Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – 2 kỳ

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng!

TN – 08:00 – 21/10/2013   

Sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp để lại sự xúc động mạnh mẽ đối với hàng triệu đồng bào. Các học sinh, sinh viên, thanh niên, thiếu nhi đã dành những tình cảm thiêng liêng đối với Đại tướng. Với họ, ông không chỉ là một vị tướng tài mà còn là một tấm gương về lòng yêu nước, sự giản dị và đức hi sinh. Ông chính là những bài học lịch sử gần gũi và sinh động nhất.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa - Kỳ 1: Sách giáo khoa ‘bỏ quên’ Đại tướng! - ảnh 1

Điều đáng ngạc nhiên là nhân vật lịch sử rất đặc biệt này lại không hề có mặt trong các sách giáo khoa (SGK) Lịch sử ở phổ thông. “Lỗ hổng” ấy, xuất phát từ nhiều nguyên nhân lịch sử, cho thấy một lối biên soạn SGK có nhiều khiếm khuyết và đấy chính là một trong những nguyên nhân khiến học sinh không hứng thú với các bài học lịch sử.

Cuộc kháng chiến chống Pháp, với đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, rồi tới kháng chiến chống Mỹ kết thúc bằng cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đều hiện diện trong SGK. Nhưng tại sao tên tuổi, cuộc đời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Tổng tư lệnh quân đội đã có những đóng góp quan trọng trong các chuỗi sự kiện lịch sử ấy, lại hoàn toàn vắng bóng?

Tiếp tục đọc “Đại tướng Võ Nguyên Giáp ‘vắng mặt’ trong sách giáo khoa – 2 kỳ”

Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 NXB Giáo dục: Kết nối sai lệch với cuộc sống?

05/09/2021 21:56

(LSVN) – Trong khi dư luận vẫn đang xôn xao với việc lựa chọn bài thơ “Bắt nạt” của Nguyễn Thế Hoàng Linh và những “hạt sạn” đáng tiếc ở sách Ngữ văn lớp 6, thì sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt lớp 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống (Tổng chủ biên: PGS. TS. Bùi Mạnh Hùng) đã không thể hiện được triết lý giáo dục của bộ sách. Bởi lẽ, tính khoa học, giáo dục của sách chưa cao.

Dạy học sinh cứ thấy vàng là lấy?

Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 NXB Giáo dục: Kết nối sai lệch với cuộc sống?”

Bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa

VNE – Thứ ba, 29/8/2017, 10:03 (GMT+7)

Phân tích 76 cuốn sách giáo khoa của sáu môn học phổ thông, có gần 8.300 nhân vật được đề cập, trong đó nam giới chiếm 69%, nữ 24%. 

bat-binh-dang-gioi-trong-sach-giao-khoa
Số liệu thống kê cho thấy sự bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa hiện hành. Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo

 Tại hội thảo Đảm bảo bình đẳng giới trong chương trình giáo dục phổ thông ngày 28/8 do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức, các chuyên gia chỉ ra những vấn đề bất bình đẳng giới và giáo dục giới tính tồn tại trong sách giáo khoa và đề ra những cách thức cải thiện trong chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa mới. Tiếp tục đọc “Bất bình đẳng giới trong sách giáo khoa”

Sách giáo khoa: Thử nghiệm, hỏng hóc & không ai chịu trách nhiệm

Giáo dụcVĨNH HÀ 25/12/2020 11:45 GMT+7

TTCTMột bảng tổng kết về trách nhiệm và hậu quả, cho vấn đề giáo dục quan trọng nhất trong năm khi bắt đầu thực hiện chính sách “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa”.

Sự kiện lớn nhất của ngành giáo dục trong năm 2020 là việc bắt đầu thực hiện chính sách “một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa (SGK)” sau nhiều năm chuẩn bị. Trước khi bước vào năm học mới, các trường tiểu học trên cả nước được quyền chọn 1 trong 5 bộ SGK cho học sinh lớp 1. Những tưởng sự kiện này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nỗ lực cải cách giáo dục, cuối cùng lại thấy 5 bộ sách đều có nhiều sai sót. Năm nay cũng là năm đầu tiên có SGK biên soạn, xuất bản theo hình thức xã hội hóa. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa: Thử nghiệm, hỏng hóc & không ai chịu trách nhiệm”

Sách giáo khoa và sự độc quyền của NXB Giáo dục

Kết quả hình ảnh cho Sách giáo khoa

vusta – Thứ tư – 30/08/2006 07:31 –

Cái điều rõ nhất là quá trình đổi mới chương trình và nội dung SGK không có một tổng công trình sư đủ tài và đủ tâm để chỉ huy. SGK là pháp lệnh, là linh hồn của giáo dục phổ thông, phải do đích thân Bộ trưởng làm tổng chỉ huy và chịu trách nhiệm trước Quốc hội, trước Thủ tướng Chính phủ về tiến độ cũng như chất lượng. Thế nhưng nó đã bị xé nhỏ ra thành nhiều dự án, mỗi vị Thứ trưởng nắm một cục tiền và ê kíp triển khai. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa và sự độc quyền của NXB Giáo dục”

