TTCT – Quả hồng gió sấy khô có thể giữ trong ngăn đá và ăn ngay sau khi lấy ra khỏi tủ vì mứt hồng gió không bị đông đá. Hồng gió loại cực phẩm là loại được cất trong tủ đông từ một năm trở lên. Sau thời gian ngủ lạnh, tựa được vùi tuyết theo cách làm truyền thống tại Nhật, quả hồng phủ một lớp đường trắng lấm tấm.
TTCT – Cuộc trở mình của lụa Bảo Lộc đặt mục tiêu làm cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu tơ lụa Bảo Lộc. Trong quá khứ, những chuyên gia của Nhật Bản từng xác định Bảo Lộc là xứ tốt nhất Việt Nam để làm tơ lụa.
Lụa Việt rất cần được hà hơi tiếp sức để có thể bay xa… Ảnh: Mai Vinh
Đến giữa năm 2017, tơ lụa Bảo Lộc đã có mặt ở thị trường Nhật Bản, Ấn Độ, Ý, Anh, Pháp và các nước khu vực Trung Đông.
Từ tơ tằm, các nhà dệt ở Bảo Lộc đã sản xuất lụa satin dùng may kimono cho người Nhật; lụa yozu dùng may khăn đội đầu ở các nước khối Ả Rập, Ấn Độ; vải lụa habuta, CDC dùng may âu phục cao cấp…
TTCT – Dùng muối mỏ, dầu hỏa, thuốc diệt cỏ, bao nilông, đốt lửa… là vài cách phổ biến nhất trong 1.001 cách “giết” một cái cây đang được nhiều website hướng dẫn công khai trên mạng. Tỉ mỉ đến cả quy trình giết cây, từ cây non tới cổ thụ, sao cho kín đáo và hiệu quả nhất, lại khó bị phát hiện. Ở Lâm Đồng, hàng ngàn cây thông đã bị giết theo cách ấy. Thoạt tiên là vài cây thông lẻ nhưng sau 10 năm, hơn 90 ngàn hecta rừng đã biến mất.
Rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) bị phá, thông nằm la liệt (Ảnh: Mai Vinh)
Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) đã tiến hành kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và công bố kết quả vào các năm 2016, 2018.
Chúng tôi trở lại vùng cư trú của bà con người Mạ ở huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) và nhận thông tin bất ngờ: Trong số hơn 1.200 hộ đồng bào tộc danh Mạ (ngành Mạ Ngăn) cư trú ở các xã Lộc Bắc, Lộc Bảo, B’Lá… của huyện này hiện chỉ còn lại duy nhất 1 ngôi nhà dài độc đáo. Kiến trúc nhà dài của đồng bào Mạ đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ, đó là một thực tế hiện hữu ngay tại không gian của buôn làng ở vùng sâu, vùng xa.
Nhà ông K’Rền ở buôn Bờ Đăng hiện được xem là căn nhà đặc trưng nhất của kiểu nhà dài ở xã Lộc Bắc (huyện Bảo Lâm) còn hiện hữu. Căn nhà được làm từ năm 2001, ban đầu chỉ có 2 bếp nhưng tới nay đã được nối dài thành 5 căn bếp với 14 người cùng sinh sống.
Chị Điểu Thị Trang – Dự án Rừng và Đồng bằng (VFD) do USAID tài trợ
Chị Điểu Thị Trang là người dân tộc Châu Mạ sinh ra và trưởng thành ở khu vực Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng, Tây Nguyên, Việt Nam. Từ khi còn nhỏ đến nay đã kết hôn và có hai con, nguồn thu nhập của chị Trang và gia đình vẫn dựa vào rừng Cát Tiên.
Nhằm giảm phụ thuộc vào rừng và khuyến khích thành viên các cộng đồng sống dựa vào rừng tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng bền vững tại nơi sinh sống, năm 2010 Chính phủ Việt Nam đã đưa vào triển khai hệ thống chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES). Theo quy định của hệ thống này, các công ty thủy điện sẽ trả cho thành viên các cộng đồng sống dựa vào rừng, giống như gia đình chị Trang, tiền bảo vệ các lưu vực sông để đảm bảo các công ty này có nguồn cung nước ổn định cho hoạt động sản xuất điện.
Đối với trường hợp của chị Trang, gia đình chị đã nhận gần 1.100 đô la (tương đương khoảng 24 triệu đồng) mỗi năm thông qua hệ thống PFES cho việc bảo vệ và chăm sóc các khu rừng tại Cát Tiên.
TTCT – “Cùng với quá trình biến đổi khí hậu, nhiệt độ trung bình ở đây đã tăng, biên độ nhiệt cũng giãn ra. Bạn nghĩ xem, nếu nhà kính lan rộng nữa, cùng những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, Đà Lạt sẽ còn mất gì? Mất mát về khí hậu và cảnh quan đồng nghĩa với suy thoái ngành du lịch và phát sinh nhiều vấn đề xã hội” – Tiến sĩ LeeHyun Suk – Viện Tài nguyên sinh học quốc gia Hàn Quốc (NIBR) nói với TTCT về câu chuyện nhà kính của Đà Lạt.
