Cà phê Tây Nguyên – Những cơn khát

tiasang – Võ Kiều Bảo Uyên

Thiếu nước đang đe dọa cây cà phê ở Tây Nguyên, nhưng ở chiều ngược lại, cây cà phê cũng đẩy vùng đất này đối mặt với những cơn khát do các hoạt động canh tác thiếu bền vững.

Cây cà phê héo rũ vì khát nước ở Đắk Lắk. Ảnh: Thành Nguyễn

Vài tháng trong năm, khi cây cà phê chưa vào vụ, bà Hoa(*) sẽ rời quê nhà Đắk Lắk, Tây Nguyên xuống các thành phố phía Nam tìm các công việc thời vụ. Đây là cách một người phụ nữ 50 tuổi kiếm thêm thu nhập khi rẫy cà phê của gia đình bà mấy năm liền năng suất kém do thiếu nước.

“Trong thôn nhiều người cũng đi. Phải đi, vì mình đâu có tin tưởng được là đến mùa sẽ có trái thu hoạch”, nông dân người Thái này nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 11 năm ngoái, khi đang làm bảo vệ cho một tòa nhà ở TP.HCM, cách quê bà hơn 300km.

Hạn hán vào mùa khô năm 2020 làm 4 hecta cà phê của bà bị rụng bông, héo cành, không đậu trái. Nhưng đó chưa phải là thứ tệ nhất mà bà Hoa chứng kiến, toàn bộ miếng rẫy đã chết khát trong trận hạn hán lịch sử bốn năm trước đó.

Tiếp tục đọc “Cà phê Tây Nguyên – Những cơn khát”

Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?

tiasang  – Thanh An

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu khiến cơn khát “giọt nước, giọt vàng” xuất hiện thường xuyên ở nhiều vùng đất, qua đó châm ngòi cho những xung đột nguồn nước.

Dòng Vu Gia – Thu Bồn là khởi nguồn của xung đột nguồn nước diễn ra trong nhiều năm. Nguồn: Báo Đà nẵng.

Một tương lai ngày càng khát

Chảy qua hai xã cạnh nhau là Đại Đồng và Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), suối Mơ và suối Thơ không chỉ có vẻ đẹp nguyên sơ thu hút nhiều du khách mà còn là nguồn cấp nước quan trọng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống xoay quanh hai con suối không thơ mộng như cái tên của nó: “Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra xung đột nghiêm trọng vào mùa khô do khan hiếm nước. Cả hai xã đều cho rằng nguồn nước không được quản lý và phân bổ công bằng. Xung đột vẫn diễn ra hằng năm và vẫn chưa tìm được biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế, kể lại sau chuyến khảo sát về tình trạng tranh chấp nước ở khu vực này vào năm 2019.

Tiếp tục đọc “Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?”

Nỗi lo thiếu nước của Sài Gòn

vnexpress.net

TP HCM chỉ có thể cầm cự không quá một ngày nếu mất nước, bởi đô thị 10 triệu dân chưa có đủ nguồn dự phòng trong tình huống khẩn nguy.

Năm 1975, dân số TP HCM khoảng 3 triệu người. 47 năm sau, số người sinh sống tại thành phố là gần 10 triệu, chưa tính khách vãng lai. Để đáp ứng nhu cầu người dân và phát triển kinh tế của đô thị lớn nhất nước, hơn 4 thập niên qua, ngành cấp nước thành phố liên tục tăng công suất, từ 450.000 m3 lên 2,4 triệu m3 – hơn gấp 5 lần.

https://flo.uri.sh/visualisation/10730503/embed?auto=1Công suất cấp nước 47 năm qua tăng hơn gấp 5 lần.

Thống kê thời gian gần đây cứ 5 năm, thành phố lại tăng một triệu người. Nếu tính mỗi người cần trung bình 200 lít nước một ngày, đô thị lớn nhất Việt Nam sẽ tiêu thụ thêm 365 triệu m3 nước mỗi năm – bằng gần 1/4 dung tích hồ Dầu Tiếng (1,5 tỷ m3). Đó là chưa kể nhu cầu về nước cho các hoạt động sản xuất, dịch vụ còn cao hơn nhiều so với nước sinh hoạt.

Tiếp tục đọc “Nỗi lo thiếu nước của Sài Gòn”

Human disruption to Earth’s freshwater cycle has exceeded the safe limit 

theconversation.com

Green water – the rainwater available to plants in the soil – is indispensable for life on and below the land. But in a new study, we found that widespread pressure on this resource has crossed a critical limit.

