Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn

 NĐT – 03:34 | Thứ bảy, 24/02/2018 0

Anh lái xe nghêu ngao hát: “Dù có đi bốn phương trời, mà vẫn ngỡ đang ở Nhổn…” lúc chúng tôi chạy tránh thị trấn Sapa để vượt đèo Ô Quy Hồ sang Bình Lư đi Sìn Hồ (Lai Châu). Không chỉ chúng tôi, những người từng yêu Sapa nay đều hầu như không còn ai muốn chui vào “đống bê tông lổn nhổn” ấy nữa, dù nó ngay trước mặt.

Nếu lấy mốc 1897 chính quyền Pháp mở cuộc điều tra dân số đầu tiên về các tộc người vùng núi cao, từ đó Sapa được phát hiện, tính đến nay tròn 120 năm. Tôi lên đó đầu những năm 90 thế kỷ trước, rồi còn vài lần nữa, nhưng không sao nhớ nổi chuyện mỗi lần, hơn 30 năm rồi còn gì.

Sapa có ba giá trị lớn: khí hậu, cảnh quan và cuộc sống người thiểu số. Ảnh: Thanh Vy

Tiếp tục đọc “Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn”

Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?

ZN – Quá trình xâm lấn đô thị làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa những cư dân ngoại ô giàu có và hàng nghìn người dân “bị bỏ lại phía sau”.

rung be tong anh 2

rung be tong anh 3
Danielle Labbé, Chuyên gia quy hoạch đô thị
Danielle Labbé là phó giáo sư quy hoạch đô thị của Đại học Montreal (Canada). Bà từng theo học tại Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2001 và nghiên cứu rất nhiều về quy hoạch ở khu phố cổ Hà Nội. Hiện nay Labbe đang sống và làm việc tại Québec, chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị.

Hơn 20 năm trước, mô hình khu đô thị mới lần đầu tiên được đề xuất ở Việt Nam. Các nhà quy hoạch, làm chính sách lẫn người dân đều kỳ vọng khu đô thị mới sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở cho cư dân thành thị trong không gian sống tiện nghi.

Đồng thời, khu đô thị mới được xây dựng sẽ giải quyết vấn đề phát triển đô thị hỗn loạn, tự phát khắp Việt Nam. Thay vào đó nó được kỳ vọng tạo ra cảnh quan đô thị mới hiện đại, văn minh và đồng bộ.

Tuy nhiên sau hai thập kỷ, viễn cảnh về những khu đô thị mới hiện đại, người dân có nhà để ở, chủ đầu tư thu lợi từ dự án không hề tốt đẹp như đã hứa.

Tiếp tục đọc “Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?”

Cuộc sống lên tầng, văn hóa “lên” đâu?

Hà Nội mới – 23-8-2019

KHOẢNG 20H NGÀY 9-5-2019, CƯ DÂN CHUNG CƯ AN BÌNH CITY (QUẬN BẮC TỪ LIÊM, HÀ NỘI) CUỐNG CUỒNG TÌM ĐƯỜNG CHẠY KHI CÓ TIN BÁO CHÁY.

KHÓI ĐEN XUẤT HIỆN TỪ MỘT CĂN HỘ Ở TẦNG 17 RỒI LAN ĐẾN TẦNG 23. CHỦ CĂN HỘ ĐI VẮNG, MỌI NGƯỜI TÌM CÁCH VÀO ĐỂ DẬP LỬA VÀ PHÁT HIỆN ĐIỀU KHÓ TIN: ĐÁM CHÁY XUẤT PHÁT TỪ HÀNH LANG, NƠI CHỦ NHÀ TẬP KẾT HÀNG TRĂM VIÊN THAN TỔ ONG, HỘP CÁC TÔNG ĐỂ ĐUN NẤU….

Tiếp tục đọc “Cuộc sống lên tầng, văn hóa “lên” đâu?”

Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?

Diễn đàn chuyên gia “Cần Giờ trong tầm nhìn kinh tế biển”:

 NĐT – 12:49 | Thứ tư, 26/05/2021 0

Sự thành bại của Cần Giờ trong tương lai sẽ tùy thuộc vào việc chọn được kịch bản phát triển bền vững phù hợp, và việc chuẩn bị tốt thế nào để ứng phó với các tác động môi trường và nguy cơ tiềm ẩn, để thế hệ mai sau được hưởng lợi ích dài lâu…

Trong 280 năm phát triển kể từ 1698, Sài Gòn không có biển. TP.HCM chỉ mới nối ra biển Đông từ khi huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) được sáp nhập vào năm 1978.

