Nhờ “cú hích” từ Quyết định 02/2003/QĐ-UB ngày 3-1-2003 (Quyết định 02) của UBND TPHCM, mỗi đầu năm học, thành phố có thêm hàng chục ngôi trường mới đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết nhu cầu về chỗ học, đồng thời tạo thêm điểm nhấn cho bức tranh chuẩn hóa trường lớp tại TPHCM.
Trường THCS Nguyễn Văn Tố, quận 10 được xây dựng theo mô hình tiên tiến hội nhập. Ảnh: HOÀNG HÙNG
DJ Khải Định là người cuối cùng được cứu khỏi đám cháy tòa nhà ITC 15 năm trước – thảm họa cướp đi sinh mạng 60 người.
Hai người đàn ông sống cách nhau chỉ một con phố ở Sài Gòn.
Họ gặp nhau trong khoảnh khắc định mệnh, giữa lằn ranh sống – chết. Chia tay, không một lần gặp lại, không ai biết tên ai, suốt quãng thời gian đó họ tự hỏi rằng người kia tên gì, ở đâu, giờ sống ra sao.
Đúng 15 năm sau lần chạm mặt ấy, hai người cùng đến tòa soạn VnExpress theo lời hẹn. Họ không biết sự có mặt của nhau, ngồi ở hai căn phòng, cùng hồi tưởng những gì diễn ra trong buổi chiều hôm đó. Giữa họ, không chỉ là một cuộc gặp gỡ, mà còn là những ký ức về một thảm họa, với rất nhiều mất mát, đau thương và suy ngẫm.
TTCT – TP.HCM đã và đang là một megacity của cả châu Á, và điều siêu đô thị này cần nhất là một cơ chế riêng để phát huy sức mạnh sẵn có, nghĩa là một hành lang đủ lớn để tăng tốc thật sự.
Với những người nhập cư trên 20 năm như tôi, tức từng chứng kiến người Sài Gòn xuống đường chỉ để đi vòng vèo Lê Lợi – Đồng Khởi thời bóng đá Việt Nam mới thành á quân SEA Games, hay chen chúc ở đường Nguyễn Huệ nhân lễ Sài Gòn 300 năm để được xem ca nhạc và trình diễn thời trang miễn phí cả tuần, thì các biểu tượng vật chất của Sài Gòn lần lượt thay đổi theo… chiều cao của các tòa nhà.
Tình trạng hạ tầng quá tải ở các cửa ngõ Sài Gòn là một vấn nạn cản trở phát triển đã kéo dài quá lâu. Ảnh: Quang Định
TTCT – Những lý do khó hiểu cho câu chuyện luẩn quẩn bế tắc về nhà ở cho người lao động tại TP.HCM.
Khu nhà lưu trú cho công nhân Khu chế xuất Linh Trung 2 giai đoạn 1. Ảnh: K. YÊN
Muốn có nhà trọ giá phù hợp
Trong khu nhà trọ ở khu phố 3, phường Bình Chiểu, TP Thủ Đức (TP.HCM), vợ chồng chị Nhi và hai con trai sống trong phòng trọ khoảng 15m2, chỗ ngủ là cái gác nhỏ. Tiền nhà trọ, điện, nước… tổng cộng 2,5 triệu đồng/tháng.
Tháng nào tăng ca nhiều thì thu nhập của hai vợ chồng gần 20 triệu đồng, mỗi năm tiết kiệm được khoảng 30 triệu đồng nên việc mua nhà với gia đình chị là chuyện xa vời. “Gia đình tôi chỉ mong có khu trọ giá phù hợp với thu nhập, chỗ ở ổn định để con cái học hành”, chị Nhi nói.
Trên trang Facebook của mình, nhiếp ảnh gia Nhật Bản Doi Kuro đã đăng tải một loạt ảnh đặc sắc do ông thực hiện ở Sài Gòn thập niên 1990.
Trong các năm 1989 – 1990, Doi Kuro đã di dọc mảnh đất Việt Nam và chụp hàng trăm bức ảnh đời thường rất sinh động bằng máy ảnh phim. Ông cũng đã trở lại Việt Nam nhiều lần trong các năm 1996 – 1999 và thực hiện một số bộ ảnh khác vào giai đoạn này.
