‘Margin call’ bất động sản

Hải Lý – Thứ Bảy, 4/03/2023

(KTSG) – Quy mô thị trường bất động sản đã tăng rất mạnh trong mấy chục năm qua và điều này có sự góp mặt của yếu tố đầu tư và đầu cơ. Đầu tư hay đầu cơ về bản chất không mang hàm ý tiêu cực. Nó chỉ trở thành gánh nặng cho xã hội, cho nền kinh tế khi đầu cơ gắn với dòng tiền đòn bẩy từ ngân hàng.

Bất động sản là tài sản hữu hình, nhìn thấy được, sờ mó được nhưng đang “mong manh”. Ảnh: H.P

Tiếp tục đọc “‘Margin call’ bất động sản”

Ẩn số nợ khu vực tư nhân

NAM MINH 06/11/2022 05:54 GMT+7

TTCTTổng nợ của khu vực tư nhân đang tăng cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu một cú sốc kinh tế bất chợt xuất hiện.

Tiền đồng mất giá kết hợp với lãi suất tăng mạnh có thể khiến doanh nghiệp tư nhân bị tổn thương. Những diễn tiến càng đáng lo ngại khi khối nợ của khu vực tư nhân ngày càng phình to trên cả phương diện tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp.

Ẩn số nợ khu vực tư nhân - Ảnh 1.

Ảnh: Foreign Policy

Số liệu của Hãng FiinRatings cho thấy dư nợ trái phiếu doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối tháng 9-2022 là hơn 1,3 triệu tỉ đồng (tương đương hơn 13% GDP năm 2021). 

Trong số đó, nếu loại bỏ các trái phiếu ngân hàng thì dư nợ trái phiếu của các doanh nghiệp phi ngân hàng là 908,8 ngàn tỉ đồng. Riêng các doanh nghiệp bất động sản phát hành khoảng 455 ngàn tỉ đồng. Quy mô trái phiếu như vậy chiếm khoảng 4% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng.

Tiếp tục đọc “Ẩn số nợ khu vực tư nhân”

“Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu

KHÁNH LINH 05/11/2022 06:50 GMT+7

TTCTSinh kế chắc chắn và ổn định là điều mà người dân bình thường mong muốn, nhất là trong hoàn cảnh nhiều bất trắc hiện nay.

Quả bom trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu - Ảnh 1.

Ảnh: breakthroughgroup.com

Lần đầu tiên trong lịch sử tài chính tiền tệ Việt Nam sau khi đất nước thống nhất xảy ra tình trạng người dân ùn ùn đi rút tiền có lẽ là năm 1998, khi cơ sở nước hoa Thanh Hương mất khả năng trả nợ với lãi suất hằng tháng cam kết lúc đấy lên đến hơn 10%/tháng.

Hàng trăm ngàn gia đình ở miền Nam rơi vào cảnh hỗn loạn và nhiều bi kịch gia đình đã xảy ra. Bẫy tài chính lúc đấy chỉ đơn giản là lấy khoản vay người sau trả cho người trước, đến khi chủ nợ hết khả năng vay thêm thì hệ thống đổ vỡ. 

Mô hình đa cấp này, vốn đã có từ khởi thủy của tiền tệ, tồn tại đến giờ dưới nhiều tên gọi khác nhau, từ giải pháp tài chính linh hoạt, đầu tư tài chính cùng nhà đầu tư chuyên nghiệp, cho tới tài chính thông minh, thôi thì đủ thứ lời mời gọi làm giàu không khó, để rồi vẫn có không ít thảm kịch đã và sẽ xảy ra.

Tiếp tục đọc ““Quả bom” trái phiếu: Phải quý trọng những sinh kế dài lâu”

Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp

NAM MINH 16/10/2022 06:16 GMT+7

TTCTThị trường trái phiếu doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ suy thoái trên diện rộng sau giai đoạn tăng trưởng quá nóng.

Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh: Harvard Business Review

Tiếp sau sự kiện Tân Hoàng Minh, các lãnh đạo của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát mới đây bị cáo buộc có hành vi gian dối trong việc phát hành, mua bán trái phiếu trái quy định của pháp luật để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư trong giai đoạn 2018-2019. Sự kiện này có thể kích hoạt tâm lý tháo chạy trên thị trường tài chính.

Nguy cơ mất khả năng thanh toán trên thị trường trái phiếu ngày một lớn dần. Mới đây, Công ty cổ phần VKC Holdings thông báo tạm hoãn thanh toán lãi trái phiếu vào ngày 9-9 cho các trái chủ của đợt chào bán quy mô 200 tỉ đồng thực hiện cuối năm 2021. 