Câu chuyện về một bộ sách giáo khoa – Thư Hiên

Kết quả hình ảnh cho công nghệ giáo dục hồ ngọc đại

HTN  • 02/10/2013

Câu chuyện từ một bộ sách đã trải qua 35 năm những thăng trầm không chỉ có ý nghĩa với bản thân tác giả bộ sách, mà còn là một bài học đầy thấm thía cho những nhà hoạch định chính sách GD&ĐT nước nhà…

Lào Cai là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, từng chịu nhiều đau thương trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979. Sau chiến tranh cho đến năm 1990 là giai đoạn đời sống kinh tế – xã hội ở Lào Cai đặc biệt khó khăn trong bối cảnh khó khăn chung của cả nước. “Sau sự kiện 17-2-1979, cơ sở giáo dục ở Lào Cai gần như không còn gì. Khi tái lập tỉnh (tháng 10-1991), tỉnh không có trường sư phạm, không có trường dân tộc nội trú, 14 xã trắng trường lớp học. Tiếp tục đọc “Câu chuyện về một bộ sách giáo khoa – Thư Hiên”

Sách giáo khoa phải viết cụ thể về cuộc chiến chống Trung Quốc 

20/08/2017 08:26 GMT+7

TTOBộ Lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất đã đưa ra những quan điểm tiến bộ, trong đó từ bỏ cách gọi chính quyền Việt Nam cộng hòa là ngụy quân, ngụy quyền và chỉ đích danh quân Trung Quốc xâm lược Việt Nam trong chiến tranh biên giới phía Bắc…

Sách giáo khoa phải viết cụ thể về cuộc chiến chống Trung Quốc 
Xẻ núi đưa pháo lên điểm tựa trong cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc – Ảnh: ĐÀO VĂN SỬ

Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc từ năm 1979 cần phải chỉ đích danh là cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đánh Việt Nam.

Không thể gọi là quân Trung Quốc tiến xuống hay tiến vào Việt Nam, bởi như vậy không nói lên được bản chất vấn đề.

Sách giáo khoa lịch sử phải viết cụ thể về cuộc chiến này, chứ không thể viết dăm ba dòng như vậy thì ai có thể hiểu được?

 PGS.TS NGUYỄN MẠNH HÀ

Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa phải viết cụ thể về cuộc chiến chống Trung Quốc “

Dạy và học toán: phải thay đổi!

09/03/2017 09:13 GMT+7

TTO – “Phải thay đổi chương trình dạy toán. Đó là một cuộc cách mạng. Học sinh của chúng ta rất thông minh, nhưng bị kìm hãm khi phải học thêm quá nhiều những cái không cần thiết”.

Dạy và học toán: phải thay đổi!
Giờ học môn toán của học sinh lớp 12A10 Trường THPT Nguyễn Hữu Thọ, quận 4, TP.HCM – Ảnh: Như Hùng

Đó là ý kiến của ông TRẦN PHƯƠNG – giáo viên dạy toán, phó giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam – trong cuộc trò chuyện với Tuổi Trẻ mới đây.“Học toán bậc phổ thông ở nước ta hiện nay nhiều kiến thức bị lãng phí: học rất công phu nhưng chỉ sử dụng vào các kỳ thi. Trong khi thế giới mênh mông, kiến thức vô tận, cần ưu tiên học những gì vừa phát triển tư duy vừa tiệm cận với cuộc sống sẽ thiết thực, hữu ích hơn…”. Tiếp tục đọc “Dạy và học toán: phải thay đổi!”

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa

TN – 08:06 AM – 04/02/2012

Sự phân biệt, trọng nam hơn nữ xuất hiện rõ rệt ngay trong sách giáo khoa (SGK) từ bậc tiểu học.

Bà Nguyễn Thị Minh Tuyết , giảng viên Khoa Xã hội học – Học viện Báo chí truyền thông đã có một nghiên cứu khá thú vị và đáng suy nghĩ về vấn đề này.

Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa - ảnh 1
Hình minh họa trong SGK luôn đặt khuôn mẫu về phân công lao động giữa nam và nữ khiến khó thực hiện về việc bình đẳng giới như yêu cầu của xã hội Tiếp tục đọc “Bất bình đẳng giới từ sách giáo khoa”

Môn giáo dục công dân: Khó, khô và… khổ

  • CÔ VŨ THỊ PHƯƠNG CHI (HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG THCS MINH ĐỨC, Q.1, TP.HCM)
  • 29.05.2009, 14:15

TTCT – Bộ Giáo dục – đào tạo (GD-ĐT) đang có những động thái đánh giá một cách toàn diện về những bất cập trong việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD). Nhằm mục tiêu định hướng, hình thành ý thức, tư cách đạo đức của học sinh trong thời đại mới, chương trình sách giáo khoa về môn học này đang khiến cả giáo viên lẫn học sinh gặp khó khăn trong việc cảm thụ và ứng dụng. Giáo viên gọi môn học này là môn “3K”: khó, khô và khổ (!).