Dưới đây là gần 100 bức ảnh về Sài Gòn qua ống kính của Doi Kuro.
(Dân trí) – Bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) bị những dãy biệt thự khủng bịt kín, gần như không còn lối ra. Các khu biệt thự biến mặt sông thành bến du thuyền, chiếm trọn không gian chung.
Những năm gần đây, vấn đề các công trình xây dựng xây dựng vươn sát mặt sông Sài Gòn là thực trạng chưa có lời giải của TPHCM. Trong đó, khu vực sông Sài Gòn đoạn qua khu vực phường Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) là điểm nóng của vấn nạn công trình, biệt thự bao vây đường bờ sông, người dân khó để tìm nơi tiếp cận, hóng gió trời hay tập thể dục.
Để được tận hưởng không khí của mặt sông, người dân buộc phải chọn phương án đi bộ xa hơn về đầu hoặc cuối đường Nguyễn Văn Hưởng, một con hẻm nhỏ nằm giữa đường hoặc trả tiền để vào nhà hàng, quán cà phê ven sông.
One of the UK’s largest architecture firms has unveiled plans for a verdant new “city within a city” in Vietnam.
The new 290-acre (about half a square mile) district will be built around a long “spine” of trees and greenery in the country’s biggest metropolis, Ho Chi Minh City, according to architects Foster + Partners.
Called “The Global City,” the project includes high- and low-rise residential buildings, public housing and villas, in addition to schools, a shopping mall and medical facilities. Flanked by two waterways, the community will comprise five different neighborhoods connected by a central park and boulevard, as well as a series of pedestrian bridges.
HÀ NỘI (Sputnik) – Là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam với dân số gần 9 triệu người, nhưng TP. HCM lại không có trung tâm hành chính công cấp thành phố. Mới đây, UBND thành phố đã có giải thích cho việc này.
Nguyên nhân nằm ở đâu?
Trong báo cáo 2 năm thực hiện Quyết định 1291 (ngày 7/10/2019) của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP. HCM đã nêu rõ lý do không cần xây dựng trung tâm hành chính công.
Cụ thể, việc tổ chức trung tâm phục vụ hành chính công cấp thành phố khó khăn, chưa đủ điều kiện về hạ tầng và giải quyết vấn đề giao thông để đáp ứng lượng lớn khách liên hệ.
Pháp luật đã có quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ bị bỏ rơi, chưa xác định được cha, mẹ… nhưng thực tế quá trình này còn nhiều khó khăn
Chị Phan Thị Hồng Nhung cùng con gái xúc động khi nhận giấy khai sinh
Cầm trên tay tờ giấy khai sinh (GKS), chị Phan Thị Hồng Nhung nghẹn ngào chia sẻ: “Không có GKS thì dù có tồn tại, nhiều đứa trẻ vẫn không được pháp luật thừa nhận. Đồng nghĩa không được đi học ở các trường công lập, không được khám chữa bệnh bằng BHYT. Lớn lên, không được cấp CMND, không có cơ hội tiếp cận các nghề nghiệp chính thức, không thể đăng ký kết hôn. Con cái sinh ra cũng rơi vào hoàn cảnh đó. Tôi từng sống như thế nhiều năm, gõ cửa khắp nơi tìm kiếm sự giúp đỡ để có thể làm GKS cho mình và cho con gái”.
TTCT – Đâu là con đường Thiên lý từ thành Gia Định ra bắc? Các nghiên cứu trước giờ chỉ nói vắn tắt, chung chung và nói sai cũng nhiều.
Đường Bình Qưới ngày nay. Ảnh: Cương Trần
Đã có nhiều bài viết vắn dài nói về đường Thiên lý hay còn gọi đường quan, đường cái quan, xuyên Việt nói chung và ở thành Gia Định nói riêng.
Tổng thể và đại khái thì thành Gia Định thời Nguyễn ứng với cả miền Nam, nên ba con đường huyết mạch thuộc khu vực trung tâm đầu não Sài Gòn – Gia Định này tỏa đi gồm: Đường đi theo hướng bắc đến Biên Hòa, Bà Rịa để nối đường trạm ra Huế; đường theo hướng nam đến Định Tường; và đường theo hướng tây đến Quang Hóa sang Cao Miên.
