Con đường Facebook

Mai Thanh Hải – Nguyễn Độc Lập

13/11/2022 06:34 GMT+7

TN Bản Máy là xã biên giới thuộc H.Hoàng Su Phì, Hà Giang. Đây là xã nằm trong danh sách đặc biệt khó khăn, do ở địa bàn hẻo lánh, đi lại khó khăn, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, kinh tế chủ yếu tự cung tự cấp.

Xã Bản Máy có 4 thôn bản, trong đó cụm Mã Tẻn là khó khăn nhất. Từ trung tâm xã, chỉ có cách đi xe máy (thời tiết nắng ráo) hoặc đi bộ (trời mưa, mùa đông mây mù), với quãng đường gần 7 km mới tới trung tâm của thôn là điểm trường mầm non Mã Tẻn (thuộc Trường mầm non Bản Máy), nằm cách đường biên khoảng 300 m theo đường chim bay. Từ vị trí này có thể nhìn rõ người, xe bên Trung Quốc.

Mã Tẻn nằm trên vùng núi cao, mây mù bao phủ nhiều tháng trong năm – NGUYỄN ĐỘC LẬP

Tiếp tục đọc “Con đường Facebook”

Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Lai Châu – Cuối trời Tây Bắc (4 bài)

Cột mốc chủ quyền đặc biệt:

Lai Châu – Cuối trời Tây Bắc: Nóc nhà biên cương

Mai Thanh Hải – 06/02/2023 08:25 GMT+7

TN – Gần 80 năm sau ngày lập nước, Lai Châu vẫn là tỉnh khó khăn, đi lại xa xôi vất vả và có mật độ dân số thấp nhất toàn quốc. Trong 7 tỉnh biên giới phía bắc, Lai Châu có chiều dài đường biên thứ 3, nhưng sự khó khăn trong quản lý, bảo vệ biên giới thì vẫn… đứng đầu cả nước.

Qua một đêm, tôi tới TP.Lai Châu (tỉnh Lai Châu), thêm nửa ngày nữa mới tới huyện lỵ Mường Tè và lên Đồn biên phòng Pa Vệ Sử (đóng ở xã Pa Vệ Sử, H.Mường Tè, Lai Châu), nghỉ qua đêm để sáng hôm sau lên mốc 42 – nóc nhà biên cương, đi lại khó khăn vất vả nhất toàn quốc.

Mốc “3 ngày 2 đêm”

Đại tá Nguyễn Văn Hưng, Chính ủy Bộ đội biên phòng (BĐBP) Lai Châu, bảo: Ở Lai Châu, có 2 cột mốc cao nhất nhì VN là mốc 79 và 42. Mốc 79 tuy cao nhất (2.880,69 m) nhưng đi lại vẫn dễ hơn so với mốc 42 (2.856,5 m); bộ đội đi tuần tra, thường là đi bộ 3 ngày 2 đêm…

Cán bộ, chiến sĩ BĐBP Đồn Pa Vệ Sử tặng lương thực, thực phẩm cho gia đình ông Vàng Và Sừ (người La Hủ) dọc đường lên mốc 42 Tiếp tục đọc “Cột mốc chủ quyền đặc biệt: Lai Châu – Cuối trời Tây Bắc (4 bài)”

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ

Sự thật về đạo “Bà cô Dợ”: Kỳ 1: Những hệ lụy khi mê muội

Báo Sơn La – thứ hai, ngày 19/12/2022 – 11:10

Năm 2017, tại bản Huổi Luông, xã Mường Lèo, huyện Sốp Cộp, xuất hiện một tổ chức tôn giáo lạ mang tên “Bà cô Dợ”. Tổ chức này đã lợi dụng niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào, tuyên truyền, tập hợp lực lượng thành lập “Nhà nước Mông”, gây phức tạp về an ninh, trật tự và tác động tiêu cực đến đời sống văn hóa, xã hội của một bộ phận quần chúng nhân dân trên địa bàn.

Bản Huổi Luông, xã Mường Lèo.
Tiếp tục đọc “Sự thật về đạo “Bà cô Dợ” – 2 kỳ”

Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá – 6 kỳ

Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá – Kỳ 1: Những liệt sĩ đầu tiên của BĐBP

TNMai Thanh Hải – 23/07/2022 09:38 GMT+7

Trên tuyến biên giới phía Bắc, tỉnh Hà Giang không chỉ xa xôi, cách trở, khó khăn, thiếu thốn mà còn khốc liệt trong việc bảo vệ chủ quyền. Rất nhiều máu xương đã đổ xuống cao nguyên đá. Riêng lực lượng bộ đội biên phòng (BĐBP) Hà Giang, từ năm 1979 đến nay, đã có gần 300 liệt sĩ, thương binh.

