Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng

Thực hiện: Ip Thiên – Q.Huy  16/03/2022

(Dân trí) – Bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) bị những dãy biệt thự khủng bịt kín, gần như không còn lối ra. Các khu biệt thự biến mặt sông thành bến du thuyền, chiếm trọn không gian chung.

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng - 1

Những năm gần đây, vấn đề các công trình xây dựng xây dựng vươn sát mặt sông Sài Gòn là thực trạng chưa có lời giải của TPHCM. Trong đó, khu vực sông Sài Gòn đoạn qua khu vực phường Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) là điểm nóng của vấn nạn công trình, biệt thự bao vây đường bờ sông, người dân khó để tìm nơi tiếp cận, hóng gió trời hay tập thể dục.

Để được tận hưởng không khí của mặt sông, người dân buộc phải chọn phương án đi bộ xa hơn về đầu hoặc cuối đường Nguyễn Văn Hưởng, một con hẻm nhỏ nằm giữa đường hoặc trả tiền để vào nhà hàng, quán cà phê ven sông.

Tiếp tục đọc “Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng”

Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!

Phụ nữLỜI TÒA SOẠN: Sông Sài Gòn vì đâu bị bức tử đau thương như vậy? Nguyên nhân, giải pháp, cả lý lẫn tình, tất cả đã được bày ra, với nỗi thiết tha về sự sống còn của dòng sông, cũng chính là sự trường tồn của thành phố.

Hãy trả sông về với bản chất tự nhiên hằng có, và hãy cẩn trọng trước khi ký duyệt bất kỳ dự án xây dựng ở ven sông nào, để tạ ơn và giữ lại cho con cháu mai sau báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Đó là thông điệp mà loạt bài về sông Sài Gòn của Báo Phụ Nữ TP.HCM vừa thực hiện.

Khi bắt tay thực hiện loạt bài phản ánh về thảm trạng lấn chiếm hành lang an toàn bờ, lòng sông ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, nhiều nhà khoa học đã không tin chúng tôi sẽ lên tiếng.

Tiếp tục đọc “Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!”

“Nhất trụ kình thiên” bên sông Sài Gòn

PN Kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn từng cho rằng, tại TP.HCM, không cảnh quan thiên nhiên nào đặc sắc hơn sông Sài Gòn. Đó là bản giao hưởng quyến rũ, góp phần tạo nên bản sắc nhân văn. Thế nhưng, nó đã không được đối xử đúng nghĩa là cảnh quan văn hóa. Con sông làm nên vóc dáng thành phố, đi qua bao thăng trầm, nuôi nấng bao thế hệ ngày nay đã và đang bị… bịt mắt, bị bức tử bởi những cao ốc hai bên bờ đua nhau mọc lên…

Khi chạy xe đến cầu Thủ Thiêm thuộc P.22, Q.Bình Thạnh, nhìn cao ốc khổng lồ của Công ty AQua dựng ở ngã ba tiếp giáp đoạn cuối cùng của rạch Văn Thánh đổ ra sông Sài Gòn, rồi mé bên trái đối diện AQua là cao ngất trời những khối bê tông của Sunwah Pearl, Saigon Pearl, Vinpearl nối nhau phủ kín chân trời, tôi sực nhớ một câu chuyện cũ.

Tiếp tục đọc ““Nhất trụ kình thiên” bên sông Sài Gòn”

Sông Sài Gòn oằn mình đợi ngày… được hóa kiếp

Huy Nam (*) Thứ Sáu,  19/2/2021, 19:40

(TBKTSG Xuân) – Nhìn từ trên cao, sông Sài Gòn uốn lượn như dải lụa sinh động trước khi hợp lưu vào ngã ba Nhà Bè Đồng Nai, tạo nên một vùng hạ lưu vực quý giá dài ra tới biển. Xuôi về cuối nguồn là “bộ rễ” kênh rạch đan sâu vào hai bờ tả hữu, tạo ra các vùng đất lành quần cư không riêng cho con người. Nhưng chùm rễ kênh rạch đan dày hai bờ tả hữu hạ nguồn đã chết dần…

Cầu Thủ Thiêm 2 kết nối trung tâm quận 1 với Thủ Thiêm. Ảnh: Hoài Phương.

Từ giữa thế kỷ 17, phố thị Sài Gòn đã hình thành giữa hai rạch Bến Nghé và Thị Nghè. Tuy vậy, cho đến trước năm 1975 và sau đó vài chục năm nữa, việc phát triển Sài Gòn chủ yếu là phía bờ Tây. Vùng đất trù phú phía Đông có địa hình đẹp vẫn còn khá hoang sơ như chính số phận dòng sông.

Đó một phần vì chiến tranh, vì cuộc sống lúc ấy còn nặng cơm áo, cả nguồn lực và sự lãng mạn chưa đủ để thăng hoa sông nước. Mặt khác là phương tiện vượt sông nghèo nàn, là thiếu các cây cầu. Một thành phố lớn và quan trọng nhất nước, nổi tiếng năm châu, mà đến đầu năm 2012 từ quận 1 qua quận 2 phải đi bằng ghe và phà. Và cho tới nay, số cầu bắc qua bờ Đông vẫn kém xa Đà Nẵng. Tiếc! Tiếp tục đọc “Sông Sài Gòn oằn mình đợi ngày… được hóa kiếp”

“Người thủy diện” trên sông Sài Gòn

 NĐT – 14:22 | Thứ tư, 09/12/2020 

Kiều Loan, năm nay 20 tuổi, vô gia cư, nổi trôi theo “ngôi nhà” tạm bợ là chiếc ghe vá chằng vá đụp, nơi tá túc khi dưới chân cầu Sài Gòn, khi chân cầu Bình Lợi. Rác rưởi kênh rạch Sài Gòn là nguồn mưu sinh của Kiều Loan và cả gia đình từ khi lọt lòng mẹ.

