Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn

 NĐT – 03:34 | Thứ bảy, 24/02/2018 0

Anh lái xe nghêu ngao hát: “Dù có đi bốn phương trời, mà vẫn ngỡ đang ở Nhổn…” lúc chúng tôi chạy tránh thị trấn Sapa để vượt đèo Ô Quy Hồ sang Bình Lư đi Sìn Hồ (Lai Châu). Không chỉ chúng tôi, những người từng yêu Sapa nay đều hầu như không còn ai muốn chui vào “đống bê tông lổn nhổn” ấy nữa, dù nó ngay trước mặt.

Nếu lấy mốc 1897 chính quyền Pháp mở cuộc điều tra dân số đầu tiên về các tộc người vùng núi cao, từ đó Sapa được phát hiện, tính đến nay tròn 120 năm. Tôi lên đó đầu những năm 90 thế kỷ trước, rồi còn vài lần nữa, nhưng không sao nhớ nổi chuyện mỗi lần, hơn 30 năm rồi còn gì.

Sapa có ba giá trị lớn: khí hậu, cảnh quan và cuộc sống người thiểu số. Ảnh: Thanh Vy

Tiếp tục đọc “Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn”

Hồ Tây: một cái tên, hai số phận

NĐT –  15:33 | Thứ năm, 08/09/2022 0

Hồ Tây ở Hà Nội và Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) tương đồng về quy mô, hình thế, công năng văn hóa. Nhưng Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, đại chúng cùng được thụ hưởng, trong khi Hồ Tây ở Hà Nội có nguy cơ thành “vùng bất động sản khủng của các doanh nghiệp”.

Trong khu vực các nước đồng văn, có rất nhiều hồ mang tên Hồ Tây. Trung Quốc có 36 Hồ Tây, Nhật Bản có một Hồ Tây (ở huyện Yamanashi) và Việt Nam có một Hồ Tây tại thủ đô Hà Nội. Không chỉ cùng tên, tất cả các Hồ Tây kể trên còn mang một đặc điểm chung rất quan trọng: đều là nơi hội tụ, ghi dấu của thơ ca, truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian.

Nổi tiếng nhất trong số đó, phải kể đến Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) và Hồ Tây tại Hà Nội với nhiều điểm tương đồng mà chúng tôi sẽ lần lượt nêu ra.

Hồ Tây và thành phố Hằng Châu nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu Đinh Thế Anh

Cảnh Hồ Tây, bán đảo Quảng An (Hà Nội). Ảnh: Võ Thanh Tùng

Tiếp tục đọc “Hồ Tây: một cái tên, hai số phận”

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng

Thực hiện: Ip Thiên – Q.Huy  16/03/2022

(Dân trí) – Bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) bị những dãy biệt thự khủng bịt kín, gần như không còn lối ra. Các khu biệt thự biến mặt sông thành bến du thuyền, chiếm trọn không gian chung.

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng - 1

Những năm gần đây, vấn đề các công trình xây dựng xây dựng vươn sát mặt sông Sài Gòn là thực trạng chưa có lời giải của TPHCM. Trong đó, khu vực sông Sài Gòn đoạn qua khu vực phường Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) là điểm nóng của vấn nạn công trình, biệt thự bao vây đường bờ sông, người dân khó để tìm nơi tiếp cận, hóng gió trời hay tập thể dục.

Để được tận hưởng không khí của mặt sông, người dân buộc phải chọn phương án đi bộ xa hơn về đầu hoặc cuối đường Nguyễn Văn Hưởng, một con hẻm nhỏ nằm giữa đường hoặc trả tiền để vào nhà hàng, quán cà phê ven sông.

Tiếp tục đọc “Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng”

Squid Game và “thế hệ từ bỏ” của Hàn Quốc

XUÂN TÙNG 2/11/2021 6:05 GMT+7

TTCT Trong bộ phim Hàn Quốc đình đám vừa ra mắt trên Netflix Squid Game (Trò chơi con mực), hàng trăm con nợ đường cùng tình nguyện tham gia một trò chơi sinh tử, nơi người thắng chung cuộc lĩnh hàng chục triệu đô, còn kẻ thua ngay lập tức bỏ mạng. Liệu thực tế xã hội Hàn Quốc có bế tắc đến vậy?

 Người Hàn Quốc biểu tình trong trang phục Squid Game.

