.

Cà phê trồng trên đất phá rừng sau năm 2020 sẽ không được nhập khẩu vào EU.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, EU đã đạt được thỏa thuận chính trị về luật chống phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu được thúc đẩy bởi sản xuất và tiêu dùng của EU.

Thỏa thuận quan trọng này được đưa ra ngay trước khi bắt đầu Hội nghị quan trọng về đa dạng sinh học (COP15) nhằm xác định các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên trong nhiều thập kỷ tới.

Tiếp tục đọc “Cao su, cà phê… trồng trên đất phá rừng sẽ không được nhập vào EU”

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ”: Kỳ 1: Những hệ lụy khi mê muội

Báo Sơn La – thứ hai, ngày 19/12/2022 – 11:10

Năm 2017, tại bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, xuất hiện một tổ chức tôn giáo lạ mang tên “Bà cô Dợ”. Tổ chức này đã lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào, tuyên truyền, tập hợp lực lượng thành lập “Nhà nước Mông”, gây phức tạp về an ninh, trật tự và tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, xã hội của một bộ phận quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Bản Huổi Luông, xã Mường Lèo.
Tiếp tục đọc “Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ”

Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?

Tiasang – Thu Quỳnh

Việt Nam cần cả nguồn lực lao động có kỹ năng cao và năng lực công nghệ để vượt qua ngã rẽ mới về tự động hóa và dịch chuyển lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất công nghiệp. Nhưng chúng ta đang thiếu cả hai.

Nguồn ảnh: jobsgo.vn/

Làn sóng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo trong thời gian gần đây khiến cuộc cách mạng lần thứ tư thực sự đến gần. Nếu như ở các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, chủ yếu chỉ có lao động tay chân, làm công việc giản đơn lặp đi lặp lại mới bị thay thế thì cuộc cách mạng công nghiệp lần này sẽ còn lấy đi cả các công việc vận hành máy móc, văn phòng. Dù mới ở buổi mình minh của trí tuệ nhân tạo, những ví dụ điển hình như ChatGPT có khả năng trả lời lưu loát như người, có tiềm năng ứng dụng trở thành trợ lý ảo, tích hợp vào những ứng dụng văn phòng cho đến AI thiết kế nhanh chóng như Midjourney, Dall.E cho công chúng thấy rõ ràng hơn về cách một ứng dụng trí tuệ nhân tạo có thể thay thế lao động “cổ cồn trắng”.

Trên thế giới đã có nhiều ước tính về tác động của những công nghệ đơn lẻ dạng trợ lý ảo AI như ChatGPT và AI nói chung đến năng suất lao động, thị trường lao động. Ngay sau khi ChatGPT – 3 xuất hiện trên thị trường, đã có ước tính1, chỉ riêng ChatGPT có thể hỗ trợ 80% lao động ở Mỹ xử lý 10% công việc hằng ngày, và 20% sử dụng ChatGPT để xử lý tới 50% công việc hằng ngày. Ước tính, đến 2030, năng suất trên toàn cầu có thể tăng lên 14% so với 2016 nhờ AI (mức tăng bằng quy mô sản xuất của cả Trung Quốc và Ấn Độ hiện nay cộng lại)2.

Việt Nam có thể được hưởng lợi từ làn sóng này?

Tiếp tục đọc “Làn sóng tự động hóa: Chúng ta cần chuẩn bị gì ?”

Cuộc đua Liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Lào, Thái Lan

An Thanh 08:01 11/02/2023

Kinhtedothi Ngày 7/2, đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan sau hành trình dài 55 giờ. Chiều về, đoàn tàu Liên vận quốc tế sẽ chở hoa quả Thái Lan nhập vào Trung Quốc.

Ngày 7/2/2023 đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Bangkok Post.
Ngày 7/2/2023 đoàn tàu chở 19 container lạnh chứa khoảng 280 tấn rau tươi đã rời Côn Minh, (Vân Nam, Trung Quốc) đã đến thủ đô Bangkok của Thái Lan. Ảnh: The Bangkok Post.

