Từ một vụ mất sách

PHẠM HOÀNG QUÂN 01/01/2023 09:52 GMT+7

TTCT Sự nhiêu khê khi muốn đọc sách ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VHN) đã khiến gần mười năm rồi tôi quên luôn ở Việt Nam có kho sách cổ nơi này.

Sự nhiêu khê khi muốn đọc sách ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VHN) đã khiến gần mười năm rồi tôi quên luôn ở Việt Nam có kho sách cổ nơi này. Chợt dư luận ồn ào, những thông tin hồi tuần qua về vụ kho sách cổ ở VHN bị mất 25 cuốn, gây thắc mắc nhiều hơn sự tiếc rẻ.

Từ một vụ mất sách - Ảnh 1.

Một trang trong sách “Càn khôn nhất lãm” của Phạm Đình Hổ, có dấu Hoàng Xuân Hãn, hiện lưu ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ký hiệu VHv.1360 [ảnh chụp từ sách “Một số tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa…”, NXB Khoa học xã hội, 2014]. Ảnh: tư liệu của Phạm Hoàng Quân

Ngày trước là bản tin cho biết sách đã mất từ hồi tháng 7-2022, nay mới công bố; ngày sau là tin cho biết viện trưởng nói tìm được một cuốn (Nam Quốc địa dư chí), do ghi nhầm mã số rồi xếp lộn kệ gì đó. 

Một kho tàng văn hiến quốc gia được bảo quản nghiêm mật, nói mất là mất; một cơ quan quản lý thư viện đặc biệt quan trọng, ứng dụng khoa học thư mục ra sao mà nói kiểm kê ghi lộn ký hiệu!

Trong vài thư viện lớn ở thủ đô có cất giữ sách Hán Nôm (Thư viện Viện Sử học, Thư viện Viện Thông tin Khoa học xã hội, Thư viện Quốc gia, Thư viện Đại học chuyên ngành…) thì kho sách cổ ở VHN là nơi nhiều nhứt, sách quý hiếm cũng nhiều nhứt. 

Phát ngôn của lãnh đạo viện này cho thấy đây là nơi bảo tồn những tài liệu lịch sử đặc biệt quan trọng, gồm nhiều sách cổ liên quan đến nghiên cứu lịch sử chủ quyền lãnh thổ quốc gia, mà công tác bảo quản đặc biệt nghiêm ngặt.

Tiếp tục đọc “Từ một vụ mất sách”

“Viết cho trẻ em là một trách nhiệm lớn lao”

PHAN XUÂN LOAN 26/10/2017 2:10 GMT+7

TTCT Quan sát Tamara Kriukova trò chuyện với các độc giả của mình tại hội sách quốc tế Matxcơva tháng 9-2017, khó tưởng tượng nữ nhà văn đã ngoài lục tuần. 

Tamara Kriukova với chú mèo (nhưng không phải là Barsik) của mình.-Ảnh: P.X.L.
Tamara Kriukova với chú mèo (nhưng không phải là Barsik) của mình.-Ảnh: P.X.L.

 Trẻ trung, hóm hỉnh khiến các khán giả nhí cười vang, Tamara Kriukova cùng các nhân vật của mình đã chiếm một góc ấm áp và tin cậy trong tim những người đọc trẻ. Bà đã dành cho TTCT cuộc trò chuyện nhân cuốn sách đầu tiên của bà, Nhật ký mèo khôn, ra mắt độc giả Việt Nam.

Sinh nhật ngày cá tháng tư

Chị nổi tiếng ở Nga là nhà văn thiếu nhi với đủ các thể loại chinh phục, từ cổ tích, truyện tranh, nhật ký các chú mèo… tới những truyện dài về rung động đầu đời của tuổi thiếu niên… Vì sao chị chọn độc giả trẻ?

Tiếp tục đọc ““Viết cho trẻ em là một trách nhiệm lớn lao””

Khi sách bị cấm ở trường học

TRÚC ANH 25/2/2022 6:10 GMT+7

TTCT Nhà tù kiểm duyệt sách đã đành, ngay ở chốn học đường, chuyện cấm sách cũng đã liên tục diễn ra trong hơn một thế kỷ qua ở Mỹ, nhân danh bảo vệ trẻ em. Làn sóng đó đã trở lại và vẫn tiếp diễn, từ cuối 2021 đến nay.

 Ảnh: AFP

Tại Tennessee, nơi những quyển sách văn học hư cấu bị vùi trong lửa, hội đồng trường học quận McMinn hồi cuối tháng 1 yêu cầu cấm Maus, hồi ký dưới dạng truyện tranh về nạn diệt chủng Holocaust của tác giả Art Spiegelman, lưu hành trong trường học. Các quan chức giáo dục McMinn cho rằng họ không phản đối chuyện dạy về thảm sát, nhưng những lời nói tục tĩu, cảnh khỏa thân, hình ảnh bạo lực và mô tả cảnh tự tử trong Maus “quá người lớn để được dùng trong nhà trường”.

