Young Russians tell us about a war few wanted and how the sanctions are affecting their lives.
Sanctions on Russia following its invasion of Ukraine have targeted banks, oil refineries and key members of the Russian regime and oligarchs close to the Kremlin, but have also led caused the value of the rouble to plummet and inflation to soar, impacting the daily lives of Russian citizens [Pavel Golovkin/AP Photo]
Since Russia invaded Ukraine on February 24, an outcry has arisen around the world. On March 2, the UN voted overwhelmingly to approve a resolution demanding the end of the invasion, with only five countries opposing – Russia, Belarus, North Korea, Eritrea, and Syria. As the war rages on, thousands have been killed according to Ukrainian authorities and many more injured.
In response, the US, EU, UK and other countries have levelled sanctions, both general and targeted, and doors have closed to Russians around the world, from research institutions to sporting events, in protest at Russia’s invasion.
TTCT – Muốn thay đổi chính mình cần quyết liệt và mạnh mẽ lắm. Không chỉ đừng hư hoại, không chỉ phải từ một khởi nguồn trong sáng và chân thành, mà còn phải biết thoát khỏi những huyễn hoặc chính mình. Nói những điều giả dối, sống tham lam, tàn bạo thì làm sao cấy được sự trung thực, thiện lương vào một thế hệ không có thời gian dừng lại?
Bức tranh “Thế giới thiện & ác” của Oksana Nigamatullina, 13 tuổi (Nga)
TTCT – Trong bộ phim Hàn Quốc đình đám vừa ra mắt trên Netflix Squid Game (Trò chơi con mực), hàng trăm con nợ đường cùng tình nguyện tham gia một trò chơi sinh tử, nơi người thắng chung cuộc lĩnh hàng chục triệu đô, còn kẻ thua ngay lập tức bỏ mạng. Liệu thực tế xã hội Hàn Quốc có bế tắc đến vậy?
Người Hàn Quốc biểu tình trong trang phục Squid Game.
Ngày 20-10, một nhóm người biểu tình đã diện đồng phục, mặt nạ lính trong Squid Game xuống đường phố Seoul nhằm yêu cầu Chính phủ Hàn Quốc cải thiện tình trạng sống bế tắc của người lao động – một đề tài được đề cập xuyên suốt bộ phim.
CLB ngoại ngữ cộng đồng vừa được tổ chức miễn phí tại Nghệ An. Người học là bà con dân tộc thiểu số vùng du lịch.
Ngoài dạy tiếng Anh cho người dân, CLB còn hỗ trợ giao tiếp tiếng Anh cho học sinh và giáo viên tại Nam Đàn, Nghệ An
Lớp học không đặt mục tiêu cao, mà chỉ mong muốn “phổ cập” tiếng Anh giao tiếp đơn giản, cơ bản cho người dân để phát triển ngành nghề của mình phù hợp với bối cảnh mới.
TTCT – Những lời kêu gọi “bảo vệ môi trường cho thế hệ con em chúng ta” vẫn thường được các chính trị gia trên toàn thế giới nhấn mạnh, song những người trẻ, vốn có nhiều thứ để mất hơn bất kỳ ai khác trong cơn khủng hoảng biến đổi khí hậu, lại không nhìn thấy mình trong các quyết sách được nhà cầm quyền đưa ra.
Các đại biểu tại Hội nghị COP26 vào hôm 1-11. Ảnh: Reuters
Thời lượng sử dụng mạng xã hội trong 1 ngày của giới trẻ Việt Nam trung bình là 7 giờ. Mạng xã hội dần trở nên gần gũi và phổ biến, thậm chí đã trở thành một phần tất yếu trong cuộc sống hiện đại của giới trẻ.
Giới trẻ sử dụng mạng xã hội trung bình 7 giờ mỗi ngày (Ảnh minh hoạ).
Tại cuộc giao lưu trực tuyến “Bàn về văn hoá ứng xử của giới trẻ trên không gian mạng” do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức ngày 5/11, ông Nguyễn Quốc Huy – Phó Trưởng Ban Tuyên giáo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho biết, với hơn 60 triệu người sử dụng, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 18 trên thế giới về tỉ lệ người dân sử dụng Internet và là 1 trong 10 nước có lượng người dùng Facebook, YouTube cao nhất thế giới, trong đó thanh thiếu niên chiếm tỷ lệ lớn.
