Muốn chống ngập phải biết… giữ nước

 NĐT – 09:39 | Chủ nhật, 13/11/2016 0

Quy hoạch đô thị và những giải pháp phi công trình được nhà quy hoạch Nguyễn Đỗ Dũng phân tích với Người Đô Thị như một trong những lời giải cho bài toán “biến” ngập lụt từ thách thức trở thành sức mạnh đô thị của TP.HCM.

Người đi đường ở TP.HCM đánh vật với dòng nước sau trận mưa lớn chiều 26.9 vừa qua. Ảnh: Zing


Đầu tư gần 30.000 tỉ đồng từ năm 2008, nhiều khu vực trước đây ở TP.HCM được ví như “rốn ngập” nay đã không còn nữa, nhưng những tuyến đường chưa từng ngập giờ trở thành “sông”. Tương tự, số điểm ngập bắt đầu tăng trở lại (năm 2008: 126 điểm ngập, năm 2011: 58 điểm, năm 2015 còn 23 điểm ngập, năm 2016 tăng 59 điểm).

Tuy nhiên theo các chuyên gia, con số này vẫn chưa phản ánh hết thực trạng. Cùng với kinh nghiệm và nghiên cứu của mình, theo ông nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng này?

Tiếp tục đọc “Muốn chống ngập phải biết… giữ nước”

Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn

 NĐT – 03:34 | Thứ bảy, 24/02/2018 0

Anh lái xe nghêu ngao hát: “Dù có đi bốn phương trời, mà vẫn ngỡ đang ở Nhổn…” lúc chúng tôi chạy tránh thị trấn Sapa để vượt đèo Ô Quy Hồ sang Bình Lư đi Sìn Hồ (Lai Châu). Không chỉ chúng tôi, những người từng yêu Sapa nay đều hầu như không còn ai muốn chui vào “đống bê tông lổn nhổn” ấy nữa, dù nó ngay trước mặt.

Nếu lấy mốc 1897 chính quyền Pháp mở cuộc điều tra dân số đầu tiên về các tộc người vùng núi cao, từ đó Sapa được phát hiện, tính đến nay tròn 120 năm. Tôi lên đó đầu những năm 90 thế kỷ trước, rồi còn vài lần nữa, nhưng không sao nhớ nổi chuyện mỗi lần, hơn 30 năm rồi còn gì.

Sapa có ba giá trị lớn: khí hậu, cảnh quan và cuộc sống người thiểu số. Ảnh: Thanh Vy

Tiếp tục đọc “Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn”

Hồ Tây: một cái tên, hai số phận

NĐT –  15:33 | Thứ năm, 08/09/2022 0

Hồ Tây ở Hà Nội và Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) tương đồng về quy mô, hình thế, công năng văn hóa. Nhưng Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, đại chúng cùng được thụ hưởng, trong khi Hồ Tây ở Hà Nội có nguy cơ thành “vùng bất động sản khủng của các doanh nghiệp”.

Trong khu vực các nước đồng văn, có rất nhiều hồ mang tên Hồ Tây. Trung Quốc có 36 Hồ Tây, Nhật Bản có một Hồ Tây (ở huyện Yamanashi) và Việt Nam có một Hồ Tây tại thủ đô Hà Nội. Không chỉ cùng tên, tất cả các Hồ Tây kể trên còn mang một đặc điểm chung rất quan trọng: đều là nơi hội tụ, ghi dấu của thơ ca, truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian.

Nổi tiếng nhất trong số đó, phải kể đến Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) và Hồ Tây tại Hà Nội với nhiều điểm tương đồng mà chúng tôi sẽ lần lượt nêu ra.