Tiếp tục đọc “Khi sách bị cấm ở trường học”

Sách sau song sắt

HOA KIM 24/2/2022 6:05 GMT+7

TTCTSách là phiến đá lót trên con đường hoàn lương của phạm nhân, nhưng đưa sách vào nhà tù là cuộc đấu tranh dai dẳng với bộ máy quan liêu, với sự kỳ thị của xã hội, và cả với dịch bệnh.

 Minh họa: Elizabeth Brockway/The Daily Beast

Đọc sách là một trong những biện pháp giáo dục phạm nhân đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất, nhưng lại mang lại hiệu quả rất lớn. Một nghiên cứu năm 2018 của tập đoàn tư vấn chính sách RAND (Mỹ) sử dụng dữ liệu thu thập trong 30 năm cho thấy việc tiếp cận giáo dục có thể giúp kéo giảm tỉ lệ tái phạm của tù nhân đến 43% và tiết kiệm hàng trăm triệu USD ngân sách. “Nhưng mọi nỗ lực giáo dục sẽ là bất khả thi nếu tù nhân không được tiếp cận sách” – Nila Bala, đồng sự tại Viện nghiên cứu chính sách R Street, viết cho báo Washington Post.

Tiếp tục đọc “Sách sau song sắt”

Sách cho thiếu nhi – cần một chân trời mộng mơ

Trâm Anh – Thứ Năm,  20/9/2018, 13:50 

(TBKTSG) – Viết sách cho thiếu nhi là một công việc nhiều thách thức với các nhà văn, bởi tính chất đặc biệt của thể loại này.

Độc giả thiếu nhi là những độc giả ít sự kiên nhẫn, mọi thứ phải cuốn hút từ đầu. Thiếu nhi cũng có lăng kính hoàn toàn khác với người lớn: không gì là không thể, luôn luôn có lý do cho mọi chuyện, mọi thứ phi logic đều trở nên logic ở sự tưởng tượng trẻ thơ.

Nhà văn Andecxen từng nói: Bất cứ đứa trẻ nào cũng có khả năng nói chuyện với loài vật, nhưng càng lớn, tư chất đó càng mất dần đi. Tiếp tục đọc “Sách cho thiếu nhi – cần một chân trời mộng mơ”

Chiến lược xuất bản cho đô thị 4.0: Bao giờ mới đến?

SGGP 

Ngành xuất bản TPHCM (tính chung cả xuất bản, in và phát hành) chiếm vị trí chủ đạo trong cả nước. Thế nhưng, cho đến nay, lĩnh vực xuất bản tại thành phố vẫn chưa có một định hướng phát triển cụ thể, một hướng đi rõ ràng đáp ứng các nhu cầu chung của thành phố.

Chiến lược xuất bản cho đô thị 4.0: Bao giờ mới đến? ảnh 1 Trẻ em chọn mua sách tại Đường sách TPHCM Tiếp tục đọc “Chiến lược xuất bản cho đô thị 4.0: Bao giờ mới đến?”

Ngành xuất bản đối mặt nhiều thách thức

SGGP 

Nhìn từ những con số, xuất bản Việt Nam năm 2017 có phần chững lại so với năm 2016, số sách đăng ký xuất bản cũng như số sách xuất bản, in và phát hành đến tay bạn đọc đều giảm, thì ngoài nỗi lo về những con số còn là nỗi lo chung về tình hình xuất bản tương lai gặp khó khăn.

Thiếu nhi là độc giả nồng nhiệt nhất, nhưng vẫn thiếu chính sách hỗ trợ sách dành cho thiếu nhi Thiếu nhi là độc giả nồng nhiệt nhất, nhưng vẫn thiếu chính sách hỗ trợ sách dành cho thiếu nhi Tiếp tục đọc “Ngành xuất bản đối mặt nhiều thách thức”

Con đường sản sinh sách nhảm

Con đường sản sinh sách nhảm
Sách nhảm ra đời là hệ lụy của cách làm bừa, làm ẩu.

Theo một số người trong ngành xuất bản thì số đơn vị làm sách nhảm hiện nay chỉ chiếm chưa đến 20%. Người làm sách nhảm thời kỳ nào cũng có và rất khó để loại bỏ những thành phần này. Cũng có những đối tác liên kết xuất bản làm ăn tử tế, có tâm với nghề và cho ra những cuốn sách có nội dung tốt, bán chạy nhưng cũng có đối tác lựa chọn hướng đi là làm sách nhảm vì dễ kiếm lời. Tiếp tục đọc “Con đường sản sinh sách nhảm”

“Ma trận” sách “nhảm” đầu độc trẻ thơ

LĐO | 

Thời gian qua, nhiều cuốn sách thiếu nhi có nội dung không phù hợp đã “lọt” ra thị trường.
Thời gian qua, nhiều cuốn sách thiếu nhi có nội dung không phù hợp đã “lọt” ra thị trường.