TN – Lớp học tình thương ‘Chắp cánh ước mơ’ tại khu phố 2, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức (TP.HCM) mà người dân quen gọi, thực chất nằm trong chốt dân phòng tự quản, là nơi dạy chữ cho trẻ nhập cư nghèo mấy năm nay…
Tâm (áo trắng – hồng, bên phải) đã theo học lớp tình thương 3 năm nay – ẢNH: SONG MAI
“Bản thân tôi không có giấy tờ gì cả, rất thấm thía các khó khăn của một người không có giấy khai sinh, không có giấy tờ gì. Tôi rất mong muốn con gái không phải như vậy, nhưng 6 năm trời không biết cách làm thế nào để giúp bản thân mình, giúp con. Rất may là mẹ con tôi đã được nhóm Trang mới cuộc đời hỗ trợ, giờ tôi cũng có giấy khai sinh, con 5 tuổi vừa có giấy khai sinh để đăng ký đi học”. Đây là chia sẻ của một gia đình được hỗ trợ làm giấy khai sinh tại Hội thảo Tổng kết dự án “Trang mới cuộc đời” giai đoạn 2019 – 2020 và Đối thoại “Thúc đẩy quyền được khai sinh cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững (MSD) phối hợp với Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh và nhóm Trang mới cuộc đời tổ chức.
Dù diện tích rừng tăng, nhưng khu rừng ngập mặn trồng 43 tuổi lớn nhất Việt Nam (*) này đang gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng suy giảm “sức khỏe”. Chất lượng cây và môi trường rừng kém đi, đã có những mảng cây rừng bị chết từ bên trong lõi…
Vừa qua phà Bình Khánh, chỉ cách huyện Nhà Bè bên kia là con sông Soài Rạp, nhưng chúng tôi đã bỏ lại phía sau cảnh xe cộ ngột ngạt, người và khói bụi. Càng đi sâu về phía trung tâm huyện Cần Giờ không khí càng trong lành bởi con đường Rừng Sác đâm xuyên thẳng qua vùng lõi rừng ngập mặn Cần Giờ để hướng ra biển.
Rừng ngập mặn và đường Rừng Sác nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Quân
Lần đầu sau 13 năm tha hương, Bảo thấy mình không còn ràng buộc với thành phố. Anh xếp nốt mấy bộ quần áo cũ rồi giục vợ, con gái lên xe máy về Kiên Giang.
Người lao động đưa con nhỏ về quê sau khi TP HCM và các tỉnh nới lỏng giãn cách. Ảnh: Phạm Chiểu, Võ Thạnh, Nguyễn Đông
Sáng 3/10, Nguyễn Văn Bảo, 31 tuổi, trọ ở huyện Hóc Môn, nhận được 3 triệu đồng chính quyền hỗ trợ. Anh dùng luôn trả tiền thuê phòng mấy tháng nay. Dù đã được chủ nhà giảm đến 70% trong 3 tháng nghỉ dịch, nay có khoản trợ cấp anh mới đủ tiền trả số còn lại. Đây cũng là khoản trợ cấp duy nhất Bảo nhận được khi thất nghiệp, vì công việc trước đó là thời vụ, không có bảo hiểm.
Từ cuối tháng 6, khi thấy tình hình Covid-19 ở TP HCM trở nên phức tạp, một số công ty đã lao vào chạy đua chuẩn bị cơ sở vật chất cho “3 tại chỗ”.
“Đó gần như là một cuộc chiến”, giám đốc một công ty mô tả. Toàn bộ nguồn nhân sự, tài chính của công ty phải tập trung chuẩn bị từ những việc lớn như chuyển đổi công năng nhà xưởng, bãi giữ xe, lắp đặt khu vệ sinh, bồn nước đến những thứ nhỏ như chăn màn, chiếu ngủ, xô chậu giặt…
Sau thời gian tự nguyện triển khai, ngày 15/7, tất cả doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố phải thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường, 2 điểm đến”.
Thời gian thực hiện kéo dài, nhiều nhà máy “3 tại chỗ” gặp khó khăn, chi phí tăng gấp đôi nhưng công suất giảm một nửa, công nhân muốn về nhà…. Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP HCM ước tính, đến cuối tháng 9, chỉ có khoảng 20% năng lực sản xuất được duy trì hoạt động theo mô hình 3 tại chỗ.