Công viên, quãng nhớ mông lung

?

Sáng này, nghe tôi than cái cột sống lưng thoái hóa, không thể đi bộ quãng đường xa, anh sui Ngọc Thành chỉ đưa tôi ra trạm xe bus ngay trước nhà để lên Cabramatta uống cà phê. Ngồi cà phê Nhớ cả buổi, anh mới hỏi tôi có thể đi dạo công viên ở… hơi xa một chút được không. “Đi dạo mấy cái công viên ở vùng Cabramatta, Liverpool này thì không có gì lạ nhưng công viên ở Parramatta thì đặc biệt tĩnh lặng. Thú vị lắm, ông đến sẽ ưng ý liền!”, anh Thành diễn giải thêm. Tiếp tục đọc “Công viên, quãng nhớ mông lung”

Đừng sợ xã hội dân sự!

21/05/2006 15:02 GMT+7

TTCT“Ở VN có một số người sợ rằng nếu thúc đẩy xã hội dân sự (XHDS) sẽ có sự đối lập với chính quyền. Sợ như thế là hơi quá, là không tin vào người dân. Chính vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu về XHDS”.

svVS8l9Q.jpg
Ảnh: Việt Dũng

* Thưa ông, phải hiểu khái niệm XHDS như thế nào?

– Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy XHDS đã tồn tại ở VN từ rất lâu. Nói nôm na, đó là các tổ chức xã hội nằm ngoài Nhà nước, nằm ngoài các hoạt động của doanh nghiệp (thị trường), nằm ngoài gia đình, để liên kết người dân với nhau trong những hoạt động vì một mục đích chung. Tiếp tục đọc “Đừng sợ xã hội dân sự!”

Biên giới 1979 trước “biển người” phương Bắc

600.000 quân Trung Quốc được huy động để thực hiện một cuộc phá hoại rộng lớn trên đất Việt Nam. Mọi chuyện không như ý muốn của kẻ thù.

***

VNE – Nhiều năm sau này, người trong vùng vẫn kể về cái đêm con trai cô Dén chết. Đoàn người sơ tán từ thị xã Cao Bằng, lần rừng về cầu Tài Hồ Sìn, tìm đường xuôi về Bắc Kạn, Thái Nguyên, những vùng chiến sự chưa lan tới. Gặp một trại lính Trung Quốc, đoàn người bấm nhau đi thật khẽ. Đúng lúc, từ phía nhà cô Dén có tiếng ọ ọe của trẻ con. Thằng bé bú no nê và được ủ ấm, đã thức giấc. Cô Dén loay hoay tìm cách để nó thôi khóc. Tiếp tục đọc “Biên giới 1979 trước “biển người” phương Bắc”

Thay đổi nhỏ, tác động lớn: Cải thiện nước sạch và vệ sinh cho trẻ em ở An Giang

Nguyễn Thanh Hiền

UNICEF Việt Nam\Trương Việt Hùng

UNICEF – 21 Tháng 3 2019

Trần Anh Bảo và Trần Anh Kha phấn khởi, tự hào khi kể chuyện về một điều mới mẻ trong gia đình mình mà nhiều người trong chúng ta có thể nghĩ là rất bình thường. Hai anh em sống ở tỉnh An Giang, một tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hai cậu bé tươi cười, phấn khởi, khoe với chúng tôi nhà vệ sinh và nhà tắm mới xây. Trong căn nhà khiêm tốn của gia đình, công trình vệ sinh mới này có ý nghĩa rất lớn với hai Anh Bảo, Anh Kha, em gái Kim Ngân và ông bà. Từ nay, gia đình của các em đã có thể đánh bay nguy cơ nhiễm bệnh và giữ gìn sức khỏe nhờ có công trình nước sạch và vệ sinh mới. Tiếp tục đọc “Thay đổi nhỏ, tác động lớn: Cải thiện nước sạch và vệ sinh cho trẻ em ở An Giang”