Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời

TS – Thanh Nhàn

Từ những mảnh ghép rời rạc trong quá khứ và hiện tại, liệu chúng ta có thể hiểu rõ về tình trạng lún ở Hà Nội hay không?

Lún ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội cách đây hơn 15 năm. Nguồn: Báo Tuổi trẻ

Nhưng có gì lạ với lún ở Hà Nội? Cách đây hơn 15 năm, Hà Nội đã từng chứng kiến cảnh tượng khó quên ở khu tập thể năm tầng C1 Thành Công, quận Ba Đình: mặt đất như muốn nuốt chửng hơn một nửa tầng một khiến toàn bộ tầng này chỉ còn nhô lên khỏi mặt đất chừng hơn một mét, phần cầu thang giữa hai đơn nguyên gãy gập theo đường gấp khúc, một vài cầu thang khác uốn cong theo chiều võng của tòa nhà khiến việc di chuyển được người dân sống ở đó miêu tả là “như leo thác”. Nhiều tờ báo như Tuổi trẻ, Nhân dân, CAND, Vietnamnet… vào thời điểm đó đã đồng thanh lên tiếng về hiện tượng này.

Tiếp tục đọc “Lún đất ở Hà Nội: Những mảnh ghép rời”

Biến động bờ biển Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau qua phân tích ảnh vệ tinh (1973-2014)

ĐMT – ON 

Manon Besset, Edward J. Anthony, Guillaume Brunier et Philippe Dussouillez

  1. Giới thiệu

Đồng bằng sông Cửu Long (hình 1) được coi là đồng bằng lớn thứ ba trên thế giới với diện tích gần 100.000 km² (Coleman và Huh, 2004). Với 18 triệu dân, ĐBSCL thâm canh nông nghiệp gồm ruộng lúa, cây ăn quả cũng như nuôi tôm và cá, từng loại chiếm 60%, 70% và 60% tổng sản lượng của Việt Nam (Uỷ ban sông Mekong, 2010 ). ĐBSCL được mô tả như vựa lúa của Đông Nam Á, được nối với một con sông với chiều dài 4.750 km và lưu vực thoát nước khoảng 832.000 km² (Milliman và Ren, 1995). Lưu lượng nước trung bình ước tính của sông Mekong khoảng 14.500 m³/s (Uỷ ban Sông Mekong, 2010). Chế độ thuỷ văn hàng năm theo mùa với một mùa lũ (tháng 5 đến tháng 10), trong đó trầm tích của sông được đưa đến đồng bằng và bờ biển. Ước tính tải lượng trầm tích hàng năm của sông Mekong tại Kratie, Campuchia, chỉ ở thượng nguồn đồng bằng (hình 1), dao động từ 50 đến 160 Mt. Gió mùa Ấn Độ cũng tương ứng với sóng năng lượng thấp từ phía tây nam gây suy yếu dòng dọc bờ về phía Đông Bắc. Trong mùa này, lượng bùn cao từ sông Mekong chủ yếu lắng đọng trong khu vực gần bờ biển của các cửa sông phân lưu (Wolanski et al, 1998;.. Unverricht et al, 2013), khác với với mùa khô, lượng bùn mang tới do sóng mạnh bởi gió Đông Bắc Thái Bình Dương (hình 1). Trầm tích vận chuyển dọc theo phía tây nam từ cửa sông bởi những đợt gió tín phong, sức gió và thủy triều. Dải triều giảm từ khoảng 3m vào mùa xuân dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa xuống dưới 1m ở Vịnh Thái Lan, cũng như vùng biển được che chắn từ các sóng theo mùa Thái Bình Dương có năng lượng cao hơn.

Vùng ĐBSCL phát triển nhanh để hình thành đường bờ dài 700 km ở Biển Đông từ 5,3 đến 3,5 ngàn năm với tốc độ bồi tụ lên đến 16 m/năm (Tạ et al., 2002). Khi tiếp xúc với sóng biển ngày càng tăng, tỷ lệ này giảm xuống dưới 10 m/năm ở cửa sông. Tuy vậy, tỷ lệ này vẫn ở mức cao lên đến 26 m/năm trong khu vực Cà Mau ở phía tây nam (Ta và cộng sự, 2002). Sự chênh lệch về tỷ lệ này là do hình thái lệch của đồng bằng về phía tây nam (hình 1). Sự khác biệt này cũng  phản ánh sự biến đồi kích thước hạt, từ cát ưu thế ở cửa sông, nơi bị chi phối bởi các giồng cát (Tamura et al., 2012), đến bùn ưu thế khu vực phía tây trong quá khứ là rừng ngập mặn.

Hình 1: Khu vực nghiên cứu. A: Lưu vực sông Mekong và phần nội địa với sáu lưu vực sông. B: Vùng ĐBSCL Việt Nam. Đồng bằng và một phần mạng lưới kênh rạch và đê. C: Sóng Biển Đông. (Dữ liệu Wavewatch III từ Trung tâm Dự báo Môi trường Quốc gia (NCEP) Tiếp tục đọc “Biến động bờ biển Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau qua phân tích ảnh vệ tinh (1973-2014)”

The Global Land Outlook

Read “Key messages” and “Executive
Summary” at the end of this page

United Nations Convention to Combat Desertification

cover GLO COVER final.jpg

FULL REPORT

Land is an essential building block of civilization yet its contribution to our quality of life is perceived and valued in starkly different and often incompatible ways. Conflicts about land use are intensifying in many countries. The world has reached a point where we must reconcile these differences and rethink the way in which we use and manage the land.

The evidence presented in this first edition of the Global Land Outlook demonstrates that informed and responsible decision-making, along with simple changes in our everyday lives, can if widely adopted help to reverse the current worrying trends in the state of our land resources.

High Resolution (67 MB)                            Low Resolution (18 MB)

English                Arabic                                                      English                Arabic

French                 Chinese                                                   French                 Chinese

Spanish               Russian                                                   Spanish               Russian


Tiếp tục đọc “The Global Land Outlook”