Đã từ lâu vận tải đường sắt luôn được xem là giải pháp quan trọng để giảm giá thành hàng hóa xuất khẩu. Sau 5 năm thi công, tuyến đường sắt tốc độ cao Lào – Trung quốc, dài 414 km từ thị trấn biên giới Boten giáp Vân Nam tới thủ đô Vientiane đã đi vào hoạt động từ cuối năm 2021. Mới đây, tuyến đường sắt này đã được nối với đường sắt Thái Lan, tạo nên cuộc đua liên vận quốc tế (LVQT) trong tương lai hứa hẹn quyết liệt.

Tiếp tục đọc “Cuộc đua Liên vận quốc tế bằng đường sắt giữa Việt Nam và Lào, Thái Lan”

‘Lỗ hổng’ an toàn hàng không – 2 kỳ

‘Lỗ hổng’ an toàn hàng không: Kỳ 1 – Hãng khai thác vận chuyển hành khách thiếu giấy tờ tùy thân

ĐĐK – 11:02 07/04/2023 – NHÓM PVĐT

Nhiệm vụ đảm bảo an toàn hàng không là nhiệm vụ sống còn, là bộ phận quan trọng đặc biệt trong công tác đảm bảo an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự xã hội của đất nước. Nhưng thực tế, phóng viên Báo Đại Đoàn Kết phát hiện hàng loạt đường dây hỗ trợ bay cho hành khách không giấy tờ tuỳ thân, gióng lên ‘hồi chuông’ báo động về ‘lỗ hổng’ an toàn hàng không.

Hành khách xếp hàng để kiểm tra giấy tờ tuỳ thân tại cửa kiểm soát trước khi lên máy bay tại sân bay Đà Nẵng.

Theo quy định, nếu không có giấy tờ tùy thân thì hành khách không đủ điều kiện lên máy bay nhưng qua đường dây hỗ trợ bay trên mạng, hành khách chỉ cần chuyển khoản đến các đại lý bán vé từ 1-3 triệu đồng sẽ được ‘tạo điều kiện’ bay nội địa trên các chuyến của các hãng hàng không: Vietnam Airlines, Bamboo Airways, Vietjet Airlines, Jetstar Pacific.

Tiếp tục đọc “‘Lỗ hổng’ an toàn hàng không – 2 kỳ”

Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất”

09/03/2023 – 13:53

AGO – Hơn 6 năm qua, Đội vá đường thiện nguyện huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) đã đóng góp nhiều công sức, tiền của nâng cấp các tuyến đường; vá lại các “ổ gà”, “ổ voi”, giúp người dân đi lại an toàn.

Đằng sau những cung đường phẳng là những tấm lòng thiện nguyện vô tư

Họ là những đảng viên, lão nông đang ở cái tuổi “Thất thập cổ lai hy” vẫn “máu lửa” xông xáo trộn xi măng, khuân vác…, rồi lấp đá, vá lại những đoạn đường hư hỏng, rải nhựa những tuyến đường đất gồ ghề, trơn trợt. Hễ thấy con đường nào loang lổ là đội tự nguyện đến làm, góp sức hoàn thiện hệ thống giao thông thành những cung đường nhựa phẳng phiu…

Tiếp tục đọc “Hành trình thiện nguyện của những “Kỹ sư cầu đường chân đất””

Tiến sĩ ‘dạy làm giàu’ dụ tiền 2.500 người bằng cách nào?

Thứ bảy, 1/4/2023, 00:00 (GMT+7)

Ông Phạm Thanh hải
Ông Phạm Thanh Hải trong một hội thảo của Câu lạc bộ Học làm giàu. Ảnh: ANTĐ

HÀ NỘIĐang làm ăn ì ạch, Phạm Thanh Hải bỗng thu 2.700 tỷ đồng một năm nhờ quảng bá là tiến sĩ, mở lớp dạy làm giàu dụ 2.574 người góp vốn, trả lãi 50%/năm, VKS cáo buộc.