Lý do được đưa ra là công ty phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính và phát hành lô trái phiếu của ban lãnh đạo trước đây. Dù vậy, quyền lợi của trái chủ như thế nào thì VKC vẫn không đưa ra câu trả lời.

Tiếp tục đọc “Ngã rẽ của trái phiếu doanh nghiệp”

Ngân sách cho TP.HCM: Vấn đề không phải là bao nhiêu phần trăm

NHIÊN ANH 09/11/2021 18:00 GMT+7

TTCTTP.HCM đã và đang là một megacity của cả châu Á, và điều siêu đô thị này cần nhất là một cơ chế riêng để phát huy sức mạnh sẵn có, nghĩa là một hành lang đủ lớn để tăng tốc thật sự.

Với những người nhập cư trên 20 năm như tôi, tức từng chứng kiến người Sài Gòn xuống đường chỉ để đi vòng vèo Lê Lợi – Đồng Khởi thời bóng đá Việt Nam mới thành á quân SEA Games, hay chen chúc ở đường Nguyễn Huệ nhân lễ Sài Gòn 300 năm để được xem ca nhạc và trình diễn thời trang miễn phí cả tuần, thì các biểu tượng vật chất của Sài Gòn lần lượt thay đổi theo… chiều cao của các tòa nhà.

Tình trạng hạ tầng quá tải ở các cửa ngõ Sài Gòn là một vấn nạn cản trở phát triển đã kéo dài quá lâu. Ảnh: Quang Định

Tiếp tục đọc “Ngân sách cho TP.HCM: Vấn đề không phải là bao nhiêu phần trăm”

Biến dạng tại dự án BOT giao thông – 5 kỳ

 Nội bộ nhà đầu tư Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ đang tố cáo sự thiếu minh bạch trong quá trình thu phí hoàn vốn dù mới vận hành được nửa năm. Ảnh: A.MNội bộ nhà đầu tư Dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ đang tố cáo sự thiếu minh bạch trong quá trình thu phí hoàn vốn dù mới vận hành được nửa năm. Ảnh: A.M

***

Biến dạng tại dự án BOT giao thông (kỳ 1)

Hàng trăm ngàn tỷ đồng được huy động, “trùng điệp” nhà thầu chuyển thành nhà đầu tư, hàng chục trạm thu phí BOT xuất hiện đồng loạt là những gì dễ nhận thấy nhất trên các quốc lộ huyết mạch trong 5 năm trở lại đây. Tiếp tục đọc “Biến dạng tại dự án BOT giao thông – 5 kỳ”

1 tỉ đô la Mỹ đảo nợ: Đâu chỉ là chuyện lãi suất?

Đỗ Thiên Anh Tuấn Thứ Sáu,  12/9/2014, 09:22 (GMT+7)

(TBKTSG) – Nhắc lại câu chuyện trái phiếu Brady

Nên gọi là gì nếu nói về giai đoạn giữa thập niên 1990, khi đó Việt Nam đã phải tái cơ cấu các khoản nợ quốc tế của mình bằng nhiều cơ chế khác nhau? Từ việc đàm phán lại nợ chính thức thông qua Câu lạc bộ Paris, mặc cả lại nợ của các ngân hàng thông qua Câu lạc bộ Luân Đôn, đến việc thương lượng nợ với Liên bang Nga. Tiếp tục đọc “1 tỉ đô la Mỹ đảo nợ: Đâu chỉ là chuyện lãi suất?”

Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp

Vũ Quang Việt – Thứ Năm,  29/1/2015, 08:58 (GMT+7)


Tháng 10-2014, Ngân hàng Nhà nước tại cuộc họp chính phủ đã tiết lộ là nợ xấu bằng 17% vào năm 2012 đã giảm xuống còn 5,4%, trong khi trước đó vào năm 2012, Thanh tra NHNN tuyên bố rằng nợ xấu chỉ có 8,8%. Ảnh TL

(TBKTSG) – Kinh tế Việt Nam có thể nói là đã hết đà phát triển, và để đẩy cao tốc độ tăng trưởng GDP (không hẳn là phát triển), đổi mới thể chế nhằm bảo đảm nền tài chính quốc gia lành mạnh là một trong nhiều yêu cầu bức thiết để kinh tế phát triển hữu hiệu, và là yêu cầu quan trọng nhất.

Tiếp tục đọc “Một đề nghị cải cách cơ bản: Viết lại Luật Tín dụng và Luật Doanh nghiệp”