“Ngày 3.3.1959, Công an nhân dân vũ trang (CAVT, nay là Bộ đội biên phòng – BĐBP) được thành lập và chỉ vài tháng sau, 3 chiến sĩ CAVT đã hy sinh khi làm nhiệm vụ tiễu phỉ ở H.Đồng Văn (Hà Giang) và là những liệt sĩ đầu tiên của lực lượng BĐBP”, thượng tá, cựu chiến binh, thương binh Hoàng Văn Tựt (82 tuổi) kể.

Cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) tuần tra địa bàn băng giá khắc nghiệt mùa đông – ĐỘC LẬP

Tiếp tục đọc “Giữ chủ quyền trên cao nguyên đá – 6 kỳ”

Cà phê Tây Nguyên – Những cơn khát

tiasang – Võ Kiều Bảo Uyên

Thiếu nước đang đe dọa cây cà phê ở Tây Nguyên, nhưng ở chiều ngược lại, cây cà phê cũng đẩy vùng đất này đối mặt với những cơn khát do các hoạt động canh tác thiếu bền vững.

Cây cà phê héo rũ vì khát nước ở Đắk Lắk. Ảnh: Thành Nguyễn

Vài tháng trong năm, khi cây cà phê chưa vào vụ, bà Hoa(*) sẽ rời quê nhà Đắk Lắk, Tây Nguyên xuống các thành phố phía Nam tìm các công việc thời vụ. Đây là cách một người phụ nữ 50 tuổi kiếm thêm thu nhập khi rẫy cà phê của gia đình bà mấy năm liền năng suất kém do thiếu nước.

“Trong thôn nhiều người cũng đi. Phải đi, vì mình đâu có tin tưởng được là đến mùa sẽ có trái thu hoạch”, nông dân người Thái này nói trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 11 năm ngoái, khi đang làm bảo vệ cho một tòa nhà ở TP.HCM, cách quê bà hơn 300km.

Hạn hán vào mùa khô năm 2020 làm 4 hecta cà phê của bà bị rụng bông, héo cành, không đậu trái. Nhưng đó chưa phải là thứ tệ nhất mà bà Hoa chứng kiến, toàn bộ miếng rẫy đã chết khát trong trận hạn hán lịch sử bốn năm trước đó.

Tiếp tục đọc “Cà phê Tây Nguyên – Những cơn khát”

Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số


phunuvietnam – 15/03/2023 09:00

Những thành tựu và bài học kinh nghiệm của trong việc hỗ trợ giải quyết gánh nặng chăm sóc không được trả công trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số đã được tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam, Đại sứ quán Canada tại Việt Nam, các cơ quan quản lý Dự án AWEEV – “Nâng cao Quyền năng Kinh tế của phụ nữ ở Việt Nam” tại Hà Giang và Lai Châu chia sẻ.

Công việc chăm sóc là hoạt động thiết yếu với cuộc sống của con người và tăng trưởng kinh tế bền vững. Nhưng trên khắp thế giới, công việc chăm sóc thường bị đánh giá thấp và mang tính phân biệt giới cao. 

Sự phân bổ theo giới của công việc chăm sóc không được trả công cũng khác nhau tùy theo hộ gia đình và cộng đồng, trong đó các yếu tố như tôn giáo, văn hóa và mức thu nhập có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em gái, những người phải chịu nhiều hình thức phân biệt đối xử đan xen nhiều nhất. Khi không có phụ nữ trong độ tuổi lao động chăm sóc, gia đình thường giao cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ lớn tuổi đảm nhận vai trò này.

Tiếp tục đọc “Giảm gánh nặng việc nhà, nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số”

Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc

A.T –  21:00 thứ ba ngày 27/10/2020 

(HNMO) – Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021-2025.

Mục tiêu nhằm tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chính sách dân tộc, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số, tăng cường đồng thuận xã hội, củng cố tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào đối với Đảng và Nhà nước.