Môn giáo dục công dân: Khó, khô và... khổ
Một tiết học GDCD ở Trường THPT Phan Đăng Lưu, TP.HCM – Ảnh: H.HG.

Tiếp tục đọc “Môn giáo dục công dân: Khó, khô và… khổ”

Học và dạy tiếng Anh: Về ba bí quyết then chốt

10/07/2014 12:37 GMT+7

TTCT – Chưa thấy có môn học nào được quan tâm như môn tiếng Anh. Phụ huynh nào cũng sẵn lòng cho con đi học thêm, rèn tiếng Anh ngay từ tiểu học.

Học và dạy tiếng Anh: Về ba bí quyết then chốt
Một lớp học tiếng Anh của học sinh Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1, TP.HCM – Ảnh: Như Hùng

Nhà nước có hẳn một đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 rất đồ sộ. Các trung tâm dạy tiếng Anh mọc lên khắp thành phố. Nhưng rất hiếm thấy những công trình nghiên cứu về thế nào là một phương pháp tối ưu dạy và học tiếng Anh trong môi trường Việt Nam được phổ biến rộng rãi, kể cả đề án nói trên.

Tiếp tục đọc “Học và dạy tiếng Anh: Về ba bí quyết then chốt”

Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp

HTN – Bùi Thiết – 06/02/2015

(Góp bàn về sách giảng dạy lịch sử trong trường phổ thông)

Sách giảng dạy lịch sử cho học sinh phổ thông hiện nay, theo chỗ tôi biết gồm có hai loại: một là Truyện kể lịch sử dành cho cấp I, hai là Giáo khoa lịch sử dành cho cấp II và III. Trong phạm vi bài này, tôi sẽ không bàn về việc có nên hay không nên đối với hai loại sách trên, mà đi vào nội dung lịch sử mà cả hai loại sách đã thể hiện. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa lịch sử: hiện trạng và giải pháp”

Cho con trẻ học sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, tương lai của chúng ta sẽ ra sao?

(GDVN) LTS: Khi đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại đang được phổ cập ở 40 tỉnh thành, tác giả Trần Hương Giang gửi thư tới những người làm trong ngành giáo dục.
Bức thư này, phải nói là chứa nhiều nước mắt và sự lo lắng cao độ cho tương lai của mọi người…
Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả. 

Kính gửi: Những người làm trong ngành giáo dục

Tôi chỉ là một người công nhân bình thường và cũng là một người mẹ. Con tôi năm nay bước vào lớp 1, bắt đầu làm quen với con chữ và đó cũng là hành trang mà cháu sẽ mang theo trong suốt cuộc đời.

Vâng, chính bởi vậy tôi luôn nhất trí với quan điểm của các nhà lãnh đạo rằng: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” hay “Giáo dục là nền tảng của mỗi quốc gia” .

Trước những trọng trách như vậy thì những người làm trong ngành giáo dục cũng phải chịu sức ép vô cùng lớn. Tôi hết sức thông cảm với điều đó.

Tôi cũng hiểu rằng để có được như ngày nay chúng ta phải trải qua biết bao cuộc cải cách, đó là thành quả đóng góp của biết bao người tâm huyết với ngành giáo dục nước nhà.

Và hiện nay thế hệ con tôi cũng đang phải tiếp tục đối mặt với những cuộc cải cách mới.

Phải có cải cách thì xã hội mới tiến bộ vì cải cách là sửa đổi cái cũ đã trở thành lạc hậu để cho phù hợp, đáp ứng yêu cầu của tình hình hiện tại và định hướng cho tương lai. Tôi hoàn toàn ủng hộ điều đó.

Nhưng khi đọc bộ sách Tiếng Việt lớp 1 – chương trình Giáo dục công nghệ của ông Hồ Ngọc Đại mà nhà trường đang dạy con tôi (theo thông tin tôi tìm hiểu được thì cả nước hiện nay có khoảng 40 tỉnh thành đang được phổ cập chương trình này, trong đó có Hải Phòng), tôi nhận thấy những vấn đề sau:
Tiếp tục đọc “Cho con trẻ học sách của Giáo sư Hồ Ngọc Đại, tương lai của chúng ta sẽ ra sao?”

Sách giáo khoa ngày xưa

08:00 AM – 30/10/2015 TNTS – Vũ Đức Sao Biển

‘Ngày xưa’ ở đây có nghĩa là thời tôi còn dạy trung học, cách đây đã gần nửa thế kỷ. Tôi viết chỉ nhằm giới thiệu một cách làm sách giáo khoa ở bậc trung học của một môn: môn triết học lớp đệ nhất.

Mục đích của bài này chỉ là để các nhà làm giáo dục, các nhà giáo, các em học sinh và phụ huynh tham khảo một cách làm và sử dụng sách giáo khoa mà thôi.

Phân phối chương trình trung học ngày xưa mô phỏng chương trình giáo dục của người Pháp. Người ta nghĩ rằng học sinh ở Pháp học thế nào thì học sinh VN cùng lứa tuổi và cùng cấp học cũng nên học như vậy. Tiếp tục đọc “Sách giáo khoa ngày xưa”