Sự phát triển mạnh mẽ của rap thời gian gần đây khiến những mảng tối của thể loại này, vốn trước đây chỉ “lưu hành nội bộ” nay “lộ sáng” nhiều hơn. Công chúng không ít lần bị sốc khi nghe nhiều rapper hồn nhiên trình diễn những sáng tác với ca từ dung tục và phản cảm mà gần đây thường được gọi bằng cụm từ “rác âm nhạc”. Chia sẻ một góc nhìn trực diện về thực trạng đang phần nào làm nhiễu loạn đời sống âm nhạc nước nhà, nhạc sĩ Đỗ Bảo (ảnh bên) khẳng định “chúng ta cần đầu tư bài bản cho sự tử tế”.
Cuộc đời bà cụ Thò Thị Chơ ở xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã đi qua 70 mùa đông lạnh giá, mùa nào cũng lo sợ, bất an. Nhất là giờ đây, bà phải bao bọc 2 đứa cháu nội chưa đầy 5 tuổi. Con dâu bà không chịu được cuộc sống khô kiệt vì thiếu nước, đã lẳng lặng bỏ nhà ra đi trong một buổi tối mùa đông rét mướt.
Bản đồ xã Lũng Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Anh con trai bà buồn tủi, chán chường rồi cũng tìm đến cái chết. Chỉ còn lại bà và hai cháu nhỏ với cái nghèo cái đói bủa vây. Hằng ngày, bà vẫn lết đôi chân đi gùi chút nước ít ỏi về cho cháu qua cơn khát. Nhìn hai đứa trẻ mặt mũi lúc nào cũng nhọ nhem, da mốc trắng, chân tay nứt nẻ, đau rát, bà thương lắm nhưng đành bất lực…
Tốt nghiệp khoa Đạo diễn Đại học Sân khấu Điện ảnh TP HCM, như nhiều đồng môn, Đinh Thụy đang là đạo diễn phim quảng cáo. Việc ai đó trở thành đạo diễn điện ảnh sau khi học đạo diễn điện ảnh ở Việt Nam là điều “vô cùng hiếm hoi”, cô nói. Hầu hết đều làm việc khác hoặc giữ nghề bằng các thước phim quảng cáo, nhưng phần nhiều trong số đó, theo Thụy, vẫn đang nuôi ước mộng cùng điện ảnh.
Trong một quãng thời gian ngắn chỉ vài tháng của năm 2019, Đinh Thụy chứng kiến hơn một người bạn của mình tự sát. Họ đều còn trẻ. Trong cơn chấn động, Thụy quay cuồng trong những câu hỏi, và nhận ra chính mình, hay rất nhiều bạn bè quanh mình không quan tâm đủ nhiều đến chứng trầm cảm của tuổi trẻ.
Sau cú sốc, Thụy quyết định tăng cường độ làm việc để giải quyết việc công ty, dành thời gian viết một kịch bản. Bối cảnh mở đầu là một cuộc tự sát. Nhân vật chính tỉnh dậy sau cuộc tự sát bất thành, đối mặt với những câu hỏi khác về ý nghĩa sống.
Những năm trở lại đây, cụm từ “đổi mới sáng tạo” được nhắc đến thường xuyên, và được xem là chìa khóa đột phá để đưa đất nước đạt được những mục tiêu phát triển. Đảng, Chính phủ đã sớm xác định vai trò quyết định của đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ; đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp, chỉ đạo quyết liệt để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Các diễn giả và các đại biểu thảo luận với chủ đề “Xây dựng mạng lưới chuyên gia kiều bào hỗ trợ khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo”, ngày 16/7/2021. (Nguồn: Tạp chí Quê hương)
Trên bản đồ công nghệ thế giới, Việt Nam vẫn đang tụt hậu về mức độ sẵn sàng công nghệ, về đổi mới sáng tạo và năng suất lao động. Theo Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO), năm 2021, Việt Nam xếp hạng 44 về chỉ số đổi mới sáng tạo (GII) vẫn giữ vị trí hàng đầu trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp nhưng bị hạ 2 bậc so với năm 2020.