Nâng tổng thời lượng phát sóng trên 4 kênh VTV5, VTV5 Tây Nam Bộ, VTV5 Tây Nguyên và VTV5 Tây Bắc lên 96 giờ/ngày (mỗi kênh 24 giờ/ngày), trong đó tổng thời lượng sản xuất chương trình mới của 4 kênh đến năm 2025 là 13 giờ 30 phút/ngày/4 kênh.

Nâng tổng số ngôn ngữ sản xuất, phát sóng lên 27 (tăng 4 ngôn ngữ so với hiện nay) gồm: H’Mông, Thái, Dao, Mường, Sán Chí, Ê Đê, Jơ Rai, Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng, Raglai, K’Ho, S’Tiêng, Chăm, Khmer, Pa Cô – Vân Kiều, Cơ Tu, Cao Lan, Hà Nhì, H’Rê, Chu Ru, Chơ Ro, M’Nông, Tày, Hoa, Ca Dong và tiếng Việt.

Tiếp tục đọc “Tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc”

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch

Đức Trí – 14/12/2022 11:27 (GMT+7)

GD&TĐ Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp học sinh dân tộc học tốt kiến thức, thành thạo múa hát, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

 

Biến trường học thành điểm du lịch hấp dẫn

Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà) dù nằm ở vùng cao, với gần 100% học sinh dân tộc nhưng ai tới đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện. Hoa Phong lữ kép nở đỏ thắm các tầng lớp học, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.

Đặc biệt hơn thế, học sinh của trường thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều câu dài trôi chảy; Học sinh biết múa hát các điệu truyền thống… Đây chính là thành quả từ mô hình trường học du lịch mà trường đã triển khai những năm qua. Tiếp tục đọc “Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý”

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)

Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS: Hiệu quả từ mô hình Trường học đa văn hóa (Bài 1)

Báo dân tộc – Thuỳ Anh – 10:53, 19/09/2022

Đưa văn hóa, lịch sử của địa phương vào chương trình giảng dạy là một mô hình được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai khuyến khích từ năm 2012. Hiện, mô hình đã và đang được nhân rộng ra ở hầu hết các trường tiểu học, THCS và THCS bán trú trên địa bàn. Trong đó, mô hình Trường học đa văn hóa đã đem lại những hiệu ứng khá tích cực. Thành công bước đầu phải kể đến Trường THCS số 1 xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.

CLB hát Then của học sinh trường THCS số 1 xã Phú Nhuận được sự kèm cặp, hướng dẫn của các nghệ nhân then Tày xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

Tiếp tục đọc “Những điểm sáng trong lĩnh vực giáo dục vùng DTTS (2 bài)”

Ký ức tộc người trên trang phục

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ sáu, 04/02/2022 18:00 (GMT+7)

LĐCTViệt Nam có 54 dân tộc với hơn 100 nhóm, ngành. Cư trú ở những môi trường sinh thái đa dạng đã nảy sinh những tri thức bản địa độc đáo trong mỗi tộc người. Văn hóa bản địa của một cộng đồng thể hiện sinh động nhất ở nghề dệt vải, thêu, vẽ hoa văn trên trang phục nữ.

Tranh treo tường làm bằng thổ cẩm của người Nùng U ở xã Chế Là, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng
 

Căn tính

Lớn lên em theo mẹ tập thêu,
Theo chị nhuộm chàm in hoa trên váy mới,
Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu,
Gái xinh chưa biết cầm kim là hư.

(Dân ca H’Mông)

Gia đình người H’Mông có ba vật quý phải mang theo khi di cư. Đó là cối đá xay ngô, váy phụ nữ (của bà chủ nhà) và ống bương đựng hạt lúa, ngô, lanh. Váy H’Mông là biểu tượng văn hóa, người H’Mông không có chữ, chữ được thêu trên váy. Trên tấm váy diễn tả trận chiến của người H’Mông chống người Hán cướp đất. Trên thân váy có ba băng dải dọc là ba con sông người H’Mông đã vượt qua trên đường thiên di đến phương nam.

Tiếp tục đọc “Ký ức tộc người trên trang phục”

How Severe Are China’s Demographic Challenges?