Hồ Tây và thành phố Hằng Châu nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu Đinh Thế Anh

Cảnh Hồ Tây, bán đảo Quảng An (Hà Nội). Ảnh: Võ Thanh Tùng

Tiếp tục đọc “Hồ Tây: một cái tên, hai số phận”

Ngân sách cho TP.HCM: Vấn đề không phải là bao nhiêu phần trăm

NHIÊN ANH 09/11/2021 18:00 GMT+7

TTCTTP.HCM đã và đang là một megacity của cả châu Á, và điều siêu đô thị này cần nhất là một cơ chế riêng để phát huy sức mạnh sẵn có, nghĩa là một hành lang đủ lớn để tăng tốc thật sự.

Với những người nhập cư trên 20 năm như tôi, tức từng chứng kiến người Sài Gòn xuống đường chỉ để đi vòng vèo Lê Lợi – Đồng Khởi thời bóng đá Việt Nam mới thành á quân SEA Games, hay chen chúc ở đường Nguyễn Huệ nhân lễ Sài Gòn 300 năm để được xem ca nhạc và trình diễn thời trang miễn phí cả tuần, thì các biểu tượng vật chất của Sài Gòn lần lượt thay đổi theo… chiều cao của các tòa nhà.

Tình trạng hạ tầng quá tải ở các cửa ngõ Sài Gòn là một vấn nạn cản trở phát triển đã kéo dài quá lâu. Ảnh: Quang Định

Tiếp tục đọc “Ngân sách cho TP.HCM: Vấn đề không phải là bao nhiêu phần trăm”

Slow water: can we tame urban floods by going with the flow?

As we face increased flooding, China’s sponge cities are taking a new course. But can they steer the country away from concrete megadams?

Written by Erica Gies, read by Andrew McGregor and produced by Tony Onuchukwu. The executive producers were Max Sanderson and Isabelle Roughol.

the guardian – Fri 17 Jun 2022 05.00 BST

  • Read the text version here
  • Listen here
WEIHUI, CHINA - JULY 26: Aerial view of rescue team using inflatable rafts evacuate residents from flooded area after heavy downpour, on July 26, 2021 in Weihui, Xinjiang City, Henan Province of China.
 Photograph: China News Service/Getty Images

Tiếp tục đọc “Slow water: can we tame urban floods by going with the flow?”

Cồn Hến – nỗi khát khao 24 năm bên kia thành Huế

TTO – Từ khi xây dựng kinh thành Huế, cùng với cồn Dã Viên – “hữu Bạch Hổ”, vua Gia Long đã coi cồn Hến là “tả Thanh Long” – biểu trưng cho quyền uy của vương quyền. Thế nhưng, 24 năm kể từ khi có quy hoạch đầu tiên, “rồng xanh” nằm giữa chính đạo sông Hương vẫn bị treo trên bản vẽ.

Hơn 1.000 hộ dân với 4.500 nhân khẩu sống chen chúc “đi không được ở không xong”. Hữu Bạch Hổ đã thành công viên tuyệt đẹp, còn tương lai nào chờ tả Thanh Long?

Quy hoạch đầu tiên cho cồn Hến (phường Vỹ Dạ, TP Huế, Thừa Thiên Huế) ra đời năm 1998 và cho đến nay, qua không biết bao đời chủ tịch tỉnh “vấn đề cồn Hến” vẫn chưa thể tìm ra lời giải phù hợp.

Tiếp tục đọc “Cồn Hến – nỗi khát khao 24 năm bên kia thành Huế”

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng

Thực hiện: Ip Thiên – Q.Huy  16/03/2022

(Dân trí) – Bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) bị những dãy biệt thự khủng bịt kín, gần như không còn lối ra. Các khu biệt thự biến mặt sông thành bến du thuyền, chiếm trọn không gian chung.

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng - 1

Những năm gần đây, vấn đề các công trình xây dựng xây dựng vươn sát mặt sông Sài Gòn là thực trạng chưa có lời giải của TPHCM. Trong đó, khu vực sông Sài Gòn đoạn qua khu vực phường Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) là điểm nóng của vấn nạn công trình, biệt thự bao vây đường bờ sông, người dân khó để tìm nơi tiếp cận, hóng gió trời hay tập thể dục.