Không phụ huynh nào muốn con em mình đọc được những cuốn sách có nội dung từ cổ vũ bạo lực, dạy con trẻ nói dối cho đến những sai lệch trong việc nhận thức. Nhưng đâu ngờ, những cuốn truyện tranh, bìa thì ghi dành cho thiếu nhi, nhưng bên trong lại chứa nội dung “người lớn” vẫn được bày bán trên thị trường. Nhiều phụ huynh nói rằng, họ bất an, lo lắng, “run tay” khi đi mua sách cho con. Tiếp tục đọc ““Ma trận” sách “nhảm” đầu độc trẻ thơ”

Giật mình tin tiêu hủy hơn 10 ngàn quyển sách ở Thư viện Uông Bí

NN – Cập nhật: 13:05, Thứ 5, 15/03/2018

“Tôi nghĩ rằng hàng vạn quyển sách như thế mà lại mang đi tiêu hủy thì vấn đề không đơn giản. Ở đây, ai cho phép tiêu hủy thì người đó phải chịu trách nhiệm đầu tiên”, ông Nguyễn Hữu Giới – Chủ tịch Hội Thư viện Việt Nam nói.

Tiêu hủy nhiều tài liệu quý hiếm

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP Uông Bí ký văn bản số 29/QĐ-VHTT, nêu rõ: Bán thanh lý báo, tạp chí 27 loại; Tiêu hủy 10.200 quyển sách.

img-8628160628187
Thư viện Uông Bí

Tiếp tục đọc “Giật mình tin tiêu hủy hơn 10 ngàn quyển sách ở Thư viện Uông Bí”

Sách giáo khoa phải viết cụ thể về cuộc chiến chống Trung Quốc 

20/08/2017 08:26 GMT+7

TTOBộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất đã đưa ra những quan điểm tiến bộ, trong đó từ bỏ cách gọi chính quyền Việt Nam cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyền và chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc…

Sách giáo khoa phải viết cụ thể về cuộc chiến chống Trung Quốc 
Xẻ núi đưa pháo lên điểm tựa trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc – Ảnh: ĐÀO VĂN SỬ

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc từ năm 1979 cần phải chỉ đích danh là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đánh Việt Nam.

Không thể gọi là quân Trung Quốc tiến xuống hay tiến vào Việt Nam, bởi như vậy không nói lên được bản chất vấn đề.

Sách giáo khoa lịch sử phải viết cụ thể về cuộc chiến này, chứ không thể viết dăm ba dòng như vậy thì ai có thể hiểu được?

 PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÀ

Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa phải viết cụ thể về cuộc chiến chống Trung Quốc “

Hồi ký ‘Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)’ của Trần Trọng Kim bị thu hồi

NN 26/06/2017, 13:26 (GMT+7)

Cục Xuất bản, In và Phát hành (Bộ Thông tin & Truyền thông) đã có văn bản yêu cầu Nhà xuất bản Hội Nhà văn: “Không phát hành và thực hiện thu hồi toàn bộ số sách “Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)” đang phát hành trên thị trường.

Hồi ký “Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)” của học giả Trần Trọng Kim theo giới thiệu của nhà sách Phương Nam “là tài liệu quan trọng nhất về việc thành lập, tổ chức, hoạt động của Nội các Trần Trọng Kim”

Tiếp tục đọc “Hồi ký ‘Một cơn gió bụi (Kiến văn lục)’ của Trần Trọng Kim bị thu hồi”

Biển Đông-Cuộc chiến quyền lực ở châu Á – Chương 5: Dầu khí ở Biển Đông

SP – [Trích] Bill Hayton- BIỂN ĐÔNG – Cuộc chiến quyền lực ở châu Á

Chương 5

Được miếng và tay không
Dầu khí ở Biển Đông

Something and Nothing
Oil and Gas in the South China Sea

Tháng 8 năm 1990, Đông Nam Á đã trở nên rất phấn khởi về việc ‘Trung Quốc trở lại’. Đã một năm kể từ khi vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn và nhiều nhân vật có ảnh hưởng nghĩ rằng đã tới lúc quay trở lại với công việc [bang giao]. Phô trương ầm ĩ, Thủ tướng Lí Bằng, một trong những người đằng sau vụ thảm sát, đã bắt tay vào một chuyến thăm khu vực 9 ngày. Tiếp tục đọc “Biển Đông-Cuộc chiến quyền lực ở châu Á – Chương 5: Dầu khí ở Biển Đông”

Sản xuất lúa và biến đổi khí hậu…

Thanh Thanh Thứ Tư,  14/11/2012, 11:18 (GMT+7)

(TBKTSG Online) – Cuốn sách “Sản xuất lúa và tác động của biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” do PGS. TS. Nguyễn Ngọc Đệ – TS. Lê Anh Tuấn – hai nhà khoa học chuyên ngành nông nghiệp và thủy học môi trường hiện đang công tác tại trường Đại học Cần Thơ hợp tác biên soạn, do Saigon Times Books phối hợp với NXB Tổng hợp TPHCM xuất bản, với sự tài trợ của Tổng công ty Phân bón và hóa chất dầu khí – CTCP. Tiếp tục đọc “Sản xuất lúa và biến đổi khí hậu…”