Sống trong di sản – 4 bài

Sống trong di sảnNgô trên xứ đá

Nông Nghiệp – Thứ Hai 29/05/2023

Có một ‘di sản’ khác nằm trong lòng cao nguyên đá và ruộng bậc thang Hà Giang, đó là những con người không chịu khuất phục khó khăn, mạnh mẽ, bền bỉ hơn đá…

Tiếp tục đọc “Sống trong di sản – 4 bài”

Du lịch thích ứng thời tiết: Một chuyện từ nhà phao Tân Hóa

HUY NGUYỄN 18/03/2023 11:07 GMT+7

TTCT Sống thong dong trên những ngôi nhà phao ngay giữa mùa nước lũ, người dân Tân Hóa (Quảng Bình) từ lâu đã là một hình mẫu về du lịch thích ứng với thời tiết.

Vùng Tân Hóa, Quảng Bình (Ảnh: Oxalis cung cấp)

Xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa được coi là rốn lũ của Quảng Bình, nơi nước lụt có thể dâng đến 10m trong khu dân cư. Đa số những hình ảnh nước ngập mái nhà mà chúng ta thấy trên truyền thông vào những năm có lụt được chụp ở Tân Hóa. 

Tiếp tục đọc “Du lịch thích ứng thời tiết: Một chuyện từ nhà phao Tân Hóa”

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý

Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch

Đức Trí – 14/12/2022 11:27 (GMT+7)

GD&TĐ Áp dụng mô hình trường học du lịch đã giúp học sinh dân tộc học tốt kiến thức, thành thạo múa hát, tự tin giao tiếp bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

 

Biến trường học thành điểm du lịch hấp dẫn

Trường PTDTBT Tiểu học Thải Giàng Phố (Bắc Hà) dù nằm ở vùng cao, với gần 100% học sinh dân tộc nhưng ai tới đây cũng không khỏi ngỡ ngàng bởi khung cảnh sạch đẹp, thân thiện. Hoa Phong lữ kép nở đỏ thắm các tầng lớp học, khu tiểu cảnh được trang trí ấn tượng, những bồn rau xanh mướt mát vừa để học sinh học tập trải nghiệm vừa góp phần cải thiện bữa ăn bán trú.

Đặc biệt hơn thế, học sinh của trường thạo tiếng Việt, có thể giao tiếp bằng tiếng Anh nhiều câu dài trôi chảy; Học sinh biết múa hát các điệu truyền thống… Đây chính là thành quả từ mô hình trường học du lịch mà trường đã triển khai những năm qua. Tiếp tục đọc “Nâng “chất” học trò dân tộc từ trường học du lịch – Trường học du lịch giữa đại ngàn Y Tý”

Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Chủ Nhật, 13/11/2022

(KTSG) – Mấy năm trở lại đây, Po Mỷ là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh sản vật bản địa của tỉnh Hà Giang. Đằng sau nó còn là câu chuyện thú vị của một vùng cao nguyên đá.

Lưu Thị Hòa sinh năm 1992, tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, bố là người Cờ Lao, mẹ là người Pu Péo. Những tưởng nhận được công việc tốt, lương cao sau khi tốt nghiệp khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) thì Hòa sẽ trụ lại ở Hà Nội nhưng cô cuối cùng đã bỏ phố… về rừng.

Mật ong bạc hà của Po Mỷ. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Đó là năm 2017. Hòa nhớ lại: “Về quê và khởi nghiệp là một quyết định khá bất ngờ với bản thân tôi. Khi ấy, tôi quá mệt mỏi với những bon chen, xô bồ nơi phố thị, tôi thèm cảm giác sống hòa mình với thiên nhiên, hít hà không khí trong lành và trở về với những nét văn hóa truyền thống vùng cao. Rồi những chuyến giải cứu nông sản từ quê nhà ra Hà Nội đã khiến tôi nhận ra một Hà Giang đất đai màu mỡ nhưng người dân còn chưa biết khai thác, sản xuất nông nghiệp còn manh mún và rất khó tìm thị trường tiêu thụ. Thêm vào đó, một câu nói của anh cán bộ huyện Đồng Văn: ‘Quê hương đã sinh ra em, giờ là lúc em quay trở về cống hiến cho quê hương’ đã giúp tôi thêm quyết tâm”.