Để được tận hưởng không khí của mặt sông, người dân buộc phải chọn phương án đi bộ xa hơn về đầu hoặc cuối đường Nguyễn Văn Hưởng, một con hẻm nhỏ nằm giữa đường hoặc trả tiền để vào nhà hàng, quán cà phê ven sông.

Tiếp tục đọc “Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng”

Như một lời cảnh báo: Sự phát triển cần hướng đến con người hơn

NĐT –  09:09 | Thứ ba, 16/11/2021 

Đại dịch COVID-19 sớm muộn gì rồi cũng phải chấm dứt theo cách này hay cách khác. Và rồi, sau những tiếng thở dài vừa nhẹ nhõm vừa đau đớn, chắc chắn chúng ta sẽ phải tự vấn: Vì sao điều ấy lại xảy ra?

Khi đại dịch qua đi, một cuộc cầu siêu cho những nạn nhân đã tử nạn vì COVID-19 như ý kiến của Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên là điều hợp tình hợp lý: Nhà nước nên đứng ra tổ chức cầu siêu và các tôn giáo tùy theo nghi thức riêng cũng có thể tổ chức cầu siêu cho các nạn nhân của đại dịch. 

Và rồi, sau những tiếng thở dài vừa nhẹ nhõm vừa đau đớn vì những mất mát không gì bù đắp nổi, chắc chắn chúng ta sẽ phải tự vấn: Vì sao điều ấy lại xảy ra? Vì sao lại mất mát, thiệt hại về nhiều mặt khủng khiếp đến thế? Và tiếp đến, phải làm gì để ngăn ngừa tai họa tái diễn? Phải làm gì để không bỏ phí những bài học quá đắt giá? Cuộc tự vấn càng sâu, càng nghiêm khắc, càng có cơ may giúp tránh được việc lặp lại những sai lầm tương tự trong tương lai.

Lấy thí dụ TP.HCM. Đại dịch COVID-19 đã như một loại thuốc thử làm trôi đi nhiều lớp sơn hào nhoáng và để lộ ra những thiếu thốn, yếu kém, bất cập trong sự phát triển lâu dài của thành phố. Nhìn chung, nếu sự phát triển của thành phố (cũng như của các tỉnh thành trong vùng) trong những năm qua hướng đến con người hơn, tập trung cho con người hơn thì những thực tế đau lòng mà chúng ta chứng kiến trong mấy tháng đại dịch sẽ giảm đi nhiều. 

Tiếp tục đọc “Như một lời cảnh báo: Sự phát triển cần hướng đến con người hơn”

Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!

Phụ nữLỜI TÒA SOẠN: Sông Sài Gòn vì đâu bị bức tử đau thương như vậy? Nguyên nhân, giải pháp, cả lý lẫn tình, tất cả đã được bày ra, với nỗi thiết tha về sự sống còn của dòng sông, cũng chính là sự trường tồn của thành phố.

Hãy trả sông về với bản chất tự nhiên hằng có, và hãy cẩn trọng trước khi ký duyệt bất kỳ dự án xây dựng ở ven sông nào, để tạ ơn và giữ lại cho con cháu mai sau báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Đó là thông điệp mà loạt bài về sông Sài Gòn của Báo Phụ Nữ TP.HCM vừa thực hiện.

Khi bắt tay thực hiện loạt bài phản ánh về thảm trạng lấn chiếm hành lang an toàn bờ, lòng sông ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, nhiều nhà khoa học đã không tin chúng tôi sẽ lên tiếng.

Tiếp tục đọc “Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!”

Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?

