Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam

tạp chí ngân hàng – 01/06/2021

Trải qua 70 năm xây dựng, củng cố và phát triển (1951 – 2021), hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong mỗi giai đoạn, sự đổi mới, phát triển của hoạt động ngân hàng đều gắn liền với vận mệnh của dân tộc, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống phát triển của Ngành. Đáng chú ý là, bước tiến quan trọng được ghi nhận từ năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế trước những khó khăn chồng chất của đất nước và diễn biến ngày càng phức tạp trên chính trường quốc tế.

Tiếp tục đọc “Nhìn lại 35 năm đổi mới chính sách tiền tệ và hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam”

Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác

HUỲNH THẾ DU 19/03/2023 08:44 GMT+7

TTCT Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu.

Sự kiện Ngân hàng Silicon Valley (SVB) sụp đổ tuần qua làm rúng động các thị trường tài chính cả ở Mỹ lẫn trên toàn cầu. Nguyên nhân là những sai lầm cơ bản do lòng tham chạy theo lợi ích trước mắt của doanh nghiệp và sự đồng lõa của cơ quan quản lý, một thứ đã lặp đi lặp lại không biết bao nhiêu lần.

Ảnh: The New Yorker

Cuộc đại khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế 1929-1933, cuộc khủng hoảng tài chính 2008 và sự sụp đổ của một số ngân hàng hiện giờ ở Mỹ có nguyên nhân khá giống nhau: thiếu tách bạch giữa hoạt động của các loại hình tài chính, nhất là hoạt động của ngân hàng thương mại (NHTM) và ngân hàng đầu tư (NHĐT) – vốn luôn chứa đựng xung đột và rủi ro hệ thống tiềm ẩn, khi vốn huy động ngắn hạn được đầu tư vào những tài sản có tính dài hạn, rủi ro cao.

Tiếp tục đọc “Ngân hàng Silicon Valley: Lại một ký ức ảo giác”

‘Margin call’ bất động sản

Hải Lý – Thứ Bảy, 4/03/2023

(KTSG) – Quy mô thị trường bất động sản đã tăng rất mạnh trong mấy chục năm qua và điều này có sự góp mặt của yếu tố đầu tư và đầu cơ. Đầu tư hay đầu cơ về bản chất không mang hàm ý tiêu cực. Nó chỉ trở thành gánh nặng cho xã hội, cho nền kinh tế khi đầu cơ gắn với dòng tiền đòn bẩy từ ngân hàng.

Bất động sản là tài sản hữu hình, nhìn thấy được, sờ mó được nhưng đang “mong manh”. Ảnh: H.P

Tiếp tục đọc “‘Margin call’ bất động sản”

‘Ép’ mua bảo hiểm – 3 kỳ

‘Ép’ mua bảo hiểm: Không mua, chấm dứt khoản vay

TTBÔNG MAI – 13/02/2023 09:52

Dù Ngân hàng Nhà nước đã cấm ép khách mua bảo hiểm, nhưng gần sáu tháng tìm hiểu và đồng hành cùng bạn đọc, phóng viên Tuổi Trẻ vẫn ghi nhận được hàng loạt góc khuất trong việc “gài” thế buộc phải… tự nguyện mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn.

Tại tòa nhà Prudential Plaza, một khách hàng hoàn tất thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau đó được hoàn 153,3 triệu đồng - Ảnh: BÔNG MAI
Tại tòa nhà Prudential Plaza, một khách hàng hoàn tất thủ tục hủy hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, sau đó được hoàn 153,3 triệu đồng – Ảnh: BÔNG MAI

Theo quy định, trong vòng 21 ngày cân nhắc – kể từ ngày nhận được hợp đồng bảo hiểm, bên mua có quyền từ chối tiếp tục tham gia và được hoàn lại phí đã đóng, sau khi trừ chi phí hợp lý. Để tránh “đêm dài lắm mộng”, hàng loạt chiêu đã được người bán tung ra.

Sắp tới một số khoản chi của bảo hiểm cho ngân hàng sẽ được khống chế. Mục đích là hạn chế lợi nhuận trả cho ngân hàng khi tham gia hoạt động bán bảo hiểm.