The planetary boundaries framework – a concept that scientists first discussed in 2009 – identified nine processes that have remained remarkably steady in the Earth system over the last 11,700 years. These include a relatively stable global climate and an intact biosphere that have allowed civilisations based on agriculture to thrive. Researchers proposed that each of these processes has a boundary that, once crossed, puts the Earth system, or substantial components of it, at risk of upset.

Tiếp tục đọc “Human disruption to Earth’s freshwater cycle has exceeded the safe limit “

Thiệt hại hàng nghìn tỷ do suy giảm nguồn nước sông Mê Công

Thứ Ba, 07-09-2021, 18:53Lưu vực sông Mekong. (Ảnh: Duy Khương/TTXVN)

NDSố lượng nước sông Mê Công từ thượng nguồn về đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 giảm 157 tỷ m3 so với năm 2011. Lượng phù sa bùn cát năm cũng giảm tương ứng 14 triệu tấn so với năm 2017…

Trong khuôn khổ Đại hội Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) 15 diễn ra ngày từ ngày 6 đến 8/9 theo hình thức trực tuyến, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã trình bày, chia sẻ báo cáo kết quả kiểm toán việc quản lý nguồn nước lưu vực sông Mê Công gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Đây là một trong những nội dung quan trọng của Tuyên bố Hà Nội – sáng kiến được Việt Nam đề xuất với vai trò Chủ tịch Tổ chức các cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhiệm kỳ 2018-2021 (Đại hội ASOSAI 14).

Tiếp tục đọc “Thiệt hại hàng nghìn tỷ do suy giảm nguồn nước sông Mê Công”

Khát nước giữa bốn bề sông nước

Khát nước giữa bốn bề sông nước
Cây lúa bị thiệt hại

Một ngày cuối tháng 2, bà Phan Thị Lan (xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh) ra đứng giữa đồng trong tâm trạng bấn loạn. Gần 1ha lúa đông xuân của bà đã chết khô tự lúc nào. Nhà bà Lan có 1,7ha trồng lúa, nhưng đã bị mất trắng 1ha do không đủ nước tưới. Giờ chỉ biết tìm mọi cách để cứu 0,7ha lúa 45 ngày tuổi còn lại.

Tiếp tục đọc “Khát nước giữa bốn bề sông nước”

Hạn kinh hoàng, người Gia Lai mót từng giọt nước đục ngầu từ hố trũng về ăn

Thứ Ba, 26/05/2020 07:18:36 +07:00

(VTC News) – Hàng trăm hộ sử dụng chung một nguồn nước, dân mót nước đục ngầu từ hố trũng về ăn đang là thực trạng diễn ra tại nhiều vùng sâu thuộc tỉnh Gia Lai.

Hạn kinh hoàng, người Gia Lai mót từng giọt nước đục ngầu từ hố trũng về ăn - 1

Nắng hạn kéo dài khiến nguồn nước sinh hoạt của người dân bị thiếu hụt nghiêm trọng. Cả tháng nay, người dân ở xã thuộc huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đều phải xách chai, can nhựa ra các điểm lấy nước cách xa nhà hàng chục cây số lấy nước về sinh hoạt.

Hạn kinh hoàng, người Gia Lai mót từng giọt nước đục ngầu từ hố trũng về ăn - 2

Vì quá nhiều người lấy nước trong ngày nên nguồn nước ở các điểm ngày càng cạn kiệt, từ đó người dân phải chia nhau ra lấy theo từng đợt. Bà con tận dụng hết những chai, can nhựa trong nhà để tới hứng nước về sử dụng tiết kiệm qua ngày. Tiếp tục đọc “Hạn kinh hoàng, người Gia Lai mót từng giọt nước đục ngầu từ hố trũng về ăn”

Mekong Delta’s main flower, ornamental plant growing district affected by saltwater in rivers

vietnamnews – Update: December, 14/2019 – 09:00

Farmers prepare to sell flowers during the 2019 Tết in Bến Tre Province’s Chợ Lách District. – VNA/VNS Photo Huỳnh Phúc Hậu

BẾN TRE – The unusually early saltwater intrusion this year is threatening the farming of flowers and ornamental plants in Bến Tre Province’s Chợ Lách District, the Cửu Long (Mekong) Delta’s largest producer of flowers and ornamental plants.

