Thành phố Hồ Chí Minh trên đà phát triển, ảnh chụp bởi Tuấn Nguyễn, đăng trên Unsplash
Đầu tư cơ sở hạ tầng công cộng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. 53% tổng vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) nhận được trong giai đoạn 2010-2017 được dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng.1 Việt Nam đã chú trọng đầu tư phát triển giao thông vận tải, đặc biệt là hệ thống đường bộ, sân bay và cảng biển. Đầu tư từ khu vực công và tư vào cơ sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á và cao thứ hai ở châu Á, chỉ sau Trung Quốc (6,8% GDP). Việc đẩy mạnh phát triển hạ tầng một mặt đáp ứng yêu cầu của các dự án đầu tư; mặt khác, giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm hơn. Hơn nữa, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam cũng là động lực mạnh mẽ để phát triển giao thông và tiện ích. Ước tính với 50% dân số hiện đang sinh sống ở các thành phố lớn, sự gia tăng dân số đã vượt quá khả năng cung ứng của các hệ thống kết nối và tiện ích hiện có.
Theo dữ liệu của Open Data Watch, trong khu vực Đông Nam Á, đối với xếp hạng về dữ liệu mở Việt Nam tốt hơn Thái Lan, Lào, Đông Timor và Campuchia.
Xếp hạng về dữ liệu mở giữa các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á năm 2020. Số liệu: Open Data Watch
Việt Nam mạnh về hạ tầng nhưng yếu về chính sách
Đó là nhận định được đưa ra bởi Ngân hàng Thế giới trong một hội nghị vừa được tổ chức mới đây về dữ liệu mở.
Trong bảng xếp hạng về dữ liệu mở năm 2020 của Open Data Watch, Singapore hiện đứng hàng đầu trên thế giới, tiếp đó là một số quốc gia châu Âu như Ba Lan, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển…
Tại dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025… đang được đưa ra để lấy ý kiến góp ý, một trong những mục tiêu nổi bật là “Phấn đấu đến năm 2025, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP”.
Thiết nghĩ việc xác định tỷ trọng kinh tế số đạt bao nhiêu phần trăm GDP vừa khó định lượng, vừa bỏ qua xu hướng mới nhất của thế giới đối với lĩnh vực công nghệ. Khó định lượng là bởi trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào cũng có thành phần liên quan đến kinh tế số và cũng có thành phần nằm trong phạm vi kinh tế truyền thống – làm sao tách bạch hai chuyện này cho được. Nói một cách cực đoan, ngay cả trong các công ty công nghệ hiện đại, vẫn có những lao động chân tay ngày đêm quét dọn làm vệ sinh hay ngay với tiệm tạp hóa đầu hẻm vẫn có người dùng chat trên Zalo để mua hàng, đặt hàng.
TTCT – Khi chính quyền buộc mọi hoạt động của một siêu đô thị như Sài Gòn phải đứng yên một thời gian để kiểm soát dịch bệnh, gần như mọi chuyển động buộc phải dừng lại một cách đột ngột.
Người dân chấp nhận điều đó trên cơ sở mong chờ các hành động hỗ trợ hợp lý để họ có thể tồn tại ở mức tối thiểu trong thời gian thành phố sống trong không khí “thời chiến”.
Vận tải và kho vận của doanh nghiệp đã gặp rất nhiều trắc trở suốt thời gian chống dịch. Ảnh: lecvietnam.com
Có thể nhận thấy, người dân Sài Gòn đồng thuận với chính quyền và chia sẻ tích cực với những động thái siết chặt quyết liệt được áp dụng.
Khi nhận thấy giải pháp đi chợ hộ gây quá tải cho hệ thống nhân lực của phường, hầu hết các tổ dân phố, tòa nhà chung cư đã thành lập đội tình nguyện để hỗ trợ, kết hợp với shipper công nghệ.
Bài toán giao nhận dân sinh, được chính người dân giải quyết, trước hết vì logic cuộc sống thường nhật. Nhu cầu của họ phải được giải quyết bởi chính họ.
TT – Chiều 8-8, với sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 đã chính thức ra mắt, trở thành hệ thống dữ liệu và các nền tảng phòng chống dịch bệnh thống nhất, liên thông trong toàn quốc.
Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 quốc gia do Bộ Thông tin và truyền thông trực tiếp điều hành – Ảnh: ĐỨC HUY
Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 với lực lượng nòng cốt là Bộ Thông tin và truyền thông, Bộ Y tế và 20 doanh nghiệp công nghệ số, hàng ngàn chuyên gia, lập trình viên trong và ngoài nước, là nơi hợp lực để phát triển và triển khai thống nhất các nền tảng phòng, chống dịch COVID-19 trên toàn quốc.
Hiện nay đã có ba nền tảng công nghệ thiết yếu bắt buộc triển khai thống nhất trên toàn quốc là Nền tảng khai báo y tế và ghi nhận vào ra địa điểm công cộng bằng mã QRCode, Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm, Nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao việc Bộ Thông tin và truyền thông thành lập Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 và chỉ đạo các doanh nghiệp công nghệ phối hợp cùng Bộ Y tế xây dựng và kết nối Nền tảng tư vấn khám chữa bệnh từ xa Telehealth với 100% cơ sở y tế tuyến huyện.