Để khắc phục mặt hạn chế, tạo môi trường và động lực phát triển mạnh mẽ hơn nữa cho đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, giải pháp tập trung vào con người, nguồn lực con người có ý nghĩa rất quan trọng.
Nguyễn Công Nghĩa – Tiến sĩ, Bác sĩ, Đại học Waterloo, Ontario, Canada
Tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây
Ước mơ trở thành bác sĩ hay dược sĩ là một mô hình quen thuộc. Ảnh minh họa
Với sự thay đổi bước ngoặt lịch sử của Bộ Giáo dục & Đào tạo, điểm đầu vào xét tuyển ĐH (nguyện vọng 01) năm nay đang tập trung sự thu hút của toàn xã hội. Không ngoài dự đoán đã thành thông lệ từ nhiều năm, điểm đầu vào ngành y dược sẽ vẫn cao chót vót, và năm nay lại có khả năng sẽ cao hơn nữa. Bên cạnh những thí sinh tuyển thẳng, cử tuyển, hoặc được điểm cộng ưu tiên, nhiều tranh cãi là các thí sinh đạt điểm cao nhưng tâm lý vẫn… rối bời.
Thí sinh đạt điểm 27 xét tuyển ngành Bác sĩ đa khoa, 25 điểm xét tuyển ngành Dược sĩ đều không có gì bảo đảm sẽ đậu ĐH tại các trường như ĐH Y, ĐH Dược (Hà Nội), hay ĐH Y- Dược TP. HCM. Thực tế nào đã khiến các ngành này thu hút các thí sinh điểm cao đến vậy? Và như vậy thì có gì hay cho họ và xã hội?
Bác sĩ và dược sĩ luôn được coi là những nghề dễ tìm được việc làm (?), có thể sống bằng nghề mà không quá phụ thuộc vào chế độ XH. Những nghề này lại có tuổi nghề cao, có thể tiếp tục làm việc thêm hàng chục năm sau khi đã nghỉ hưu. Nếu ra trường chưa có việc làm trong cơ quan nhà nước thì việc tìm một chỗ trong các đơn vị tư nhân hay công ty kinh doanh dược là điều không quá khó. Gia đình nội ngoại của tôi có truyền thống học y cũng phần nhiều bởi tư duy của ông ngoại: “Bác sĩ (BS) còn gọi là cái bát sắt, đi đâu cũng có cơm ăn”.
Ngành nghề này cũng được mặc định có thứ hạng khá cao, dễ có thiện cảm và được tôn trọng nhất định trong xã hội Việt nặng tư tưởng Nho giáo, nhất là với tư duy đại ngôn theo kiểu “cống hiến”, “hành nghề giúp đời”. Chữ “giúp” ở đây còn bao hàm cả nghĩa hẹp như là chỗ dựa trong một phạm vi gia đình hay dòng tộc khi có một người theo ngành Y, nhiều khi chỉ đơn giản là cần có một niềm tin. Ước mơ trở thành bác sĩ hay dược sĩ là một mô hình quen thuộc theo kiểu gia truyền, hay “con nhà nghèo học giỏi”. Những ước mơ thực của đứa trẻ có thể đã không được lộ diện bởi sự định hướng nghề nghiệp cảm tính và sơ khai ở các gia đình Việt Nam khi con em họ còn học phổ thông.
Không có gì bàn cãi rằng các thí sinh điểm cao đến vậy chắc chắn là học giỏi. Tuy vậy các sinh viên y dược tương lai cần phải cân nhắc rất nhiều. Trước hết, đào tạo y dược ở Việt Nam là không tương đồng với thời lượng đào tạo và chất lượng của thế giới. Bằng cấp BS đa khoa hay dược sĩ tại các nước Bắc Mỹ, châu Âu hay Úc là bằng sau ĐH chuyên nghiệp, cực cấp (không cần bằng cấp gì thêm để hành nghề trong đời) đều đòi hỏi tới 10-11 năm trong đó 04 năm đầu dành cho khoa học cơ sở. Đào tạo BS y khoa trong 06 năm, và dược sĩ trong 05 năm ở Việt Nam thực chất chỉ mang những tiêu chuẩn của cử nhân.