Chợ Lách is growing more than 11 million pots of flowers and ornamental plants for Tết (Lunar New Year), which falls on January 25 next year, according to the district Bureau of Agriculture and Rural Development. Tiếp tục đọc “Mekong Delta’s main flower, ornamental plant growing district affected by saltwater in rivers”

Nghịch lý ở Đắk Lắk: Hơn 1.000ha cây trồng chết khát trong khi nhiều khu vực ngập lụt

21/08/2019 16:08 GMT+7

TTO – Trong khi nhiều địa phương tại Đắk Lắk như Ea Súp, Buôn Đôn, Buôn Ma Thuột, Cư M’gar… bị ngập lụt, thì tại huyện M’Đrắk lại khô hạn suốt 4 tháng qua làm hơn 1.000 ha cây trông chết khô.

Nghịch lý ở Đắk Lắk: Hơn 1.000ha cây trồng chết khát trong khi nhiều khu vực ngập lụt - Ảnh 1.

Hàng ngàn hecta lúa, hoa màu tại huyện M’Đrắk chết khô – Ảnh: L.ĐAN

Chiều 21-8, trao đổi với  Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Thế Thập, trưởng phòng NN&PTNT huyện M’Đrắk ( Đắk Lắk), cho biết: địa đang dùng nhiều phương án để cứu các diện tích lúa, cây trồng còn lại trong đợt nắng hạn khủng khiếp vừa qua. Tiếp tục đọc “Nghịch lý ở Đắk Lắk: Hơn 1.000ha cây trồng chết khát trong khi nhiều khu vực ngập lụt”

Đưa cuộc sống của người dân địa phương trở lại bình thường

Hành trình của Trần Phương Anh đến Ninh Thuận

Trần Phương Anh

UNICEF Viet Nam\Tran Phuong Anh

unicef.org – 17 Tháng 1 2017

“Trời đã mưa – một cơn mưa rất dài!! Chị không biết mọi người ở đây đã chờ đợi cơn mưa này bao lâu đâu,”Cha Ma Lế Thị Hem kể lại về cơn mưa vừa tuần trước trong lúc nói chuyện với tôi. Người mẹ 29 tuổi người dân tộc Raglei ở Ninh Thuận này đã phải vất vả suốt 36 tháng qua để chống chọi lại tình hình hạn hán kéo dài do không có mưa.

Trong chuyến đi vào cuối tháng 11 của tôi đến tỉnh miền trung hạn hán này với mục đích là gặp gỡ những người phụ nữ của cộng đồng Raglei, cộng đồng vẫn duy trì tập quán mẫu hệ với những người phụ nữ đóng vai trò người chủ gia đình, tôi gặp Hem ở chặng dừng đầu tiên. Tôi không ngừng nghĩ đến những gì họ đã trải qua trong khoảng thời gian thiên tai vừa qua. Tiếp tục đọc “Đưa cuộc sống của người dân địa phương trở lại bình thường”

Prime Minister requests urgent actions to cope with drought

A rice field in Hoài Ân District in central province of Bình Định withers because of drought. — VNA/VNS Photo Nguyên Linh

VNN July, 26/2019 – 09:00

HÀ NỘI — Prime Minister Nguyễn Xuân Phúc has urged central localities to redouble efforts to cope with the prolonged heat wave, drought and saltwater intrusion in the region. Tiếp tục đọc “Prime Minister requests urgent actions to cope with drought”

Hội An tourism city lacking drinking water

The water level of the Hội An water company’s reservoir nears bottom level during the recent hot spell.— Photo dantri.com.vn

VNN July, 22/2019 – 08:03

HỘI AN — A water shortage in Quảng Nam Province’s Hội An City in central Việt Nam is greatly affecting the lives of thousands of locals and tourists. Tiếp tục đọc “Hội An tourism city lacking drinking water”

Miền Trung đang chết cháy

PN  by Nhóm PV Miền Trung, Sơn Vinh

Sông nhiễm mặn, nước sinh hoạt thiếu, trẻ em và người già nhập viện ồ ạt, ruộng đồng khô cháy, cây trồng héo hon… Miền Trung đang trải qua những ngày nắng nóng khốc liệt. Dải đất gian khó này như bỏng rộp lên.

CHẮT CHIU TỪNG GIỌT NƯỚC SINH HOẠT

Nắng như thiêu, ở biển càng rát hơn bởi gió mang hơi nước mặn. Gió mang lưỡi lửa càn quét những gì nó gặp đã đành, mà còn hút kiệt chút ẩm ướt còn sót lại dưới đất sâu. “Chúng tôi ở đây thiếu nước quanh năm, nhưng năm nay đã thiếu lại càng thiếu” – ông Trương Tấn, ở thôn Phú Tân 1, xã An Cư, H.Tuy An, tỉnh Phú Yên, nói.  Tiếp tục đọc “Miền Trung đang chết cháy”