Đánh giá đây là những nỗ lực hiệu quả góp phần vào chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế nói riêng và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta đang từng bước hoàn thiện thông điệp phòng chống dịch bệnh COVID-19 để chống dịch hiệu quả hơn, từ thông điệp 5K tiến tới thông điệp “5K + vắc-xin + thuốc” và bây giờ là thông điệp “5K + vắc-xin + thuốc và công nghệ”.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết Trung tâm Công nghệ phòng chống COVID-19 có thể phục vụ 100 triệu người sử dụng các công nghệ, nền tảng do trung tâm cung cấp – Ảnh: ĐỨC HUY
Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết: Trong vòng chưa đầy hai tháng, gần 1.500 tỉ đồng thiết bị phần cứng được các doanh nghiệp tập trung về cho trung tâm, gần 1.000 người làm việc miễn phí cho trung tâm. 18 doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam cung cấp hạ tầng và phát triển các nền tảng số chống dịch, 18 nền tảng số đã đưa vào khai thác, phục vụ cho tất cả các khâu chống dịch, từ sổ sức khỏe điện tử, tới nhập cảnh, tới khai báo y tế, truy vết, cách ly, xét nghiệm, tiêm chủng, giám sát giãn cách xã hội, tư vấn hỗ trợ người bệnh, hỗ trợ người dân gặp khó khăn, cơ sở dữ liệu về người cao tuổi cần được ưu tiên tiêm vắc xin, cơ sở dữ liệu về những người vô gia cư, không giấy tùy thân cần trợ giúp,…
“Hiện nay, mỗi ngày trung tâm đang phục vụ 20 triệu người và tiến tới khi tất cả các tỉnh dùng thì sẽ là 100 triệu người” – ông Hùng thông tin.
TTO – Nhiều người dân TP.HCM khi được hỏi vẫn không quên hình ảnh những bó dây điện, cáp viễn thông nặng trĩu sà xuống những đường phố những năm trước đây. Các bó dây rối nùi, chằng chịt khiến người dân lo sợ sẽ đổ ập xuống khi qua lại. Nhưng hiện tại đã khác, những “mạng nhện” khổng lồ này đã vắng bóng dần, nhưng ít ai biết để đưa mạng lưới này từ trên trời xuống đất, thành phố phải trải qua một thập kỷ với nhiều nỗ lực từ các bên liên quan.Tiếp tục đọc “10 năm đưa “mạng nhện” xuống đất”→
TTCT – Nước Mỹ dưới triều Tổng thống Donald Trump đã “tuyên chiến” với Huawei và liên tục kêu gọi các nước khác, nhất là đồng minh của Washington, cũng cấm cửa hãng công nghệ viễn thông hàng đầu Trung Quốc. Vì đâu nên nỗi?
Cả thế giới lo ngại “gián điệp số” đánh cắp công nghệ từ Trung Quốc
Huawei là một công ty sản xuất chip giá rẻ cho các nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới trước khi phát triển không ngừng và vươn vai thành gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc. Tiếp tục đọc “Làn sóng phản đối bủa vây Huawei”→
When asked to come up with a list of innovative industries, you would probably be unlikely to put the utility sector near the top. There is, of course, the quiet innovation of utilities modernizing their grid, experimenting with smart grid technology and moving to clean energy, but most utilities don’t embrace the agile experimentation of startups. The regulated nature of the industry and the conservative nature of many public utilities commissions just don’t reward that kind of behavior. Tiếp tục đọc “How Southeast Asia is innovating with smart grid technology”→
Ngày 7/3, tại Hà Nội, Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam và Bộ Công chính và Vận tải Lào đã có cuộc họp song phương nhằm rà soát tình hình hợp tác về giao thông vận tải giữa hai bên thời gian qua và thống nhất kế hoạch hợp tác trong thời gian tới.
Ảnh minh họa
Tại cuộc họp, hai bên ghi nhận quan hệ hợp tác giữa hai bộ, hai ngành được củng cố và phát triển trên cơ sở quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào.
Thời gian qua, được sự quan tâm của hai Đảng, hai Nhà nước, kết nối hạ tầng giao thông giữa hai bên đã củng cố và phát triển.
DT – Sau 4 năm vận hành (1/7/2012 – 1/7/2016), thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam liệu có hoạt động hiệu quả, tạo được môi trường cạnh tranh công khai, bình đẳng giữa các đơn vị tham gia hay không?
Từ mấy chục năm nay, người dân thôn Phú Tiến, xã Phú Trung, huyện Phú Riềng, Bình Phước, vẫn sống dưới ngọn đèn dầu và nước… trời cho. Cuộc sống gần như tách biệt với xã hội văn minh, người lớn “đói” thông tin, bệnh tật bủa vây, trẻ em học dưới ánh đèn dầu. Điều đáng nói là, thôn này nằm các trung tâm…
LĐ – 196GHI CHÉP CỦA KHÁNH VŨ – MINH BẰNG 6:36 AM, 23/08/2016
Ôtô bẹp dúm vì bị cây đổ khi cơn bão số 3 đổ bộ vào Hà Nội. Ảnh: HẢI NGUYỄN
Mới có 3 cơn bão từ đầu năm tới giờ mà thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn “về cơ bản” là… sai cả 3! Hà Nội chiều 19.8 hứng bão bất ngờ, may mà dân tự lo thân nên không nhiều tổn thất. Biết rằng, dự báo thì cũng chỉ là… dự báo, nhưng trước mỗi cơn bão, người dân cứ phải đắn đo xem ông “dự” có chuẩn xác không thì người làm công tác dự báo phải hoàn thiện chính mình!