Tiếp tục đọc “Viên ngọc nơi miền đá xám Đồng Văn”

Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng

Phụ nữ VN Nhiều khách du lịch có dịp quay lại các thôn bản vùng cao Tây Bắc đã vô cùng bất ngờ trước sự tự tin và năng động của những người phụ nữ dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Mông. So với tính cách trầm lặng trước đây, họ dường như đã trở nên vui vẻ hơn, độc lập hơn và cũng cởi mở hơn từ khi làm du lịch cộng đồng.

Đến bản Sà Rèn (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái), điều chúng tôi ấn tượng hơn cả, đó là sự tự tin, cởi mở, tràn đầy tâm huyết của những người phụ nữ – các “bà chủ” homestay nơi đây. Đón đoàn chúng tôi là bà Hoàng Thị Loan, chủ homestay Loan Khang – người đi đầu mở đường cho phong trào làm du lịch cộng đồng tại bản.

Tiếp tục đọc “Phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin làm du lịch cộng đồng”

Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu

Đỗ Quang Tuấn Hoàng – Thứ Năm, 26/01/2023

Kinh tế Sài Gòn OnlineHơn 2.000 năm trước, Hippocrates – người sáng lập trường y học Hippocrates – đã nói: “Hãy để thức ăn là thuốc của bạn”. Lời khuyên của bậc thánh hiền ấy vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Khái niệm biến thức ăn thành thuốc đang ngày càng được chấp nhận rộng rãi.

Người Mông hoa bán đương quy, dược thiện ở chợ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Đỗ Quang Tuấn Hoàng

Bải hoải sau ba ngày đi rừng, về đến nhà của anh Giàng A Chinh, người Mông đen ở tổ 1, phường Hàm Rồng, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, chúng tôi được vợ anh là Phạm Thị Hạnh, người Xa Phó đun ngay cho một nồi nước tắm.

Tiếp tục đọc “Từ dược thiện đến phát triển kinh tế dược liệu”

Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!

BÀI VÀ ẢNH: HUY THỌ 09/02/2023 05:48 GMT+7

TTCTHọ đang cùng tạo dựng một chuỗi sản phẩm phục vụ du lịch, giúp Tây Nguyên hấp dẫn hơn xưa rất nhiều. Mỗi người là một mắt xích độc đáo và không thể thiếu.

Bình minh hồ Lắk
Bình minh hồ Lắk

Hồn Tây Nguyên ở Arul

Cuối năm 2022, tôi đến Buôn Ma Thuột cùng Đỗ Nguyễn Hoàng Long – á quân Master Chief 2017 – một tay “ma xó” của núi rừng Tây Nguyên. 

Chuyến đi dự kiến chóng vánh, làm việc xong rồi về bởi những ấn tượng cũ của tôi về du lịch Buôn Ma Thuột vốn không mấy đậm đà hào hứng. Tôi được các đồng nghiệp “thổ địa” giới thiệu những địa điểm, sản phẩm du lịch nổi bật nhất của Buôn Ma Thuột dạo ấy.

Kết quả là một nỗi thất vọng: vào buôn Đôn, hồ Lắk thì hàng quán xập xệ, quảng cáo bán thuốc Ama Kông dỏm, trang hoàng kiểu Tây Nguyên giả hiệu, đặc sản “đinh” nhất là một loại hình dịch vụ mà bây giờ người ta đang nỗ lực loại bỏ: cưỡi voi!

Nhưng Đỗ Nguyễn Hoàng Long cười, nói “Buôn Ma Thuột bây giờ khác lắm. Anh phải gặp những con người ở đó…”.

Tiếp tục đọc “Người Tây nguyên làm du lịch: Một câu chuyện không có vai phụ!”