Bộ Tài chính

Tiếp tục đọc “‘Ép’ mua bảo hiểm – 3 kỳ”

Ẩn số nợ khu vực tư nhân

NAM MINH 06/11/2022 05:54 GMT+7

TTCTTổng nợ của khu vực tư nhân đang tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu một cú sốc kinh tế bất chợt xuất hiện.

Tiền đồng mất giá kết hợp với lãi suất tăng mạnh có thể khiến doanh nghiệp tư nhân bị tổn thương. Những diễn tiến càng đáng lo ngại khi khối nợ của khu vực tư nhân ngày càng phình to trên cả phương diện tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Ẩn số nợ khu vực tư nhân - Ảnh 1.

Ảnh: Foreign Policy

Số liệu của Hãng FiinRatings cho thấy dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối tháng 9-2022 là hơn 1,3 triệu tỉ đồng (tương đương hơn 13% GDP năm 2021). 

Trong số đó, nếu loại bỏ các trái phiếu ngân hàng thì dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phi ngân hàng là 908,8 ngàn tỉ đồng. Riêng các doanh nghiệp bất động sản phát hành khoảng 455 ngàn tỉ đồng. Quy mô trái phiếu như vậy chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Tiếp tục đọc “Ẩn số nợ khu vực tư nhân”

“Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu

KHÁNH LINH 05/11/2022 06:50 GMT+7

TTCTSinh kế chắc chắn và ổn định là điều mà người dân bình thường mong muốn, nhất là trong hoàn cảnh nhiều bất trắc hiện nay.

Quả bom trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu - Ảnh 1.

Ảnh: breakthroughgroup.com

Lần đầu tiên trong lịch sử tài chính tiền tệ Việt Nam sau khi đất nước thống nhất xảy ra tình trạng người dân ùn ùn đi rút tiền có lẽ là năm 1998, khi cơ sở nước hoa Thanh Hương mất khả năng trả nợ với lãi suất hằng tháng cam kết lúc đấy lên đến hơn 10%/tháng.

Hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam rơi vào cảnh hỗn loạn và nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Bẫy tài chính lúc đấy chỉ đơn giản là lấy khoản vay người sau trả cho người trước, đến khi chủ nợ hết khả năng vay thêm thì hệ thống đổ vỡ. 

Mô hình đa cấp này, vốn đã có từ khởi thủy của tiền tệ, tồn tại đến giờ dưới nhiều tên gọi khác nhau, từ giải pháp tài chính linh hoạt, đầu tư tài chính cùng nhà đầu tư chuyên nghiệp, cho tới tài chính thông minh, thôi thì đủ thứ lời mời gọi làm giàu không khó, để rồi vẫn có không ít thảm kịch đã và sẽ xảy ra.

Tiếp tục đọc ““Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu”

Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp

NAM MINH 16/10/2022 06:16 GMT+7

TTCTThị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy thoái trên diện rộng sau giai đoạn tăng trưởng quá nóng.

Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh: Harvard Business Review

Tiếp sau sự kiện Tân Hoàng Minh, các lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới đây bị cáo buộc có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trong giai đoạn 2018-2019. Sự kiện này có thể kích hoạt tâm lý tháo chạy trên thị trường tài chính.

Nguy cơ mất khả năng thanh toán trên thị trường trái phiếu ngày một lớn dần. Mới đây, Công ty cổ phần VKC Holdings thông báo tạm hoãn thanh toán lãi trái phiếu vào ngày 9-9 cho các trái chủ của đợt chào bán quy mô 200 tỉ đồng thực hiện cuối năm 2021. 

Lý do được đưa ra là công ty phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính và phát hành lô trái phiếu của ban lãnh đạo trước đây. Dù vậy, quyền lợi của trái chủ như thế nào thì VKC vẫn không đưa ra câu trả lời.

Tiếp tục đọc “Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp”

Vietnam lender facing bank run now ‘stable,’ official says

  • Saigon Commercial Bank hikes deposit rates to lure customers
  • Police probe into real estate conglomerate tied to panic

Blomberg – By Nguyen Dieu Tu Uyen

October 11, 2022 at 11:27 AM GMT+7 Updated on

Listen to this article

The operations of Saigon Commercial Bank, which faced days of panicked customers pulling out their savings, are “stable” and some clients are now returning to deposit money, according to Vo Minh Tuan, head of the central bank’s Ho Chi Minh City branch.