Do vậy ngành Y ở Việt Nam lại có thêm sau này các bằng chuyên khoa định hướng, chuyên khoa 01, chuyên khoa 02, hoặc thạc sĩ, tiến sĩ, mà không thể so sánh cách nào với thế giới. Chính vì thế, tấm bằng y dược của Việt Nam không được công nhận trên thế giới, ngoài một số quốc gia châu Phi và bán đảo Ả rập trước đây. Nó khiến cho triển vọng cọ xát nghề nghiệp với bên ngoài bị thu hẹp và những người hành nghề y dược Việt Nam phần lớn đóng cửa chơi trên sân nhà của riêng mình.
Tiếp theo, đào tạo y dược nói chung có hàm lượng sáng tạo thấp, ở Việt Nam thì lại càng gần như không. Các điểm thi Toán, Hóa ở đỉnh cao của đầu vào, cũng chẳng giúp ích gì nhiều lắm khi các môn học trong trường Y và Dược ở Việt Nam gần như tuyệt đối là học thuộc lòng, và yêu cầu sự kiên nhẫn. Các môn học cơ bản, hay cả các môn học thực hành, thậm chí lâm sàng tại bệnh viện đều vậy.
Lối tư duy sáng tạo tại các trường Y- Dược gần như không có đất sống. Chương trình đào tạo với nhiều môn không liên quan, giáo trình đào tạo cũ kỹ thậm chí từ những năm 80 thế kỷ trước, máy móc thiết bị cho phòng lab thực hành tiền lâm sàng quá thô sơ và thiếu thốn ngay tại các trường hàng đầu. Câu chuyện của những con mọt thư viện, giảng đường, bóng ma ký túc xá nằm đọc sách đến in hằn vết của đầu, mông hay gót chân trên chiếu sau 06 năm học không hề hiếm.
Nhưng học cũng là một chuyện khác trong khi thực hành sau khi ra trường lại dựa chính trên các kinh nghiệm theo kiểu truyền dạy. Thực hành Tây y, kể cả phẫu thuật cũng không khác nhiều lắm với tư tưởng “Đông y gia truyền” ngàn đời.
Tính đào thải trong quá trình học ĐH Y- Dược Việt Nam cũng thấp y như mọi ngành học khác, có nghĩa là gần như vào được trường thì khắc ra trường và có bằng cấp, trong khi tỷ lệ đào thải tích lũy khi học bác sĩ tại các quốc gia phát triển lên tới 50%. Kết quả học tương đối như nhau thôi, nhưng sự phân hóa sau khi ra trường lại là rất lớn. Rất nhiều người sẽ không thực hành y dược mà làm trình dược viên cho các hãng thuốc, hãng sữa, thực phẩm chức năng. Rất nhiều người khác lại lựa chọn công việc bàn giấy tại bộ, các sở, hay các trung tâm với công việc chẳng ăn nhập mấy với những gì đã học.
Với những người thực hành lâm sàng, các chuyên ngành nóng như Sản, Ngoại, Nhi, Mắt luôn đầy ắp người xếp hàng, nhưng các ngành Tâm thần, Truyền nhiễm, Lao, HIV/AIDS, Giải phẫu bệnh thì tìm người mỏi mắt. Bác sĩ, dược sĩ mới ra trường đổ dồn về các bệnh viện tỉnh và trung ương, nơi thu nhập tương đối và điều kiện thăng tiến về nghề nghiệp, trong khi một số nhận thiệt thòi về tuyến xã hay huyện ở các vùng sâu vùng xa.
Tất cả sự phân hóa nhìn thấy rõ nét chỉ sau 05 năm sau khi ra trường, mà nguyên nhân không hẳn do năng lực. Và còn muôn vàn các biến đổi khác tạo nên bởi quan hệ, tiền tệ và hậu duệ.