Lấy chiếc xuồng nhỏ làm nhà, chọn mặt nước làm chốn dung thân, chuyện tưởng chỉ còn trong dĩ vãng của cư dân thủy diện, vạn đò đâu đó tuốt miệt phá Tam Giang của khu vực miền Trung. Không ngờ rằng, ở buổi hoàng hôn bên bờ sông Sài Gòn, tôi bắt gặp hình ảnh chiếc xuồng nhỏ chở theo đống vỏ lon nước ngọt vương nơi đầu mũi, trên xuồng có hai nhân vật kỳ lạ, đấy là anh Nguyễn Văn Bằng – với hơn 30 năm lênh đênh vô định trên sông Sài Gòn, và cô con gái có cái tên mỹ miều: Kiều Loan. 

Vỏ lon và rác thải trên kênh rạch là nguồn mưu sinh chính của hai cha con Bằng – Loan.

Tiếp tục đọc ““Người thủy diện” trên sông Sài Gòn”

Kết nối đường thủy TP.HCM với các tỉnh: Không thể “kìm chân”

26/12/2017 08:57 GMT+7
TTOSở hữu 1.000km đường thủy đã được quy hoạch, quản lý, nhưng nhiều năm qua, việc phát triển vận tải đường thủy ở TP.HCM lại quá chậm, chưa “chia lửa” được cho đường bộ.
Kết nối đường thủy TP.HCM với các tỉnh: Không thể “kìm chân” - Ảnh 1.

Tuyến đường thủy độc đạo từ TP.HCM đi miền Tây và ngược lại qua kênh Chợ Gạo, Tiền Giang hiện đang là một điểm “nóng” về giao thông thủy vì thường xuyên quá tải – Ảnh: VÂN TRƯỜNG

Làm sao để đường thủy có thể kết nối không chỉ trên địa bàn TP.HCM mà còn liên thông với các tỉnh thành lân cận, nhất là với ĐBSCL và Đông Nam Bộ? Tiếp tục đọc “Kết nối đường thủy TP.HCM với các tỉnh: Không thể “kìm chân””

Dự án treo 25 năm rồi, xin đừng treo tiếp nữa khổ dân lắm!

NN 16/10/2017, 14:30 (GMT+7) Có đất nhưng không thể làm nhà, nhà hư hỏng không được sửa chữa, những ngôi nhà dột nát, tạm bợ, những đàn heo, bò nhởn nhơ gặm cỏ…

Tính đến thời điểm hiện tại, TP.HCM có đến hơn 500 dự án đã “treo” từ 10 đến 25 năm, tổng diện tích lên đến hàng ngàn ha. Từ bao năm nay, hàng ngàn hộ dân trong các dự án “treo” này sống lay lắt. Trong các dự án “treo” thuộc những khu đất “vàng” ở trung tâm thành phố, người dân sống tạm bợ trong khu ổ chuột, còn ở vùng ven, khung cảnh chẳng khác một “vùng sâu vùng xa” nào đó chứ không phải ở thành phố lớn nhất nước.

16-01-08_nh_1
Bán đảo Thanh Đa và phía bên kia sông Sài Gòn là những toà nhà chọc trời của khu đô thị mới Thảo Điền, Q.2

Đó là cuộc sống của người dân ở phường 28, quận Bình Thạnh, TP.HCM từ 25 năm nay. Bên kia sông Sài Gòn là những toà nhà hiện đại chọc trời của khu đô thị mới Thảo Điền, quận 2. Tiếp tục đọc “Dự án treo 25 năm rồi, xin đừng treo tiếp nữa khổ dân lắm!”

BOT đường thủy: Hàng cõng nhiều, mức phí có rẻ hơn đường bộ?

VIỆT HÙNG (VIETNAM+) 17/11/2016 15:22 GMT+7

Vận tải đường thủy vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng lợi thế về luồng tuyến sông ngòi. (Nguồn: TTXVN)

Trong khi ngân sách Nhà nước đầu tư cho các dự án đường thủy còn hạn chế thì việc kêu gọi doanh nghiệp “rót vốn” vào lĩnh vực đường thủy nội địa theo hình thức đầu tư BOT (xây dựng-kinh doanh-chuyển giao) là chủ trương cấp bách và cần thiết của Bộ Giao thông Vận tải để giảm tải đường bộ. Tiếp tục đọc “BOT đường thủy: Hàng cõng nhiều, mức phí có rẻ hơn đường bộ?”

CẤP NƯỚC SINH HOẠT CHO TP.HCM: Đừng chờ thảm họa 
để hành động

23/04/2016 08:27 GMT+7

TTCTHiện nay, gần như toàn bộ nước cung cấp cho khoảng 10 triệu dân của TP.HCM đang phụ thuộc vào sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) có hệ thống bể trữ nước sạch đáp ứng nhu cầu thành phố trong chừng nửa ngày. Điều đó có nghĩa là nếu có vấn đề nhiễm mặn, ô nhiễm kéo dài trên hai con sông này, TP.HCM sẽ chỉ có nước dự phòng trong chưa đầy một ngày.