Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?

tiasang  – Thanh An

Ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu khiến cơn khát “giọt nước, giọt vàng” xuất hiện thường xuyên ở nhiều vùng đất, qua đó châm ngòi cho những xung đột nguồn nước.

Dòng Vu Gia – Thu Bồn là khởi nguồn của xung đột nguồn nước diễn ra trong nhiều năm. Nguồn: Báo Đà nẵng.

Một tương lai ngày càng khát

Chảy qua hai xã cạnh nhau là Đại Đồng và Đại Quang, huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam), suối Mơ và suối Thơ không chỉ có vẻ đẹp nguyên sơ thu hút nhiều du khách mà còn là nguồn cấp nước quan trọng cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống xoay quanh hai con suối không thơ mộng như cái tên của nó: “Hầu như năm nào ở đây cũng xảy ra xung đột nghiêm trọng vào mùa khô do khan hiếm nước. Cả hai xã đều cho rằng nguồn nước không được quản lý và phân bổ công bằng. Xung đột vẫn diễn ra hằng năm và vẫn chưa tìm được biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề”, PGS.TS. Huỳnh Văn Chương, Chủ tịch Hội đồng Đại học Huế, kể lại sau chuyến khảo sát về tình trạng tranh chấp nước ở khu vực này vào năm 2019.

Tiếp tục đọc “Xung đột nguồn nước: Đi tìm lời giải?”

Tỉnh nghèo “cõng” 42 thủy điện, mất nhiều, được ít

NN – Thứ Năm, ngày 10/11/2016

Tỉnh Quảng Nam có 42 dự án thủy điện bậc thang trên sông Vu Gia – Thu Bồn, hiện có 17 nhà máy đã phát điện. Đây là những công trình mang lại nguồn năng lượng rất to lớn, tuy nhiên cũng chính thủy điện đã để lại nhiều hậu quả cho người dân nơi đây. Chưa kể, động đất không dừng lại ở huyện Bắc Trà My, mà đã lan sang Phước Sơn, Tây Giang.

14-07-38_nh-4

Đập thủy điện Sông Tranh 2 đưa vào hoạt động, hết rò rỉ nước, lại liên tục động đất

Tiếp tục đọc “Tỉnh nghèo “cõng” 42 thủy điện, mất nhiều, được ít”

Vụ vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2: Phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du

– 216 THANH HẢI 6:44 AM, 15/09/2016
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn chuyên nghiệp của quân đội cùng cơ quan chức năng tham gia tìm kiếm các nạn nhân trong vụ vỡ hầm dẫn dòng thủy điện Sông Bung 2 (ảnh chụp chiều 14.9). Ảnh: THANH HẢI

Đường hầm dẫn dòng ở thủy điện Sông Bung 2, tại xã biên giới La ÊÊ, huyện Nam Giang (Quảng Nam) với đường kính hơn 14m đã bị bục vỡ, khiến 28 triệu mét khối nước trong lòng hồ đổ ập xuống hạ du trong tích tắc. Trận cuồng lũ xuất hiện sau bão số 4 này đã khiến 2 công nhân cùng 10 phương tiện cơ giới thi công tại công trình trôi mất tích; hơn 100 người dân địa phương chạy tan tác, lạc trắng đêm trong rừng giữa mưa bão. Nhưng nghiêm trọng hơn, hàng triệu người dân vùng hạ du của hệ thống 5 thủy điện bậc thang trên sông Bung này đã hốt hoảng, cuống cuồng chạy lũ vì sợ vỡ đập thủy điện dây chuyền. Thêm một lần nữa, sự cố thủy điện tại địa bàn Quảng Nam đã giáng một đòn chí tử vào người dân hạ du…

Tiếp tục đọc “Vụ vỡ hầm dẫn dòng Thủy điện Sông Bung 2: Phải đảm bảo an toàn cho vùng hạ du”

Ngàn năm con đường muối

06:21 ngày 11 tháng 02 năm 2016

TPÐộc đạo lên miền biên viễn xứ Quảng Nam như con rắn trắng khổng lồ uốn mình giữa đại ngàn xanh thẳm, đường Lăng – Axan ở huyện Tây Giang. Là Con đường muối – trầm tích ngàn năm trải dài từ thương cảng Hội An, qua dòng Vu Gia – Thu Bồn trước khi đến với Lào, Campuchia hoặc Thái Lan…
Ngàn năm con đường muốiNhững bản làng Cơ Tu ẩn mình trong nắng xuân. Ảnh: Nam Cường.

Tiếp tục đọc “Ngàn năm con đường muối”

Hãy cứu những dòng sông

CSRD – Khi tiếp xúc với chúng tôi, TS Đào Trọng Tứ- một trong những chuyên gia hàng đầu về sông ngòi và đập lớn của Việt Nam đã đưa ra ý kiến đầy quan ngại: “Đã quá muộn để phát triển thủy điện bền vững ở Việt Nam!”. Ý kiến của TS Tứ liên quan đến công bố của Mạng lưới sông ngòi Việt Nam (VRN) về kết quả khảo sát, điều tra về hồ chứa, đập và đập thủy điện (ĐTĐ) tại 10 dòng sông lớn của Việt Nam những năm gần đây.

Đập thủy điện Ia Krel bị vỡ ngày 1/08/2014 (Ảnh Đại đoàn kết).

Chi chít đập, hồ chứa và đập thủy điện


Ở Tây Nguyên, sông Sêrêpôk cung cấp nguồn nước mặt cho 4 tỉnh Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và Gia Lai đang trong tình trạng thoi thóp vì ô nhiễm. Do địa hình lưu vực phức tạp, thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc nên dòng sông phải hứng chịu chất thải từ các khu công nghiệp Hòa Phú (Đăk Lăk), Tâm Thắng (Đăk Nông). Nguồn lợi thủy sản của dòng sông không chỉ cạn kiệt mà còn có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh kế của cả triệu dân cư bản địa suy giảm nghiêm trọng bởi các CTTĐ.

Tiếp tục đọc “Hãy cứu những dòng sông”

Thủy điện trong mắt các nạn nhân 

25/10/2015 08:03 GMT+7

TTMột số người dân ở bốn tỉnh miền Trung và Tây nguyên đã được phát máy ảnh để ghi lại hình ành cuộc sống của chính mình bị đảo lộn như thế nào từ khi có thủy điện…

Sau hơn bảy năm di dời nhường đất xây dựng thủy điện Đắk Mi 4, cuộc sống của người dân ở thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: người dân thôn Nước Lang trồng keo, tràm để cải thiện thu nhập vì đất đai không thể trồng hoa màu - Ảnh: Hồ Văn Tất
Sau hơn bảy năm di dời nhường đất xây dựng thủy điện Đắk Mi 4, cuộc sống của người dân ở thôn Nước Lang, xã Phước Xuân, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) vẫn gặp nhiều khó khăn. Trong ảnh: người dân thôn Nước Lang trồng keo, tràm để cải thiện thu nhập vì đất đai không thể trồng hoa màu – Ảnh: Hồ Văn Tất

Nguồn nước ô nhiễm, cá tôm bị giảm sút, ruộng nương bị ngập úng, nhà ở tái định cư tạm bợ…

Đó là những thông điệp phản ảnh những tác động về môi trường tại khu vực miền Trung – Tây nguyên, do chính những người dân bị ảnh hưởng bởi việc xây dựng các thủy điện trên lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn ở Quảng Nam và Thừa Thiên – Huế ghi lại bằng hình ảnh. Tiếp tục đọc “Thủy điện trong mắt các nạn nhân “