The rise and rise of a Vietnamese corporate empire-Vingroup và sự trỗi dậy đầy nghi vấn của một đế chế kinh tế

Bản tiếng anh: The rise and rise of a Vietnamese corporate empire
Dịch bởi Phùng Anh Khương (Luatkhoa.org)

Mấy tuần trước, tôi có đi về phía Đông Hà Nội, xuyên qua các khu công nghiệp và ruộng đồng, đến thành phố cảng Hải Phòng thuộc miền Bắc Việt Nam.

Bác tài chở tôi qua một cây cầu vượt biển để ra đảo Cát Hải. Tại đây, một thứ đáng chú ý đang dần thành hình: chiếc xe hơi “quốc dân” đầu tiên của Việt Nam đang được chế tạo, dưới nhãn hiệu VinFast. Tiếp tục đọc “The rise and rise of a Vietnamese corporate empire-Vingroup và sự trỗi dậy đầy nghi vấn của một đế chế kinh tế”

Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để thực sự bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của người dân

Acess-to-infor

Tóm tắt Báo cáo phân tích
Dự thảo Luật Tiếp cận Thông tin của Việt Nam

Tháng 11 năm 2015, để chuẩn bị cho chương trình thảo luận của Quốc hội khoá XIII trong kỳ họp thứ 10 về Dự án Luật tiếp cận thông tin, tổ chức Hướng tới Minh bạch (TT) đã chia sẻ với các đại biểu Quốc hội Báo cáo phân tích Dự thảo Luật tiếp cận thông tin của Việt Nam.

Báo cáo được thực hiện bởi Trung tâm Pháp luật và Dân chủ – Centre for Law and Democracy (CLD) – Canada và Tổ chức Tiếp cận thông tin Châu Âu – Access Info Europe (AIE) trên cơ sở hợp tác với TT, sử dụng phương pháp đánh giá việc luật hoá quyền tiếp cận thông tin Right to Information Legislation Rating (gọi tắt là phương pháp đánh giá RTI). Tiếp tục đọc “Việt Nam cần áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế để thực sự bảo vệ quyền tiếp cận thông tin của người dân”

“Xã hội thông tin” trông ra sao?

09/09/2015 09:10 GMT+7

TTCTNgười ta hay nói rằng chúng ta đang sống trong “xã hội thông tin”. Nhưng thực chất, còn rất nhiều người vẫn đang đói thông tin – không phải là thông tin kinh tế, xã hội, chính trị hay khoa học xa vời nào, mà là những thông tin liên quan đến chính cuộc đời họ.

Người dân làng Malav đứng trước các bức tường cung cấp thông tin. Ảnh Đức Hoàng
Người dân làng Malav đứng trước các bức tường cung cấp thông tin. Ảnh Đức Hoàng

“Có ba gói mì một ngày mà người ta cũng lấy mất đi một gói, các anh chị không nói thì chúng tôi làm sao biết được” – anh Ngô Trung Sổng, người đàn ông tàn tật ở xã Trịnh Xá (Hà Nam), thốt lên như thế trên mặt báo vào tháng 2-2015. Xã hội đau lòng khi biết khoản trợ cấp chỉ 270.000 đồng/tháng của anh cũng bị xà xẻo. Và đó là khi ta nhận ra rằng quyền được biết của người dân, ít nhất là những gì đang diễn ra với mình, quan trọng thế nào. Tiếp tục đọc ““Xã hội thông tin” trông ra sao?”