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, và các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ có trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch, là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông… 

Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biểncó nguồn thiên nhiên phong phú với trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch… Ảnh: Trung Dũng

Tiếp tục đọc “Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?”

Bao giờ mới thôi “sắp xếp lại giang sơn”!

Nguyễn Minh Hòa (*) Thứ Bảy,  27/2/2021, 09:13

(TBKTSG XUÂN) – Tôi sinh ra và lớn lên đến 17 tuổi là ở ngay chân núi đền Hùng, cứ vài ba ngày lũ trẻ trâu chúng tôi lại rủ nhau lên núi. Ngày ấy, gần 50 năm trước (nghe mà xa ngái), khu vực đền Hùng còn xanh cây tốt lá lắm cơ. 99 ngọn núi là rừng cây cao, mà cả khu vực trung du đều một màu xanh ngăn ngắt.


Núi Nghĩa Linh. Nguồn: adaglag.com

Núi Nghĩa Lĩnh nơi vua Hùng đời thứ nhất chọn làm nơi thờ cúng trời đất “kinh thiên” (kinh đô của 18 đời vua Hùng là ở Bạch Hạc chứ không phải ở đây) là một quả núi không cao nhưng rất thiêng, bao phủ bởi rừng cây rậm rạp nhiều tán, cao thì có chò chỉ, trung thì mít, tre, giang, cọ, nứa, thấp thì xim, mua. Ngày ấy nơi này còn có nhiều chim, thú hoang lắm. Ngọn núi này rất linh thiêng, các đền miếu tuy nhỏ nhưng thâm trầm, rêu phong, u tịch.

Với người dân đất Phong Châu thì Đền Hùng rất linh thiêng, nhưng thân thuộc, dường như cả cái vùng đất này chìm trong huyền sử. Rồi đến một ngày, Đền Hùng trở thành nơi quốc tổ và quốc lễ thì cây xanh lớn bé theo nhau đi dần. Đầu tiên là bê tông hóa bề mặt từ sân đền miếu, sau đó là đường đi, rồi tiếp nữa là xuống chân núi, lan đến các làng xóm xung quanh (nay vùng này thuộc thành phố Việt Trì). Tiếp tục đọc “Bao giờ mới thôi “sắp xếp lại giang sơn”!”

Thanh Đa, nhìn hoài vẫn lạ

Phụ nữ Cách trung tâm Sài Gòn chừng 2km nhưng Thanh Ða như một vùng đất lạ với nhiều nét hoang sơ, cư dân chân chất. Nếu xem tính cách của cư dân là bản sắc của đô thị thì nơi đây hội đủ các yếu tố để có thể tạo nên “đặc sản” của Sài Gòn, và vì thế, quy hoạch Thanh Ða không nên xổ tung hết mà hãy như dân làm ruộng, chỉ phát quang bụi rậm, dọn bờ thửa. thay áo cho đất không phải hốt hết bỏ đi mà phải giữ lại, thêm phân, thêm nước, lọc và thải những gì cần, để đất trở dạ tươi mới mà không đánh mất mình… Tiếp tục đọc “Thanh Đa, nhìn hoài vẫn lạ”

KỂ CHUYỆN SÔNG TÔ LỊCH 2000 NĂM

Người kể chuyện: Nhà sử học Lê Văn Lan

Điểm nóng Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! - Ảnh 1.
Điểm nóng Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! - Ảnh 2.
Điểm nóng Tô Lịch, sử gia Lê Văn Lan: Đọc đi, xem còn ai dám lăm le giết chết dòng sông nữa hay không! - Ảnh 3.

Ai cũng nghĩ Tô Lịch là thủy danh, tức là tên sông. Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh… Tô Lịch nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng hoàn toàn sai.

Đó là một nhân danh. Đó là một tên người.

Tiếp tục đọc “KỂ CHUYỆN SÔNG TÔ LỊCH 2000 NĂM”

Satellite Images Can Harm the Poorest Citizens

theatlantic

In Ho Chi Minh City, computer analysis of orbital images overlooks some urban communities. To represent them, cities will have to put boots on the ground.