Ngày 20-10, một nhóm người biểu tình đã diện đồng phục, mặt nạ lính trong Squid Game xuống đường phố Seoul nhằm yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc cải thiện tình trạng sống bế tắc của người lao động – một đề tài được đề cập xuyên suốt bộ phim. 

Tiếp tục đọc “Squid Game và “thế hệ từ bỏ” của Hàn Quốc”

Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?

ZN – Quá trình xâm lấn đô thị làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa những cư dân ngoại ô giàu có và hàng nghìn người dân “bị bỏ lại phía sau”.

rung be tong anh 2

rung be tong anh 3
Danielle Labbé, Chuyên gia quy hoạch đô thị
Danielle Labbé là phó giáo sư quy hoạch đô thị của Đại học Montreal (Canada). Bà từng theo học tại Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2001 và nghiên cứu rất nhiều về quy hoạch ở khu phố cổ Hà Nội. Hiện nay Labbe đang sống và làm việc tại Québec, chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị.

Hơn 20 năm trước, mô hình khu đô thị mới lần đầu tiên được đề xuất ở Việt Nam. Các nhà quy hoạch, làm chính sách lẫn người dân đều kỳ vọng khu đô thị mới sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở cho cư dân thành thị trong không gian sống tiện nghi.

Đồng thời, khu đô thị mới được xây dựng sẽ giải quyết vấn đề phát triển đô thị hỗn loạn, tự phát khắp Việt Nam. Thay vào đó nó được kỳ vọng tạo ra cảnh quan đô thị mới hiện đại, văn minh và đồng bộ.

Tuy nhiên sau hai thập kỷ, viễn cảnh về những khu đô thị mới hiện đại, người dân có nhà để ở, chủ đầu tư thu lợi từ dự án không hề tốt đẹp như đã hứa.

Tiếp tục đọc “Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?”

Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị

TTCTQUỲNH TRUNG 12/5/2018 4:05 GMT+7

Tác giả Erik Harms đã chia sẻ thêm với TTCT về quyển sách Luxury and Rubble của anh.

Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Vì sao anh viết quyển sách này?

– Trước khi thực hiện dự án này, tôi nghiên cứu về sự phát triển đô thị và đã viết cuốn sách Saigon’s Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City (tạm dịch: Bên lề Sài Gòn: Câu chuyện của những vùng ven) nói về sự phát triển của các khu vực vùng ven Sài Gòn như Hóc Môn.

Sau đó, tôi trở lại Việt Nam tìm hiểu thêm về những vấn đề quan trọng của đất nước các bạn. Tôi phát hiện sự phát triển đô thị mới ở Việt Nam rất quan trọng và tất cả mọi người đều quan tâm. Ngoài ra, giới trí thức và kiến trúc sư chưa phân tích đủ những ảnh hưởng xã hội của mô hình này.

Tiếp tục đọc “Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị”

Đô thị và gương mặt người ngụ cư

NGUYỄN THU QUỲNH 16/8/2021 7:05 GMT+7

TTCTNhững khu công nghiệp mênh mông, những đô thị sầm uất được xây nên ngày hôm nay có mồ hôi nước mắt thầm lặng của người di cư. Và 6 tỉ đôla mỗi năm được họ gửi về bản quán.

 Một người nhập cư ở TP Thủ Đức (TP.HCM). -Ảnh: Cương Trần

 “Sợ thành phố phong tỏa không trụ được, hai vợ chồng em bế con chạy xe máy về Trà Vinh nhưng đến chốt Long An yêu cầu giấy xét nghiệm không qua được nên lại quay về phòng trọ” – cô vừa kể trong video call vừa cho tôi xem giấy cầm đồ. Chiếc xe máy – tài sản có giá duy nhất – mang ra tiệm cầm đồ được 5 triệu để cầm cự qua mấy chỉ thị giãn cách chắc khó mà lấy về. Cô cho tôi xem đứa trẻ hai tuổi đang ngủ say trên võng trong căn phòng trọ nhếch nhác, mái tôn thấp và những mảng tường loang lổ.

Tiếp tục đọc “Đô thị và gương mặt người ngụ cư”

Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!