Chợ “thịt thú rừng” vẫn nhộn nhịp trên đất Phật chùa Hương

Bảo An 03/02/2023 15:00:00

(CHG) Cứ đến dịp lễ hội, Chùa Hương lại tấp nập đón du khách thập phương hành hương về đất Phật. Lợi dụng sự đông đúc này, những chủ nhà hàng lại tiếp tục đeo bám, chèo kéo thực khách, và chợ “thịt thú rừng” lại mở nhộn nhịp như nhiều năm trước.

Các nhà hàng công khai treo biển quảng cáo bán thịt thú rừng 

Thay nhưng không đổi

Vẫn như mọi năm, khu chợ “thịt thú rừng” lại mở bán ở những hàng quán ăn ven bến đò và quảng cáo rầm rộ. Khu vực này có khoảng 30 nhà hàng, quán kinh doanh ăn uống, và hầu như nhà hàng, quán ăn nào cũng có thực đơn là những món “thịt thú rừng”, công khai quảng cáo là thịt hươu, nai, hoẵng, nhím, chồn….

Tiếp tục đọc “Chợ “thịt thú rừng” vẫn nhộn nhịp trên đất Phật chùa Hương”

Ấn đền Trần (5 bài)

Danh sách bài do admin (PTH) tự sắp xếp.

***

Chủ Nhật, 05/02/2023, 09:57

Ảnh: Ngủ gật, vật vờ cả đêm dưới mưa chờ mua ấn đền Trần 

5h sáng BTC mới phát ấn nhưng từ 1h sáng 5/2, rất đông người có mặt tại khuôn viên đền Trần (Nam Định) chờ mua ấn. Họ đứng, ngồi vật vờ,  ngủ tại điểm xếp hàng bất chấp mưa nặng hạt.

Sau khi lễ khai ấn diễn ra xong, tại khuôn viên đền Thiên Trường, đền Trùng Hoa, đền Cố Trạch (TP. Nam Định) rất đông người ngồi, ngủ ngay tại điểm phát ấn chờ đền giờ mua ấn dưới cơn mưa

Theo quan niệm, nếu mua được ấn đền Trần sau giờ khai ấn sẽ đem lại nhiều may mắn, tài lộc và công danh nên rất nhiều người nên rất đông người dân địa phương, du khách thập phương chịu rét, “đội mưa”, thức thâu đêm để mua ấn

Tiếp tục đọc “Ấn đền Trần (5 bài)”

Lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để buôn thần bán thánh

Những chuyện “động trời” dự án đầu tư du lịch MGA tại An Giang:

Kỳ 3: Lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để buôn thần bán thánh

NDĐT – Là một nhà đầu tư độc lập, riêng biệt không liên quan gì đến Khu di tích quốc gia Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nhưng Công ty Cổ phần MGA Việt Nam lại đặt tên dự án là Khu du lịch văn hóa tâm linh Bà Chúa Xứ – Cáp treo Núi Sam. Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử khẳng định đây là việc lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để trục lợi trong kinh doanh, là kiểu buôn thần bán thánh khiến du khách, người dân ngộ nhận và bức xúc. Nhưng đáng nói hơn là sự dễ dãi đến lỏng lẻo của ngành chức năng tỉnh An Giang khi đồng ý cho doanh nghiệp này sử dụng tên gọi kiểu “lập lờ đánh lận con đen” như thế.

Thứ năm, ngày 09/05/2019 – 19:43

Tượng Quán Âm “thiên thủ thiên nhãn” bằng nhựa tại Đền Quán Âm trên đỉnh Núi Sam.

Đầu tư “mì ăn liền”: Tượng phật bằng nhựa

Tiếp tục đọc “Lợi dụng “thương hiệu” Bà Chúa Xứ để buôn thần bán thánh”

Vườn Quốc gia Cúc Phương: 60 năm vươn tầm châu lục

NNSau 60 năm hình thành và phát triển, Vườn Quốc gia Cúc Phương đã có những chương trình cứu hộ, bảo tồn, giáo dục về môi trường vươn đến tầm châu lục, thế giới.