In 2021, there were roughly 30 million more men than women in China, and a study estimates that there are over 62 million “missing” women—females who would be alive without gender discrimination. This gap may become a factor contributing to social instability.

chinapower.csis.org

For centuries, China boasted the largest population of any country, giving it significant global heft. That is changing as China’s population shrinks and ages at a faster rate than almost any other country. In 2022, China’s population dropped for the first time in decades, and in 2023 India surpassed China to become the world’s most populous nation. China’s changing demographics pose major, prolonged challenges for the country and its leaders. China has for decades reaped the economic dividends that came with having a young workforce to fuel China’s emergence as a global industrial powerhouse. Now, the number of Chinese retirees will soon skyrocket, reducing the size of China’s workforce and putting pressure on China’s social safety net and healthcare system.

https://flo.uri.sh/visualisation/12095348/embed

The Drivers of China’s Changing Demographics

China’s population grew at a breakneck pace during the mid-twentieth century, swelling nearly 50 percent between 1950 and 1970. Driven by fears of the extraordinary challenges of effectively governing a rapidly expanding population, the Chinese government began to institute population control measures in the 1970s. The “later, longer, fewer” (晚稀少) campaign, which was initiated in 1973, raised the legal age of marriage to 23 for women and 25 for men, encouraged at least a three-year period between births, and limited births to two children. Those who did not adhere to the new regulations faced penalties. This policy proved successful. Between 1970 and 1980, China’s fertility rate (the number of births per woman) plummeted from 6.1 to 2.7.https://datawrapper.dwcdn.net/8tnj5/1/SHARE 

Tiếp tục đọc “How Severe Are China’s Demographic Challenges?”

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá

PNVN – 20/10/2022 11:00

Trong chuyến công tác tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi có dịp tham dự một buổi sinh hoạt của nhóm tiết kiệm và cho vay tại thôn/bản – VSLA. Vào mỗi kỳ sinh hoạt, các cô, các chị rộn ràng rủ nhau biểu diễn các tiết mục văn nghệ, tổ chức – tham gia các trò chơi giải trí, trò chuyện với nhau về tin thức, thời sự, những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của địa phương; chia sẻ về công việc, về cuộc sống, chăm sóc gia đình, nuôi dạy con cái… 

Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá - Ảnh 1.
Một buổi sinh hoạt của nhóm VSLA tại huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang

Đặc biệt, quan trọng hơn, từ nguồn tiền tiết kiệm của bản thân và các thành viên khác trong nhóm, các thành viên đã hỗ trợ cho nhau vay để phát triển kinh tế, giải quyết khó khăn, sắm sửa đồ dùng, trang thiết bị gia đình… Các bước xét duyệt cho vay đơn giản có sự đồng ý của tất cả thành viên. Đây là một trong những mô hình VSLA hoạt động dựa trên nguyên tắc ba tự: tự nguyện tham gia, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm. Từ đó, thúc đẩy nguyên tắc công khai, minh bạch và bình đẳng đối với tất cả các thành viên.

Tiếp tục đọc “Món vốn nhỏ giúp phụ nữ nghèo tiếp cận tài chính toàn diện và bứt phá”

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG  –  Thứ hai, 12/07/2021 16:50 (GMT+7)

LĐCTTừ những phụ nữ Thái đen chỉ biết trồng, hái và bán cà phê xô, sau ba năm bà con đã làm chủ quy trình chăm sóc, thu hái, chế biến, đánh giá đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn cà phê đặc sản.

Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái - Sơn La
Cầm Thị Mòn đã làm cuộc cách mạng cho cây cà phê arabica ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Ảnh: Giang Phạm

Xã Chiềng Chung nằm ở độ cao từ 1.000m đến 1.300m so với mực nước biển. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm trên 10 độ C. Đêm từ 16 độ C đến 20 độ C, ngày từ 27 độ C đến 32 độ C. Tháng 4 đến tháng 5 nóng nhất, tháng 6 đến tháng 8 là mùa mưa. Nhiệt độ trung bình là 24,02 độ C; hằng năm có sáu tháng có nhiệt độ trung bình 24,02 độ C. Ông Lò Văn Mầng, 98 tuổi, người Thái đen ở bản Lọng Nghịu, cho biết: Nhận thấy thổ nhưỡng, khí hậu tốt nên từ trước năm 1945, người Pháp đã mang cây cà phê arabica lên trồng ở đất này.

Đến nay, gần một nửa sản lượng cà phê arabica của Việt Nam được trồng ở tỉnh Sơn La, tập trung ở xã Chiềng Chung và Mường Chanh của huyện Mai Sơn. Nhưng mãi đến gần đây thương hiệu cà phê arabica Sơn La mới được nhiều người biết đến.

Tiếp tục đọc “Ara-Tay: Cà phê arabica “tử tế đến từng hạt” của người Thái – Sơn La”