Diễn đàn chuyên gia “Cần Giờ trong tầm nhìn kinh tế biển”:

 NĐT – 12:49 | Thứ tư, 26/05/2021 0

Sự thành bại của Cần Giờ trong tương lai sẽ tùy thuộc vào việc chọn được kịch bản phát triển bền vững phù hợp, và việc chuẩn bị tốt thế nào để ứng phó với các tác động môi trường và nguy cơ tiềm ẩn, để thế hệ mai sau được hưởng lợi ích dài lâu…

Trong 280 năm phát triển kể từ 1698, Sài Gòn không có biển. TP.HCM chỉ mới nối ra biển Đông từ khi huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) được sáp nhập vào năm 1978.

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, và các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ có trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch, là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông… 

Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biểncó nguồn thiên nhiên phong phú với trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch… Ảnh: Trung Dũng

Tiếp tục đọc “Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?”

“Nhất trụ kình thiên” bên sông Sài Gòn

PN Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn từng cho rằng, tại TP.HCM, không cảnh quan thiên nhiên nào đặc sắc hơn sông Sài Gòn. Đó là bản giao hưởng quyến rũ, góp phần tạo nên bản sắc nhân văn. Thế nhưng, nó đã không được đối xử đúng nghĩa là cảnh quan văn hóa. Con sông làm nên vóc dáng thành phố, đi qua bao thăng trầm, nuôi nấng bao thế hệ ngày nay đã và đang bị… bịt mắt, bị bức tử bởi những cao ốc hai bên bờ đua nhau mọc lên…

Khi chạy xe đến cầu Thủ Thiêm thuộc P.22, Q.Bình Thạnh, nhìn cao ốc khổng lồ của Công ty AQua dựng ở ngã ba tiếp giáp đoạn cuối cùng của rạch Văn Thánh đổ ra sông Sài Gòn, rồi mé bên trái đối diện AQua là cao ngất trời những khối bê tông của Sunwah Pearl, Saigon Pearl, Vinpearl nối nhau phủ kín chân trời, tôi sực nhớ một câu chuyện cũ.

Tiếp tục đọc ““Nhất trụ kình thiên” bên sông Sài Gòn”

Thanh Đa, nhìn hoài vẫn lạ

Phụ nữ Cách trung tâm Sài Gòn chừng 2km nhưng Thanh Ða như một vùng đất lạ với nhiều nét hoang sơ, cư dân chân chất. Nếu xem tính cách của cư dân là bản sắc của đô thị thì nơi đây hội đủ các yếu tố để có thể tạo nên “đặc sản” của Sài Gòn, và vì thế, quy hoạch Thanh Ða không nên xổ tung hết mà hãy như dân làm ruộng, chỉ phát quang bụi rậm, dọn bờ thửa. thay áo cho đất không phải hốt hết bỏ đi mà phải giữ lại, thêm phân, thêm nước, lọc và thải những gì cần, để đất trở dạ tươi mới mà không đánh mất mình… Tiếp tục đọc “Thanh Đa, nhìn hoài vẫn lạ”

Sông Sài Gòn oằn mình đợi ngày… được hóa kiếp

Huy Nam (*) Thứ Sáu,  19/2/2021, 19:40

(TBKTSG Xuân) – Nhìn từ trên cao, sông Sài Gòn uốn lượn như dải lụa sinh động trước khi hợp lưu vào ngã ba Nhà Bè Đồng Nai, tạo nên một vùng hạ lưu vực quý giá dài ra tới biển. Xuôi về cuối nguồn là “bộ rễ” kênh rạch đan sâu vào hai bờ tả hữu, tạo ra các vùng đất lành quần cư không riêng cho con người. Nhưng chùm rễ kênh rạch đan dày hai bờ tả hữu hạ nguồn đã chết dần…

Cầu Thủ Thiêm 2 kết nối trung tâm quận 1 với Thủ Thiêm. Ảnh: Hoài Phương.

Từ giữa thế kỷ 17, phố thị Sài Gòn đã hình thành giữa hai rạch Bến Nghé và Thị Nghè. Tuy vậy, cho đến trước năm 1975 và sau đó vài chục năm nữa, việc phát triển Sài Gòn chủ yếu là phía bờ Tây. Vùng đất trù phú phía Đông có địa hình đẹp vẫn còn khá hoang sơ như chính số phận dòng sông.

