Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam

VNA – 10/07/2018 00:01 GMT+7

Trong hơn một thập kỷ qua, Việt Nam đã có những chính sách và hành động được thế giới đánh giá cao, cụ thể như tuyền truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, thành lập các trung tâm cứu hộ động vật hoang dã trong việc thực thi những cam kết về bảo vệ các loài động vật hoang dã, quý hiểm trong sách đỏ.


Trung tâm cứu hộ Linh Trưởng nguy cấp (EPRC) Cúc Phương hiện đang có 6 loài linh trưởng quý hiếm mà không nơi nào trên thế giới nuôi nhốt bảo tồn được. Ảnh: Công Đạt
Tiếp tục đọc “Bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’

MTG – Đăng lúc: 02.05.2017 11:26


Hệ sinh thái tại Sơn Trà đang bị xâm hại khiến cộng đồng xã hội hết sức bức xúc. Ảnh loài Voọc chà vá chân nâu quý hiếm tại Sơn Trà – Ảnh: Lê Tuấn

   “Nếu có sự kết hợp hài hòa nhất giữa tự nhiên và xã hội thì sự kết hợp đó chính là Hoàng Đình Bá” (giáo sư Trần Quốc Vượng). Và khi nhắc đến Sơn Trà, không thể không nhắc đến ông thần rừng này.

Lần đầu tiên tôi đặt chân đến Sơn Trà là vào năm 1978, lúc tôi đang là bộ đội, khi chiến tranh biên giới Tây Nam nổ ra và cả nước đang chuẩn bị chống quân Trung Quốc xâm lược ở biên giới phía Bắc. Toàn đại đội của tôi được lệnh vào Sơn Trà bằng tàu quân sự qua đường biển, nói là để “truy quét tàn quân địch” nhưng thực chất có lẽ là tham gia làm tiền trạm cho cấp trên kiểm soát một vị trí chiến lược nhằm chuẩn bị bố trí phòng thủ nếu chiến tranh diễn ra trên toàn quốc. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành

MTG – 04/05/2017 – 11:11 AM

“Hồn Tổ Quốc nằm trong rừng xanh thẳm/Rừng điêu tàn là Tổ Quốc điêu linh”. Đó là câu thơ mà Hoàng Đình Bá có lần đọc tôi nghe, tôi không nhớ là thơ của ai. Đối với ông Bá, rừng là Tổ Quốc. Sơn Trà là Tổ Quốc.

Voọc chà vá chân nâu ở bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Trường Sinh

Trận lụt núi lở đá trôi năm Thìn 1964 gây tang thương cho Quảng Nam, khiến 6000 người chết. “Núi lở đá trôi” không phải là hình tượng ví von mà là sự thật, núi đã lở từng mảng, đá đã trôi từng tảng lớn. Sau trận lụt lịch sử này, ông Võ Chí Công (Năm Công) khi ra Hà Nội đã báo cáo với Trung Ương và nhân dân miền Bắc. Sự kiện đó đã tác động sâu sắc đến giới khoa học. Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành”

Ông Nguyễn Sự: Tôi nổi điên vì phát biểu của lãnh đạo Tổng cục Du lịch về Sơn Trà

09:35 – 13/05/2017

infonet.vn_“Đọc bài trên Infonet, thấy thái độ của ông Hà Văn Siêu và đoàn công tác của Tổng cục Du lịch khi họp giải quyết kiến nghị của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng về quy hoạch Khu du lịch quốc gia ở Sơn Trà, thêm câu phát biểu họ không cần thấy Voọc chà vá chân nâu nhưng quy hoạch của họ vẫn tốt mà tôi tức ngược lên tới ngực!” – Đó là câu mở đầu của ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hội An (Quảng Nam) khi gọi điện cho PV Infonet lúc 6h10 tối 12/5.