Phụ nữLỜI TÒA SOẠN: Sông Sài Gòn vì đâu bị bức tử đau thương như vậy? Nguyên nhân, giải pháp, cả lý lẫn tình, tất cả đã được bày ra, với nỗi thiết tha về sự sống còn của dòng sông, cũng chính là sự trường tồn của thành phố.

Hãy trả sông về với bản chất tự nhiên hằng có, và hãy cẩn trọng trước khi ký duyệt bất kỳ dự án xây dựng ở ven sông nào, để tạ ơn và giữ lại cho con cháu mai sau báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Đó là thông điệp mà loạt bài về sông Sài Gòn của Báo Phụ Nữ TP.HCM vừa thực hiện.

Khi bắt tay thực hiện loạt bài phản ánh về thảm trạng lấn chiếm hành lang an toàn bờ, lòng sông ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, nhiều nhà khoa học đã không tin chúng tôi sẽ lên tiếng.

Tiếp tục đọc “Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!”

Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?

Diễn đàn chuyên gia “Cần Giờ trong tầm nhìn kinh tế biển”:

 NĐT – 12:49 | Thứ tư, 26/05/2021 0

Sự thành bại của Cần Giờ trong tương lai sẽ tùy thuộc vào việc chọn được kịch bản phát triển bền vững phù hợp, và việc chuẩn bị tốt thế nào để ứng phó với các tác động môi trường và nguy cơ tiềm ẩn, để thế hệ mai sau được hưởng lợi ích dài lâu…

Trong 280 năm phát triển kể từ 1698, Sài Gòn không có biển. TP.HCM chỉ mới nối ra biển Đông từ khi huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) được sáp nhập vào năm 1978.

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, và các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ có trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch, là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông… 

Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biểncó nguồn thiên nhiên phong phú với trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch… Ảnh: Trung Dũng

Tiếp tục đọc “Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?”

Bao giờ mới thôi “sắp xếp lại giang sơn”!

Nguyễn Minh Hòa (*) Thứ Bảy,  27/2/2021, 09:13

(TBKTSG XUÂN) – Tôi sinh ra và lớn lên đến 17 tuổi là ở ngay chân núi đền Hùng, cứ vài ba ngày lũ trẻ trâu chúng tôi lại rủ nhau lên núi. Ngày ấy, gần 50 năm trước (nghe mà xa ngái), khu vực đền Hùng còn xanh cây tốt lá lắm cơ. 99 ngọn núi là rừng cây cao, mà cả khu vực trung du đều một màu xanh ngăn ngắt.


Núi Nghĩa Linh. Nguồn: adaglag.com

Núi Nghĩa Lĩnh nơi vua Hùng đời thứ nhất chọn làm nơi thờ cúng trời đất “kinh thiên” (kinh đô của 18 đời vua Hùng là ở Bạch Hạc chứ không phải ở đây) là một quả núi không cao nhưng rất thiêng, bao phủ bởi rừng cây rậm rạp nhiều tán, cao thì có chò chỉ, trung thì mít, tre, giang, cọ, nứa, thấp thì xim, mua. Ngày ấy nơi này còn có nhiều chim, thú hoang lắm. Ngọn núi này rất linh thiêng, các đền miếu tuy nhỏ nhưng thâm trầm, rêu phong, u tịch.

Với người dân đất Phong Châu thì Đền Hùng rất linh thiêng, nhưng thân thuộc, dường như cả cái vùng đất này chìm trong huyền sử. Rồi đến một ngày, Đền Hùng trở thành nơi quốc tổ và quốc lễ thì cây xanh lớn bé theo nhau đi dần. Đầu tiên là bê tông hóa bề mặt từ sân đền miếu, sau đó là đường đi, rồi tiếp nữa là xuống chân núi, lan đến các làng xóm xung quanh (nay vùng này thuộc thành phố Việt Trì). Tiếp tục đọc “Bao giờ mới thôi “sắp xếp lại giang sơn”!”

Skyscrapers force us to scrape the bottom of the barrel

By Ngo Chi Tung   March 24, 2021 | 07:38 am GMT+7 Vietnamnet

The towering symbols of progress – skyscrapers – are actually symbolic of a steadily worsening quality of life. We breathe polluted air and lose time we can never regain.

Ngo Chi Tung
Ngo Chi Tung

I wake my children up at 5:30 every weekday for our 12.5 km commute from Cau Dien Ward in Nam Tu Liem District to the city center. It takes us 1-1.5 hours.

