Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên- Quan điểm và những vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ văn hóa

nghiencuulichsu – Huỳnh Thiệu Phong

1 . Là địa bàn cư trú của hơn 40 tộc người, Tây Nguyên là một không gian văn hóa đa sắc màu với sự hiện diện đồng thời của nhiều tộc người thiểu số. Những giá trị văn hóa đó đã đồng hành cùng những tộc người này trong suốt chiều dài lịch sử. Ở từng giai đoạn khác nhau, những giá trị văn hóa đó có lúc lắng động, có lúc thăng hoa, nhưng vẫn bền bỉ tồn tại trong đời sống của các tộc người thiểu số nơi đây. Sự hiện diện của lễ hội với tư cách là một thành tố cấu thành nên văn hóa, đã càng góp phần làm cho bức tranh văn hóa tộc người được thêm phần sinh động và đa sắc. Lễ hội đã thực sự trở thành một sợi dây gắn kết các cộng đồng tộc người lại với nhau. Ở các lễ hội, nền tảng của sự cấu thành các tộc người – “tính cộng đồng” đã được hiển lộ, lan tỏa và thăng hoa trong các buổi sinh hoạt của cộng đồng. Tiếp tục đọc “Lễ hội ăn trâu (đâm trâu) ở Tây Nguyên- Quan điểm và những vấn đề đặt ra nhìn từ góc độ văn hóa”

90 làng Cơ Tu bỏ tục đâm trâu

09/02/2017 10:20 GMT+7

TTO – Trong khi dư luận hoan nghênh Yên Bái ngừng nghi thức treo cổ trâu đến chết tại đền Đông Cuông (Tuổi Trẻ ngày 7-2), trước đó, tại huyện Tây Giang (Quảng Nam) tết này có đến 90 làng Cơ Tu không đâm trâu!

90 làng Cơ Tu bỏ tục đâm trâu
Nhờ những già làng thuyết phục, người Cơ Tu ở Tây Giang, Quảng Nam không còn tổ chức tục đâm trâu – Ảnh: T.V.

Người dân tự nguyện bỏ hẳn một tục lệ vốn đã tồn tại như một nét văn hóa ngàn đời. Tiếp tục đọc “90 làng Cơ Tu bỏ tục đâm trâu”