Ông Nguyễn Sự, nguyên Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hội An (Ảnh: HC)

Ông cho hay, mấy tháng qua ông theo dõi rất sát các diễn biến chung quanh vụ 40 móng biệt thự ở khu du lịch sinh thái biển Tiên Sa cũng như quy hoạch khu du lịch quốc gia ở Sơn Trà. Tuy nhiên ông đã từ chối đề nghị phỏng vấn của khá nhiều báo, vì ông nghĩ mình ở Hội An, không nên can thiệp vào việc của Đà Nẵng. Nhưng đến khi đọc bài tường thuật buổi làm việc của Tổng cục Du lịch với Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng chiều 11/5 thì ông không thể im lặng được nữa mà gọi điện cho PV Infonet bày tỏ bức xúc: Tiếp tục đọc “Ông Nguyễn Sự: Tôi nổi điên vì phát biểu của lãnh đạo Tổng cục Du lịch về Sơn Trà”

Sơn Trà ký sự – Kỳ 4: Luận về Chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng

NĐT – 09/05/2017 – 19:37 PM

Nhắc đến Sơn Trà, các phương tiện truyền thông, cả “lề phải” lẫn “lề trái”, đều nhất mực ngợi ca Voọc chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng bãi Bụt. Trên truyền thông chưa thấy ai đề cập đến sự tương phản của hai “điểm nhấn” đó.

» Để voọc Sơn Trà còn đất sống
» Đừng để Sơn Trà bị “băm nát” và thu hẹp
» Sơn Trà ký sự – Kỳ 1: Chuyện về ông ‘thần rừng’
» Sơn Trà ký sự – Kỳ 2: Y cẩm dạ hành
» Sơn Trà ký sự – Kỳ 3: Mấu chốt của những vấn đề ‘nóng’ trên bán đảo Sơn Trà

Chúng tôi không mô tả về Chà vá chân nâu, vì người ta đã viết rất kỹ và chụp hình, quay phim rất rõ về loài động vật đặc biệt quý hiếm đang xếp vào danh mục cực kỳ nguy cấp này. Bạn đọc có thể dễ dàng tìm đọc và chiêm ngưỡng chúng trên mạng với đủ kiểu, đủ dáng, đủ mọi góc nhìn, góc chụp, góc quay.

Chỉ xin lưu ý là chúng chỉ ăn lá và hoa quả của những loài cây đặc hữu, là những loài cây chỉ có ở Sơn Trà, chỉ hít thở và sinh con đẻ cái trong hệ sinh thái của rừng nguyên sinh nơi đây. Chúng không ăn rặt một vài thứ như những con vật mà chúng ta nuôi, mà mùa nào, giờ nào chúng ăn những thứ gì trong những loài cây đặc hữu đó chúng ta không biết, không thể biết và không cần phải biết.

Toàn cảnh chùa Linh Ứng bãi Bụt

Tiếp tục đọc “Sơn Trà ký sự – Kỳ 4: Luận về Chà vá chân nâu và chùa Linh Ứng”

Những người đắm đuối vì voọc Sơn Trà

  • TẤN VŨ
  • 03.04.2017, 11:32

TTCT – Rừng, động vật của Việt Nam sao phải để các tổ chức nước ngoài tài trợ bảo tồn? Sao người Việt không làm điều đó? 

Bùi Văn TuấnNhững câu hỏi ấy đã thôi thúc một nhóm thanh niên và câu chuyện duyên nợ với voọc Sơn Trà của Trung tâm bảo tồn đa dạng sinh học Nước Việt Xanh (GreenViet) bắt đầu.

Căn nhà hai tầng chật chội ở đường Thành Vinh 1, nằm sát chân núi Sơn Trà, là nơi làm việc của hơn 10 người thuộc GreenViet đã hơn năm năm nay. Tiếp tục đọc “Những người đắm đuối vì voọc Sơn Trà”

Ánh mắt cầu cứu của “biểu tượng Đà Nẵng”

– 69 HOÀNG VĂN MINH 6:30 AM, 29/03/2017

Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng của Cty Cổ phần Biển Tiên Sa – nơi có 25 cá thể Vooc đang sinh sống.