“SCB’s situation has become more stable now as the number of people coming in to withdraw money has decreased,” he said by phone. The central bank on Monday issued a statement reaffirming the lender’s ability to pay depositors. 

Hundreds of bank customers rushed to branches to pull money out after police over the weekend announced the detention of Truong My Lan, chairwoman of real estate conglomerate Van Thinh Phat Holdings Group, and other company officials for allegedly obtaining property through fraudulent means. The conglomerate was believed to have ties to Saigon Commercial Bank, the nation’s fifth-largest commercial bank by deposits and assets.

SCB’s branches in the nation’s commercial hub of Ho Chi Minh City were significantly quieter Tuesday morning, with some workers saying operations were returning to normal.

relates to Vietnam Lender Facing Bank Run Now ‘Stable,’ Official Says
Customers line up in front of a Saigon Commercial Bank branch in Ho Chi Minh City on Oct. 10.Photographer: Mai Ngoc Chau/Bloomberg

Tiếp tục đọc “Vietnam lender facing bank run now ‘stable,’ official says”

Hệ thống ngân hàng: Rủi ro tín dụng quá tập trung

Nam Minh 27/07/2022 05:26 GMT+7

TTCT Việc một số ngân hàng lớn đang tập trung tín dụng hay trái phiếu quá lớn chỉ vào một vài tập đoàn khổng lồ là một thực trạng đáng lo ngại với nền kinh tế.

Hệ thống ngân hàng: Rủi ro tín dụng quá tập trung - Ảnh 1.

Ảnh: Water Canada

So với thập niên trước đây, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trở nên lành mạnh hơn với tỉ lệ nợ xấu được kiểm soát và hệ số an toàn rủi ro cải thiện đáng kể. 

Nhưng một rủi ro khác đang lớn dần là xu thế tập trung tín dụng tại một số ngân hàng vào số ít tập đoàn tư nhân, thậm chí là các sân sau của ngân hàng mà phần lớn dính đến thị trường bất động sản.

Tiếp tục đọc “Hệ thống ngân hàng: Rủi ro tín dụng quá tập trung”

Nền kinh tế hớt váng

TRUNG TRẦN 7/12/2021 6:00 GMT+7

TTCTKể từ cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ 13 năm trước, có lẽ chưa bao giờ nền kinh tế Việt Nam đối mặt với thử thách lớn như lúc này.

13 năm trước, khi khủng hoảng tiền tệ thế giới xảy ra và lan đến Việt Nam, biểu hiện rõ rệt nhất trong lĩnh vực sản xuất là sự sụt giảm đơn hàng ở các công ty FDI, các yêu cầu thanh toán mua nguyên vật liệu buộc phải chuyển sang hình thức an toàn nhất là L/C qua các ngân hàng bắt buộc phải thuộc hạng uy tín nhất.

Ảnh: ShutterStock

Tiếp tục đọc “Nền kinh tế hớt váng”

‘Vòng xoáy’ tiền, chứng khoán và được, mất – 3 kỳ

***

‘VÒNG XOÁY’ TIỀN, CHỨNG KHOÁN VÀ ĐƯỢC, MẤT:

Dòng tiền đổ vào chứng khoán đến từ đâu?

13/05/2021 | 09:02

TTCK đã thu hút dòng tiền kỷ lục, nhiều phiên giao dịch với giá trị tỷ đô; Ảnh: Như Ý
TTCK đã thu hút dòng tiền kỷ lục, nhiều phiên giao dịch với giá trị tỷ đô; Ảnh: Như Ý

TPO – Bất chấp dịch bệnh COVID – 19 đang phức tạp, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn giữ đà tăng điểm, tăng thanh khoản với việc dòng tiền từ khắp nẻo liên tục đổ về. Sự hấp dẫn của cổ phiếu cứ mua là có lãi từ hơn nửa năm nay đã trở thành “hấp lực” lôi kéo đám đông các nhà đầu tư mới, cùng các tổ chức, quỹ lao vào như thiêu thân. Trong vòng xoáy chứng khoán tăng giá này, ai cũng kỳ vọng mình sẽ kiếm được bẫm.