Đà Lạt một thuở nông nghiệp thuận tự nhiên (Ảnh: Mai Vinh)
TTO – Hồ Đankia – Suối Vàng là nguồn cấp nước cho toàn TP Đà Lạt và vùng lân cận. Nay phần lớn lòng hồ cạn khô, nứt nẻ. Hồ tuyệt đẹp giữa rừng đang chết và nước đang cạn kiệt từng ngày. Cách nào cứu nguồn nước cho Đà Lạt?
Lượng nước rất nhỏ dồn lại ở khu vực trũng giữa lòng hồ, hai nhà máy nước sử dụng nước tại đây để lọc cấp cho TP Đà Lạt và huyện Lạc Dương – Ảnh: ĐỨC THỌ
Nếu để hồ Đankia – Suối Vàng tiếp tục khô cạn và ô nhiễm, 10 năm nữa Đà Lạt không có nước uống – đó là cảnh báo được nêu ra trong một kỳ họp HĐND tỉnh Lâm Đồng năm 2017. Nay người Đà Lạt đang lo âu, có vẻ như điều tồi tệ nhất đang đến sớm hơn dự kiến.
TTCT – “Xài chùa”, “chơi hàng lậu”… là câu chuyện đầy động chạm khi nhắc đến thực trạng sử dụng giống hoa không có bản quyền rất phổ biến đối với ngành hoa VN. Với Đà Lạt (Lâm Đồng), thủ phủ hoa của cả nước, thực trạng này cũng rất phổ biến.
Bên trong trang trại hoa của Đà Lạt Hasfam (Ảnh: Mai Vinh)
Xài giống lậu, vừa làm vừa lo
Chuyện về một doanh nghiệp ở Đà Lạt đang xuất khẩu hoa với số lượng lớn vào một thị trường khó tính, lợi nhuận lớn bỗng tuyên bố phá sản là ví dụ điển hình về hậu quả của việc dùng giống hoa lậu.
Chủ doanh nghiệp này vốn là người phụ trách sản xuất cho một công ty nước ngoài đầu tư sản xuất hoa tại VN. Sau một thời gian làm thuê, ông nắm được công nghệ, đầu mối xuất khẩu hoa đi Nhật Bản, và tách ra lập công ty riêng. Đối tác của công ty ông chính là đối tác cũ của công ty ông từng là nhân viên.
Trong những ngày cả nước giãn cách phòng chống dịch Covid-19, du khách vắng bóng, hàng trăm lao động ở thung lũng ngàn hoa vẫn tất bật xây dựng thêm dãy nhà sàn lưu trú dưới tán rừng, hoàn tất dần từng khâu cần chăm chút cho tuors Đại Ngàn mà chủ doanh nghiệp tự tin sẽ “bùng nổ” khi dịch qua đi.
Nép giữa cỏ hoa
Cách Đà Lạt tới 21 km, đường tới Làng Cù Lần uốn lượn giữa ngàn thông tuyệt đẹp, dù khá bất tiện với những người ngại di chuyển, thời gian ít.
NDĐT – Trong quá trình thi công mặt bằng để xây dựng năm biệt thự trên diện tích được cấp phép 1.300m2, Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hồng Đức, chủ đầu tư Dự án khu điều dưỡng, nghỉ dưỡng và an dưỡng tiêu chuẩn quốc tế, tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm (TP Đà Lạt, Lâm Đồng), đã san ủi, “tác động” hơn 4.200m2 đất rừng phòng hộ.
Chủ đầu tư đã “tác động” hơn 4.200m2 đất rừng phòng hộ trong quá trình thực hiện dự án.
Lê Đại Hành Street in Đà Lạt. Themed ‘Đà Lạt and Flowers’, the biennial festival will take place next month in the Central Highland province of Lâm Đồng. — Photo dalatcity.org
HÀ NỘI — Preparations for the upcoming 8th Đà Lạt Flower Festival were underway and would be completed by November 30, according to officials.
Themed ‘Đà Lạt and Flowers’, the biennial festival will take place next month in the Central Highland province of Lâm Đồng. It will include various cultural, art and tourism shows to promote the city’s image as the land of flowers. Tiếp tục đọc “Đà Lạt prepares for flower festival”→
Một điểm di dân tự do ở huyện Đam Rông (Lâm Đồng) đang dần được nhà nước đầu tư xây dựng để ổn định đời sống cho nhân dân.
***
Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do
08:01 21/03/2019
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, tổng diện tích tự nhiên hơn 54.600km2 với trên 6 triệu dân. Vùng trọng điểm các loại cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, cao su, điều… này đang chịu áp lực nặng nề nhất cả nước về tình trạng di dân tự do… Tiếp tục đọc “Tây Nguyên “gồng mình” gánh dân di cư tự do (3 kỳ)”→
LTS: Ngày 15.3.2019, Đà Lạt đã chính thức công bố bản “Quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị, tỉ lệ 1/500 khu vực trung tâm Hòa Bình, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng”. Bản đồ án “khu thương mại phức hợp” cao tầng thay cho một khu Hòa Bình đầy dấu ấn lịch sử, ký ức đô thị, không những tạo ra sự bất an nơi những cư dân trong khu vực bị chi phối, cư dân quan tâm đến lịch sử văn hóa Đà Lạt mà còn gây tranh cãi trong giới chuyên môn nghiên cứu, quy hoạch, kiến trúc đô thị.