Có người bảo Đà Nẵng có ba nơi nhạy cảm. Một là bờ biển thì coi như đã “xong”. Hai là bờ sông Hàn hiện cũng đã “hòm hòm”. Điểm còn lại là Sơn Trà, hiện đang “dậy sóng” bởi dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng của Cty Cổ phần Biển Tiên Sa cùng với “quy hoạch tổng thể phát triển du lịch quốc gia Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Nếu đề án này thành hiện thực, Sơn Trà sẽ “nát như tương” và những đàn voọc chà vá chân nâu – biểu tượng của Đà Nẵng tại APEC 2017 tới đây sẽ không còn đất sống.

Tiếp tục đọc “Ánh mắt cầu cứu của “biểu tượng Đà Nẵng””

Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển?

LĐO HỮU LONG 6:15 AM, 21/03/2017

Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà làm hình ảnh nhận diện thành phố nhân sự kiện năm APEC 2017 tại Đà Nẵng. Ảnh: GreenViet.

Trung tâm Bảo tồn Đa dạng sinh học Nước Việt Xanh khuyến cáo, việc xây dựng các dự án trên bán đảo Sơn Trà ảnh hướng đến môi trường sống của loài vọoc chà vá chân nâu, đẩy loài voọc trước nguy cơ tuyệt chủng. Ngay từ bây giờ, chúng ta cần đẩy mạnh giáo dục da dạng sinh học ở cấp nhà trường và đặt bài toán cân đối giữa bảo tồn và phát triển…

Tiếp tục đọc “Sơn Trà trở thành khu du lịch quốc gia: Bài toán giữa bảo tồn và phát triển?”

Báu vật Sơn Trà

26/12/2015 22:48

NLD – Trong khi voọc ngũ sắc có nguy cơ tuyệt chủng trên thế giới thì tại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng), chúng lại đang phát triển ổn định, từ 200 con năm 2007, đến nay đã tăng lên khoảng 350 con

Cách trung tâm TP Đà Nẵng chừng hơn 10 km, Khu Bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà có một loài động vật vô cùng quý hiếm trên thế giới đang sinh sống. Đó là voọc chà vá chân nâu, còn gọi là voọc ngũ sắc, một trong các loài động vật cần được bảo vệ vô điều kiện, thuộc danh mục nhóm IIB – mức nguy cấp trong Sách đỏ Việt Nam.

Thỏa sức săn ảnh đẹp

Nửa năm nay, TP Đà Nẵng mở tuyến du lịch Sơn Trà cho du khách ngắm voọc ngũ sắc, tìm hiểu về cuộc sống của loài linh trưởng này. Nơi đây còn thu hút rất nhiều tay máy chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư săn ảnh những con voọc ngũ sắc tuyệt đẹp.

Một gia đình voọc ngũ sắc ở Sơn Trà Ảnh: HOÀNG HÀ
Một gia đình voọc ngũ sắc ở Sơn Trà Ảnh: HOÀNG HÀ

Tiếp tục đọc “Báu vật Sơn Trà”

Ông Tây canh giữ đàn voọc ở Hòn Hèo: “Bó tay, tôi mệt lắm rồi”

() – Số 218 LINH PHẠN – 3:46 PM, 22/09/2015

Sylvio Lamarche: “bó tay”!.

Sylvio Lamarche, một người Canada trót phải lòng nét hoang sơ của núi cao, biển rộng Khánh Hòa, quyết định ở lại Việt Nam làm du lịch. Từ một lần tình cờ bắt gặp đàn voọc chà vá chân đen rong chơi trên sườn núi Hòn Hèo, Sylvio trở thành “người giám hộ” cho đàn voọc như một cơ duyên.

Cũng chỉ từ khi Sylvio lên tiếng, chính quyền địa phương mới chú ý đến loài voọc này và giới bảo vệ động vật cũng nhanh chóng vào cuộc. Nhưng đó là lúc bắt đầu những nhùng nhằng giữa các bên, chủ trương lập khu bảo tồn sau đó bị rơi vào lãng quên…Đàn voọc chà vá chân đen liệu có an toàn, ai sẽ cứu? Tiếp tục đọc “Ông Tây canh giữ đàn voọc ở Hòn Hèo: “Bó tay, tôi mệt lắm rồi””