Ngày nay trên nhiều trang mạng, người ta cố tìm cách lý giải sự kiện giáo dân miền Bắc di cư vào miền Nam Việt Nam như là một sự kiện để chứng tỏ là chính quyền Việt Minh tàn nhẫn độc ác. Thế nhưng thực chất sự kiện này có bàn tay của tình báo nước ngoài tác động
Thẻ: Hiệp định Geneva 1954
Mỹ nghĩ gì và đối xử thế nào với VNCH?
VN Youtuber – 15-8-2017
Quốc lộ 9 – 4 kỳ
- Kỳ 1: Phòng tuyến “thắt lưng” của Đông Dương
- Kỳ 2: Đường 9 – dâu bể trăm năm
- Kỳ 3: Những đoàn xe “quá cảnh”
- Kỳ 4: Vận hội mới với hành lang xuyên Á
***
Ký ức đường số 9
Một tuyến đường chỉ dài hơn 300 cây số, vắt ngang xứ Đông Dương chạy từ Đông Hà (thủ phủ tỉnh Quảng Trị) lên đến bờ đông sông Mekong (tỉnh Savannakhet, Lào) giáp biên giới Thái – Lào, nhưng lịch sử của cuộc kháng chiến vệ quốc hôm qua hay công cuộc mở cửa hội nhập hôm nay đều gắn bó mật thiết với nó.
Và nhiều sự kiện diễn ra trên tuyến đường này đang dự báo những tín hiệu khác…
![]() |
Chiếm căn cứ Đầu Mầu (3-1972) – Ảnh: Đoàn Công Tính |
TQ đã lợi dụng VN như thế nào ở Geneve?
VNY – Nov 5, 2016
Lợi dụng vai trò là nước hỗ trợ vũ khí trang bị cho Việt Nam, Trung Quốc đã bắt tay với Pháp để phục vụ cho lợi ích của họ mà bỏ qua lợi ích của Việt Nam và các nước Đông Dương nơi chung trong hội nghị Geneve 1954.
Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy: “Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân”
BH – Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy đã từng tham gia Chiến tranh Việt Nam, nhưng sau Chiến tranh, ông đã quay lại, cùng với người dân Việt Nam, xây dựng đất nước và luôn khuyến khích chúng ta hãy độc tập và đề phòng các nguy cơ khi hợp tác với các quốc gia khác, đặc biệt là Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Hôm nay ngày 30/4, chúng tôi có một cuộc phỏng vấn ông Chuck Searcy để nhìn nhận lại các bài học lịch sử trong quá khứ và hướng tới tương lai. Tiếp tục đọc “Cựu chiến binh Mỹ Chuck Searcy: “Phòng thủ vĩ đại nhất của Việt Nam chính là ý chí của người dân””
Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959
Nguồn: Peter Hansen (2009). “Bac Di Cu: Catholic Refugees from the North of Vietnam, and Their Role in the Southern Republic, 1954–1959”, Journal of Vietnamese Studies, Vol. 4, No. 3, pp. 173 -211.
Biên dịch và Hiệu đính: Đỗ Hải Yến
Gia Kiệm, một thị trấn khoảng tám mươi ngàn dân, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh chừng năm mươi kilômét về phía Bắc, trên đường đến Đà Lạt. Thị trấn nổi bật bởi sự phồn thịnh và quy củ, nhưng điểm đặc biệt nhất là sự phong phú của các nhà thờ Công giáo vốn nằm rải rác trên trục đường chính, chỉ cách nhau vài trăm mét. Gia Kiệm không phải là một cộng đồng lâu đời. Trên thực tế, trước năm 1954, đó còn chưa phải là một ngôi làng. Nhưng vào năm đó, Giám mục Thaddeus Lê Hữu Từ đã chọn Gia Kiệm làm nơi tái định cư cho hàng ngàn dân Công giáo bỏ chạy vào Nam từ Giáo khu Phát Diệm của ông ở miền Bắc. Dân Công giáo từ các giáo khu khác ở miền Bắc như Bùi Chu và Thanh Hóa nhanh chóng gia nhập đoàn giáo dân của Lê Hữu Từ tại Gia Kiệm. Tên của các giáo xứ mới thành lập tại Gia Kiệm gợi nhắc gốc gác miền Bắc của họ: Phát Hải, Thanh Sơn, Phúc Nhạc, Ninh Phát, Kim Thượng, v.v…[1] Tiếp tục đọc “Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam CH, 1954-1959”
Trôi dạt dòng đời
Chào các bạn,
“Trôi dạt dòng đời” là tiều thuyết luận đề, bắt đầu câu truyện có lẽ từ những năm đầu thế kỷ 20 và kéo dài đến những năm đầu của thập niên 1960. nói về truyền thống văn hóa cổ của Việt Nam (Khổng, Phật, Lão), với văn hóa mới Công giáo, và tư tưởng Mác Lê cùng cuộc cách mạnh Cộng sản. Các nhân vật của các tiểu thuyết luận đề thường là nhân vật tổng hợp, và các sự kiện cũng thường là sự kiện tổng hợp, nhưng là tổng hợp của những nhân vật và sự kiện có thật.
Vì vậy, các tiểu thuyết luận đề có thể xem là những phân tích lịch sử dưới dạng một tiểu thuyết.
Tác giả là bạn của mình, có thạc sĩ Triết, là người đáng tin. Các thu gọn của bạn về các hiện tượng lịch sử, tôn giáo, chính trị ở đây, mình đồng ý là khá chính xác và công bình. Và mình cũng thán phục tác giả đã có cái nhìn rất trung thực và nghiêm khắc đối với Công giáo, bằng những biểu tượng nói đến sự mục nát của giáo hội Công giáo VN, dù chính bạn là người Công giáo. Tuy vậy, bạn cũng thấy được ánh sáng của Thánh linh Chúa trong giới tạm gọi là “dòng phụ” hay “đạo theo”, không phải là dòng chính. Mình cũng đồng ý về điểm này, vì chính mình thấy điều đó. Dù ma quỷ có làm gì, thì Thánh linh luôn tồn tại. Tiếp tục đọc “Trôi dạt dòng đời”