An aerial view of the outskirts of Ho Chi Minh CityAn aerial view of the outskirts of Ho Chi Minh CityRAKSYBH / SHUTTERSTOCK

Mapping a city’s buildings might seem like a simple task, one that could be easily automated by training a computer to read satellite photos. Because buildings are physically obvious facts out in the open that do not move around, they can be recorded by the satellites circling our planet. Computers can then “read” these satellite photographs, which are pixelated images like everyday photographs except that they carry more information about the light waves being reflected from various surfaces. That information can help determine the kind of building material and even plant species that appears in an image. Other patterns match up with predictable objects, like the straight lines of roads or the bends of rivers.

It turns out to be more complicated than that. When three different research groups (including my own at the University of Southern California) processed almost the same images of Ho Chi Minh City’s rapid urbanization during the 2000s, we produced different results. All three groups agreed on the location of the city center, but mine mapped the city’s periphery differently. That’s the place where most megacities in the global South exhibit their most dramatic physical growth. In particular, we identified more of the informal, self-built housing in the swampier southern area of the city.
Tiếp tục đọc “Satellite Images Can Harm the Poorest Citizens”

Trả lại tên cho “em”

CSDM – 1 – 2014

Trong sâu thẳm tâm tư, bà con dân bản không muốn bản mình thay tên đổi họ, cho dù cái tên mới đầy mầu sắc phố thị, nhưng nó không đơn giản chỉ là một cái tên khi trong nó còn cả một phần văn hoá bản làng của người Thái Mường Lò.

Bản trong phố là một phần làm nên bản sắc của một thị xã miền núi như Nghĩa Lộ. (Trong ảnh: Một góc bản Noỏng trước đây – tổ 15 phường Pú Trạng bây giờ).

Tiếp tục đọc “Trả lại tên cho “em””

Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao

Axel van Trotsenburg's picture
Also available in: English

Quá trình đô thị hóa nhanh chóng là một điểm nhấn quan trọng trong quá trình phát triển của Việt Nam trong những thập kỷ qua. Năm 1986 dân số đô thị của Việt Nam chỉ là dưới 13 triệu người; hiện nay con số đó đã là 30 triệu. Các thành phố đã trở thành trụ cột phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng kinh tế của khu vực đô thị cao gấp hai lần mức bình quân của cả nước, đóng góp trên một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các khu vực đô thị ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng, và điều đó không có gì đáng ngạc nhiên. Một thực tế được thừa nhận trên phạm vi toàn cầu là nếu quản lý tốt, quá trình đô thị hoá sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế nhờ hiệu ứng tập trung, chẳng hạn như thị trường lao động sẽ có quy mô lớn hơn và hoạt động hiệu quả hơn, chi phí giao dịch thấp hơn và tri thức được lan tỏa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi quan sát cụ thể hơn, có thể thấy đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay cần những thay đổi lớn về tư duy để đảm bảo rằng quá trình này sẽ đóng góp toàn diện vào mục tiêu trở thành nước thu nhập cao. Tiếp tục đọc “Các đô thị hiệu quả đóng vai trò then chốt giúp Việt Nam chuyển đổi sang nền kinh tế thu nhập cao”

Xây dựng thành phố xanh tại Việt Nam – Building a Green City in Vietnam

NGÀY 06 THÁNG 11 NĂM 2015

Xây dng thành ph xanh ti Vit Nam

Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới khu vực Đông Á – Thái Bình Dương và Chủ tịch UBND Thành phố Đà Nẵng cùng thảo luận về xây dựng thành phố xanh và bền vững mang lại lợi ích cho tất cả người dân.

Xem thông tin dự án

NOVEMBER 6, 2015
Vietnam
Building a Green City in Vietnam

World Bank Vice President for East Asia and Pacific and Danang City Chairman discuss what it takes to build a green, sustainable city in an inclusive way.

Watch the video
Get the project information
Subscribe:   RSS Email Follow us: Blog: East Asia & Pacific on the rise Twitter   Facebook

Residence registration process creates ‘group’ of urban poor

Updated  September, 07 2015 08:37:42

Dang Nguyen Anh, director of the Institute of Sociology, spoke to Tuoi Tre (Youth) newspaper about how challenges posed by household registration books affect migrants.

Many migrants have complained that lack of updated registration books creates difficulties when they move to major cities. How do you respond to that problem?

I have to admit that even permanent residents in Ha Noi, HCM City or Da Nang all face difficulties in filling some administrative forms. Migrants from other provinces have even more problems. Tiếp tục đọc “Residence registration process creates ‘group’ of urban poor”