Các sinh viên tương lai của các trường Y- Dược có lẽ cũng cần hỏi mình có hứng thú và ham thích thực sự với ngành này và cân nhắc mình có đủ sự kiên nhẫn hay không. Cần nhận thức cụ thể hơn để sau này khỏi phải nói câu “biết thế thì…”, có khi chỉ bởi cố gắng sống ước mơ của cha mẹ, họ hàng, bởi không tính đến các đam mê, sở trường, hay năng lực sáng tạo của riêng mình hay bởi “mình điểm cao thì nên vào y dược”. Xã hội có thể có thêm một bác sĩ hay dược sĩ, nhưng cũng có thể mất đi một bộ óc sáng tạo cho những ngành khoa học khác.
Thực tế tại Mỹ và Canada, nơi tôi sống và làm việc nhiều năm, tư duy cố gắng cho con học Y- Dược vẫn tồn tại trong cộng đồng châu Á, nhất là Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Trong khi với người sở tại, nó chẳng có nghĩa gì so với ước mơ thực của đứa trẻ.
Nguyễn Công Nghĩa (TS, BS- ĐH Waterloo, Ontario, Canada)
PLO – “Ở đâu cũng có người khó khăn nhưng so với miền xuôi thì trẻ em miền núi khó khăn hơn bội phần. Có những bạn nhỏ mồ côi cha mẹ từ sớm, mấy anh em nheo nhóc dựa nhau sống. Nhiều em không có quần áo lành để mặc, không có vở để viết, phải học trong những lớp học tồi tàn, sập xệ.
Mình đã không thể ngăn được những giọt nước mắt khi nhìn thấy đám nhỏ chân trần, lem luốc ăn cơm với muối ớt nhưng đôi mắt lấp lánh vui sướng. Phải làm gì đây để giúp các con có điều kiện học hành tốt hơn? Đó là điều mà tụi mình đau đáu trong suốt một thời gian dài” – anh Nam bộc bạch.
Gần 1/3 sinh viên ngành CNTT ra trường đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng (ảnh chụp trước 22/4). Ảnh: Như Ý
Một báo cáo về thị trường công nghệ thông tin Việt Nam năm 2021 cho thấy, 70% sinh viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp về kỹ năng, chuyên môn.
Theo báo cáo thị trường công nghệ thông tin Việt Nam 2021 của TopDev, một trong những công ty hàng đầu về tuyển dụng ngành công nghệ thông tin (CNTT), trong số hơn 55.000 sinh viên CNTT tốt nghiệp mỗi năm, chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (30%) đáp ứng được những kỹ năng và chuyên môn mà doanh nghiệp cần.
Có tới 61,5% số chuyên gia nhân sự tham gia khảo sát nói rằng, khó khăn lớn nhất khi phụ trách tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là tìm kiếm ứng viên có năng lực; tiếp theo là hiểu yêu cầu tuyển dụng các vị trí của ngành… Điều này dẫn đến tình trạng thiếu nguồn nhân lực CNTT dù số lượng đào tạo hằng năm của Việt Nam khá cao.
TTO – Khi thế giới trở nên phẳng, những giấc mơ cũng không có “quốc tịch”. Ước mong về một Việt Nam mạnh giàu, khởi sinh bên ngoài lãnh thổ, nói với ta nhiều hơn về cái di sản hiện tồn trên đường phát triển đó.
Trưng bày sách “Thơ Việt Nam đương đại” tại phòng đọc Thư viện Quốc gia Pháp
Họ đang tìm mọi cơ hội để hướng về và phát triển đất nước. Cũng có thể là người chẳng có máu mủ ruột rà gì với quốc gia bé nhỏ này nhưng họ lại bị hai chữ “Việt Nam” quyến luyến và không ngừng cổ vũ cho sự phát triển của nó.
Khi thế giới trở nên phẳng, những giấc mơ cũng không có “quốc tịch”. Ước mong về một Việt Nam mạnh giàu, khởi sinh bên ngoài lãnh thổ, nói với ta nhiều hơn về cái di sản hiện tồn trên đường phát triển đó.