Là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, ra đời vào năm 1962, đến nay Cúc Phương vẫn là vườn quốc gia đứng đầu cả nước về công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Với hệ giá trị đặc biệt, từ địa chất địa mạo, cổ sinh học, lâm sinh, cảnh quan và văn hóa bản địa, Cúc Phương được so sánh ngang hàng với những khu rừng nhiệt đới hàng đầu thế giới.

Tiếp tục đọc “Vườn Quốc gia Cúc Phương: 60 năm vươn tầm châu lục”

Hy vọng từ sự đa dạng sinh học

tia sáng  – Hảo Linh

Trước khi Sapanapro ra đời, những người làm chính sách hay làm du lịch đều không thấy tiềm năng du lịch từ đa dạng sinh học của vùng đất Tả Phìn này.

Bà Chảo Sử Mẩy, Tây nữ vương thuốc ở Tả Phìn, một trong ba người sáng lập Sapanapro. Ảnh: Thu Quỳnh.

Khắp Sa Pa giờ đây tràn ngập các khách sạn và spa mở dịch vụ tắm lá thuốc người Dao đỏ, nhưng dân du lịch có thâm niên và kể cả người dân địa phương thường mách nhau đến Sapanapro – cơ sở do chính người Dao đỏ sáng lập và điều hành. Giữa khuôn viên lộn xộn đủ loại phong cách thiết kế chẳng ăn nhập gì với nhau, người ta không thể không chú ý đến hai nhà tắm bằng gỗ pơ mu nằm mấp mé trên mỏm đất, với mái gỗ phủ đầy một lớp dương xỉ bù xù.

Mỗi nhà tắm có ba buồng và nội thất mỗi buồng có bốn chiếc bồn tắm lá thuốc. Mỗi bồn chỉ vừa đúng một người ngồi khoanh chân. Phải rất từ từ, tôi mới quen với nước trong thùng nóng hơn 400C, chìm dần vào thứ thuốc tắm không có xà phòng mà đầy bọt bồng bềnh như mây trắng, tỏa ra hương thơm ngào ngạt. Cửa sổ kính lớn trong phòng nhìn ra thấy bao la rừng núi và ruộng bậc thang vừa qua mùa gặt. Người lâng lâng, nhẹ bẫng.

Tiếp tục đọc “Hy vọng từ sự đa dạng sinh học”

Vietnam loses sacred cranes after habitat change

In 2020 and 2022, no sarus cranes were spotted in Cham Trim National Park. PHOTO: Nguyen Van Hung

mekongeye – By Tran Nguyen

19 September 2022 at 8:05 (Updated on 22 September 2022 at 17:13)

A vulnerable bird that usually migrated to the wetlands of the Mekong Delta has become a rare visitor to the area

DONG THAP, VIETNAM – Twenty years ago, Nguyen Van Liet took scientists to the wetlands near his hometown of Tram Chim on Vietnam’s Mekong Delta to find sarus cranes, a vulnerable bird species according to the IUCN Red List, native to Southeast Asia, South Asia and Australia.

“We had to go very early so the cranes wouldn’t know it,” Liet said of the expedition, which aimed to study the crane’s movements using a navigation device. “After sedating them, attaching tracking devices to their legs, the crew found shelter to wait for them to wake up and leave safely.”

Memories of those trips will forever be a source of pride for the 58-year-old. His efforts, no matter how humble, have contributed to helping Tram Chim become known worldwide as a place to preserve this rare crane species, which are world’s tallest flying birds.

Tiếp tục đọc “Vietnam loses sacred cranes after habitat change”

Nở rộ dự án du lịch tâm linh (3 kỳ)

Nở rộ dự án du lịch tâm linh (KỲ I): Chưa được định danh, khó kiểm soát

LÊ SÁNG | 13/10/2020, 05:00:00

DDDN – Theo khẳng định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà, trong các quy định hiện hành không có quy định về khái niệm công trình tâm linh mà chỉ quy định về công trình tôn giáo, tín ngưỡng.

Hiện tượng các dự án du lịch tâm linh nở rộ tại nhiều tỉnh thành, địa phương (Ảnh: Chùa Bái Đính – Ninh Bình)

Tiếp tục đọc “Nở rộ dự án du lịch tâm linh (3 kỳ)”