Tiếp tục đọc “‘Vòng xoáy’ tiền, chứng khoán và được, mất – 3 kỳ”

Con trai Trần Bắc Hà “rửa” 10,4 triệu USD như thế nào?

27/03/2020 06:39 – Ngọc Lê, Thái Sơn

thanhnienVới vai trò là Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà tạo điều kiện cho con trai mình là Trần Duy Tùng góp vốn vào Ngân hàng LaoVietBank. Hành vi này của Tùng có dấu hiệu của tội rửa tiền.

Ông Trần Bắc Hà. Ảnh: Thanh Niên

Liên quan đến sai phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), với vai trò là Chủ tịch HĐQT BIDV, ông Trần Bắc Hà đã tạo điều kiện cho con trai mình là Trần Duy Tùng (Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn An Phú) góp vốn sai quy định vào Ngân hàng liên doanh Lào – Việt (LaoVietBank, ngân hàng có trụ sở tại Lào).

Cơ quan điều tra xác định hành vi của Trần Duy Tùng có dấu hiệu “vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới”, “rửa tiền”.

Tiếp tục đọc “Con trai Trần Bắc Hà “rửa” 10,4 triệu USD như thế nào?”

Câu chuyện lợi nhuận của ngành ngân hàng

Lê Hoài Ân (*) – Nguyễn Duy Khánh (**) Chủ Nhật, 22/08/2021

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) – Dịch Covid-19 đã tàn phá các nền kinh tế trong suốt hai năm qua, Việt Nam cũng không ngoại lệ, đặc biệt là khi biến chủng mới bùng phát mạnh những tháng gần đây. Doanh nghiệp các ngành nghề gặp rất nhiều khó khăn để duy trì việc kinh doanh. Tuy nhiên, trong cùng thời gian này thì những khoản lãi khổng lồ của ngân hàng thương mại được công bố đang khiến xã hội đặt nhiều dấu hỏi. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ cung cấp các giải mã về lợi nhuận của ngành ngân hàng.

Đã có nhiều chỉ trích của các nhà phê bình về việc ngân hàng đang “trục lợi” trên khó khăn của các doanh nghiệp và rồi cũng có những giải thích bảo vệ từ những người trong ngành. Tuy nhiên, tất cả dường như là chưa đủ để thể hiện sự thật đằng sau vấn đề.

Tiếp tục đọc “Câu chuyện lợi nhuận của ngành ngân hàng”

Vay ngang hàng: Hệ lụy từ thiếu hành lang pháp lý

Thùy Dương/BNEWS/TTXVN 07:52′ – 02/03/2021

Thận trọng P2P Lending có thể gây tổn hại cho người tiêu dùng

Việc thiếu hành lang pháp lý đang khiến thị trường P2P Lending không được kiểm soát, hoạt động biến tướng, gây hệ lụy xấu cho xã hội, gây mất uy tín cho hình thức cho vay này.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới; trong đó, có ứng dụng cho hoạt động vay ngang hàng (P2P Lending). Tuy nhiên việc thiếu một hành lang pháp lý cho hoạt động này đã gây ra nhiều vấn đề.

Tiếp tục đọc “Vay ngang hàng: Hệ lụy từ thiếu hành lang pháp lý”

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức – 4 kỳ

***

Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức

12:30, 19/04/2021

(Chinhphu.vn) – Từ sự thúc ép phải tồn tại và phát triển trong đại dịch COVID-19 và những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bước vào một giai đoạn then chốt với những cơ hội lớn và thách thức chưa có tiền lệ.

Theo các chuyên gia, chuyển đổi số ngân hàng liên quan tới một loạt các vấn đề công nghệ và đi cùng đó là các vấn đề pháp lý mới mẻ trong nhiều lĩnh vực

Tiếp tục đọc “Thúc đẩy chuyển đổi số trong ngân hàng: Cơ hội và thách thức – 4 kỳ”