Winter days are the worst. Dawn doesn’t break by 6 a.m., and seeing my third grader daughter shiver as she sits inside the school guard’s booth to wait for the school to open breaks my heart, each time.

It gets even worse in the afternoon. The journey home has always been long, but by 5 p.m. it is almost like a pilgrimage that would demoralize even the most devout believers. I’ve now become used to being stuck on the road for hours, while my daughter has learned to frequent the school guard’s booth, like many of her classmates, as they wait for their parents to show up.

Tiếp tục đọc “Skyscrapers force us to scrape the bottom of the barrel”

Infographics: Urban Development in Viet Nam

By | May 2nd 2019|

URBANET’s latest infographic series with interesting facts and figures about urbanisation and urban development in Viet Nam.

Urbanisation in Viet Nam – Urban and Rural Population in Viet Nam | Viet Nam Infographics © GIZ

The graphic displays the steady growth of Viet Nam’s urban population since 1950. The growth of the rural population stagnated in the early 2000s and is projected to decrease over the next decades. Prospects suggest that by 2040 more people will live in urban than in rural areas.

Urbanisation in Viet Nam – Size of Settlements in Viet Nam | Viet Nam Infographics © GIZ


Tiếp tục đọc “Infographics: Urban Development in Viet Nam”

How our planet became more urbanised than ever

europa.eu

Over three-quarters of the world’s population now live in urban areas, according to the JRC’s new Atlas of the Human Planet.

The Atlas will be officially launched on Monday at the 10th session of the World Urban Forum in Abu Dhabi.

With data spanning four decades and nearly 240 countries and territories, the Atlas shows how humans have settled on Earth and urbanised the planet.

From 1975-2015, the share of people living in urban areas has increased from 69% to 76%.

Across the globe, the number of countries and territories with less than 50% of total population living in urban areas has fallen from 48 in 1975 to 36 in 2015. Tiếp tục đọc “How our planet became more urbanised than ever”

Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?

Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

BBC – 22 tháng 1 2020

Đồng Tâm
Ông Nguyễn Quang A, bà Nguyễn Nguyên Bình, bà Đặng Bích Phượng (từ phải sang) trong số những người tới các cơ quan công quyền của TP Hà Nội để nộp ‘đơn tố giác tội phạm’

Cần phải làm rõ vì sao ông Lê Đình Kình, người đứng đầu cuộc khiếu nại đất đai ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, ‘bị giết, bị giết bởi ai, bằng phương tiện nào, với mục đích gì’ và đó là lý do vì sao một ‘đơn tố giác tội phạm’ được ông Nguyễn Quang A và một nhóm những người ký tên đã thực hiện và gửi cho các cơ quan công quyền của thành phố Hà Nội, như lời ông nói với BBC hôm thứ Ba. Tiếp tục đọc “Đồng Tâm: Vì sao có việc nộp đơn tố giác ‘giết người’?”

Tôi tố cáo

Bộ Quốc Phòng và Công An có vi phạm Luật Hình Sự
trong vụ Đồng Tâm ngày 9/1/2020?

Chuỗi bài Đồng Tâm >>>

Nguyên Ngọc

Trong nhiều năm qua, nhân dân thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thuộc thủ đô Hà Nội, dưới sự lãnh đạo của một số lão nông tri điền đứng đầu là Cụ Lê Đình Kình đã kiên trì đấu tranh quyết giữ cánh đồng Sênh mà cha ông họ đã khai thác, bồi bổ, xây dựng từ ngàn đời, và từ trước đến nay chưa hề có bất cứ lệnh thu hồi của nhà nước cho bất cứ mục đích gì, chống lại âm mưu cướp đoạt cánh đồng này của chính quyền Hà Nội cấu kết với một nhóm lợi ích có tính chất mafia. Cụ Lê Đình Kình là một đại lão nông, năm nay đã 84 tuổi, là một chiến sĩ cách mạng, 58 tuổi đảng, là cựu chiến binh trung kiên của mấy cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, là bậc hiền nhân được nhân dân rộng rãi coi là một vị Bồ Tát nhân hậu và ôn hòa, luôn chủ trương chấp hành mọi chủ trương đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trung thành triệt để với quyền lợi chính đáng của nhân dân. Tiếp tục đọc “Tôi tố cáo”