Ngày 29/3, TAND Hà Nội mở phiên xét xử bị cáo Phạm Thanh Hải, 57 tuổi, cựu Chủ tịch Công ty CP thương mại đầu tư và phát triển công nghệ quốc tế (IDT), về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Do hàng trăm bị hại vắng mặt, HĐXX phải hoãn phiên toà tới 19/4.

Tám năm từ khi bị bắt, tháng 10/2015, vụ án “tiến sĩ dạy làm giàu” vẫn chưa đến hồi kết.

Tiếp tục đọc “Tiến sĩ ‘dạy làm giàu’ dụ tiền 2.500 người bằng cách nào?”

Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’ – 4 bài

NN – Thứ Hai 27/03/2023 , 11:36 (GMT+7)

Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’: [Bài 1] Thu hồi trắng gần 100ha đầm bãi làm kênh thoát nước khu công nghiệp

Gần 100ha đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản của huyện Nghĩa Hưng bị thu hồi trắng làm kênh thoát nước thải khu công nghiệp. Nhiều hộ dân lo lắng mất kế sinh nhai.

Ông Vũ Đình Phú, xã Nghĩa Lợi (áo xanh), một trong số những hộ dân nhận được thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê đầm bãi để làm Kênh thoát nước KCN rạng Đông.

LTS: Ngày 19/12/2018, UBND tỉnh Nam Định phê duyệt Quy hoạch Phát triển kinh tế thủy sản và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại Quyết định số 2896. Tuy nhiên, chưa đầy 2 năm sau, ngày 10/7/2020, tỉnh Nam Định ban hành QĐ số 1645 về việc chấm dứt hiệu lực thi hành Quy hoạch nói trên. Người thay mặt UBND tỉnh ký ban hành cả hai Quyết định trên là ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định.

Đằng sau hai Quyết định này là số phận của hàng trăm hộ dân nuôi trồng thuỷ sản bị ảnh hưởng trực tiếp bởi họ đã đầu tư tiền bạc, công sức để khai phá, cải tạo vùng sình lầy, bãi triều hoang hoá… thành những đầm bãi trù phú, nhưng thời gian sử dụng chưa được bao lâu.

Tiếp tục đọc “Nam Định ‘đổi thủy sản lấy công nghiệp’ – 4 bài”

Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số


phunuvietnam – 15/03/2023 09:00

Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án AWEEV – “Nâng cao Quyền năng Kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” tại Hà Giang và Lai Châu chia sẻ.

Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao. 

Sự phân bổ theo giới của công việc chăm sóc không được trả công cũng khác nhau tùy theo hộ gia đình và cộng đồng, trong đó các yếu tố như tôn giáo, văn hóa và mức thu nhập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đan xen nhiều nhất. Khi không có phụ nữ trong độ tuổi lao động chăm sóc, gia đình thường giao cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ lớn tuổi đảm nhận vai trò này.

Tiếp tục đọc “Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số”

Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần được luật hóa

Báo Đồng Nai – Cập nhật lúc: 08:36, 07/02/2023 (GMT+7)

Dù có tiềm năng để phát triển nhưng công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đa phần các doanh nghiệp (DN) trong nước còn ở dạng nhỏ và vừa, sự phát triển của ngành, thị phần phụ thuộc vào các nhà sản xuất, cung cấp ngoài nước, điều đó khiến cho năng lực cạnh tranh chưa cao.

Sản xuất tại Công ty TNHH SXTM nhựa kỹ thuật VinaStar (TP.Biên Hòa). Ảnh: V.Gia

Mặc dù đã có nhiều giải pháp song trên thực tế chưa nhiều đơn vị được thụ hưởng chính sách hỗ trợ, do vậy sự phát triển của ngành cần được thể chế bằng luật hóa cụ thể.

Tiếp tục đọc “Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ cần được luật hóa”