Đó một phần vì chiến tranh, vì cuộc sống lúc ấy còn nặng cơm áo, cả nguồn lực và sự lãng mạn chưa đủ để thăng hoa sông nước. Mặt khác là phương tiện vượt sông nghèo nàn, là thiếu các cây cầu. Một thành phố lớn và quan trọng nhất nước, nổi tiếng năm châu, mà đến đầu năm 2012 từ quận 1 qua quận 2 phải đi bằng ghe và phà. Và cho tới nay, số cầu bắc qua bờ Đông vẫn kém xa Đà Nẵng. Tiếc! Tiếp tục đọc “Sông Sài Gòn oằn mình đợi ngày… được hóa kiếp”

Đô thị vệ tinh của Hà Nội – một hình hài bất động

VNE – Thứ tư, 1/8/2018, 12:30

Một thập kỷ sau khi được quy hoạch, nhiều “đô thị vệ tinh” của Hà Nội vẫn chỉ tồn tại trên bản vẽ.

Chị Tâm kinh doanh cửa hiệu tạp hóa trước cổng chợ Trung Sơn Trầm hơn bảy năm nay. Một ngày của chị, cũng như của nhiều hộ sinh sống dọc đoạn quốc lộ này, bắt đầu bằng việc diệt giặc bụi.

Nhà nào không buôn bán sẽ đóng tất cả các loại cửa sổ, cửa ra vào suốt ngày. Những hộ kinh doanh lớn sẽ đầu tư mạnh tay một vòi phun nước tưới ướt khoảng đường trước cửa.

Chị Tâm không có tiền để phun nước tưới đường. Cách chị chọn là trùm kín tất cả những mặt hàng nào có thể lấy túi nylon để trùm lên được: cặp sách, thú bông, hoa giấy, tập vở…

Thứ chị bán chạy nhất là khẩu trang. Đi qua đoạn phố này, ai cũng cần.

Tháng 10/2010, dự án cải tạo nâng cấp tuyến phố Tùng Thiện nằm trên quốc lộ 21A, Trung Sơn Trầm được phê duyệt, do Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư với tổng mức hơn 246 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành năm 2013.

Không lâu sau, Trung Sơn Trầm trở thành một nơi bụi mù quanh năm. Những đoàn xe kéo qua đoạn quốc lộ dang dở tạo ra một đám mây trắng đậm đặc của bụi phủ vây khu dân cư. Và khung cảnh giữ nguyên cho đến năm 2018, tròn một thập niên kể từ khi Sơn Tây “về thủ đô”.

Khung cảnh quốc lộ 21A đoạn vào thị xã Sơn Tây.

Tiếp tục đọc “Đô thị vệ tinh của Hà Nội – một hình hài bất động”

“Bảo tàng sống” ở trung tâm thành phố

baodanang – Thứ Hai, 03/05/2021, 13:22

Việc quy hoạch khu vực riêng ở quận trung tâm Hải Châu để làm “Bảo tàng sống” không chỉ góp phần phát triển du lịch mà còn lưu giữ hồn đô thị truyền thống qua hình ảnh cuộc sống của cư dân địa phương.

Khu vực quy hoạch làm “Bảo tàng sống” thuộc địa bàn quận Hải Châu. Ảnh: Đ.H.L
Khu vực quy hoạch làm “Bảo tàng sống” thuộc địa bàn quận Hải Châu. Ảnh: Đ.H.L

“Để mãi mãi là một thành phố có ký ức”

Sau khi UBND thành phố công bố đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045, ý tưởng hình thành một “bảo tàng sống” với khu vực đô thị rộng 11ha ngay ở trung tâm quận Hải Châu được người dân và những nhà nghiên cứu văn hóa – lịch sử đồng tình ủng hộ.

Tiếp tục đọc ““Bảo tàng sống” ở trung tâm thành phố”