Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn

 NĐT – 03:34 | Thứ bảy, 24/02/2018 0

Anh lái xe nghêu ngao hát: “Dù có đi bốn phương trời, mà vẫn ngỡ đang ở Nhổn…” lúc chúng tôi chạy tránh thị trấn Sapa để vượt đèo Ô Quy Hồ sang Bình Lư đi Sìn Hồ (Lai Châu). Không chỉ chúng tôi, những người từng yêu Sapa nay đều hầu như không còn ai muốn chui vào “đống bê tông lổn nhổn” ấy nữa, dù nó ngay trước mặt.

Nếu lấy mốc 1897 chính quyền Pháp mở cuộc điều tra dân số đầu tiên về các tộc người vùng núi cao, từ đó Sapa được phát hiện, tính đến nay tròn 120 năm. Tôi lên đó đầu những năm 90 thế kỷ trước, rồi còn vài lần nữa, nhưng không sao nhớ nổi chuyện mỗi lần, hơn 30 năm rồi còn gì.

Sapa có ba giá trị lớn: khí hậu, cảnh quan và cuộc sống người thiểu số. Ảnh: Thanh Vy

Tiếp tục đọc “Sapa: thấy dự án, không thấy giang sơn”

Hồ Tây: một cái tên, hai số phận

NĐT –  15:33 | Thứ năm, 08/09/2022 0

Hồ Tây ở Hà Nội và Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) tương đồng về quy mô, hình thế, công năng văn hóa. Nhưng Hồ Tây ở Hằng Châu đã trở thành Di sản văn hóa thế giới, đại chúng cùng được thụ hưởng, trong khi Hồ Tây ở Hà Nội có nguy cơ thành “vùng bất động sản khủng của các doanh nghiệp”.

Trong khu vực các nước đồng văn, có rất nhiều hồ mang tên Hồ Tây. Trung Quốc có 36 Hồ Tây, Nhật Bản có một Hồ Tây (ở huyện Yamanashi) và Việt Nam có một Hồ Tây tại thủ đô Hà Nội. Không chỉ cùng tên, tất cả các Hồ Tây kể trên còn mang một đặc điểm chung rất quan trọng: đều là nơi hội tụ, ghi dấu của thơ ca, truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian.

Nổi tiếng nhất trong số đó, phải kể đến Hồ Tây ở Hằng Châu (Trung Quốc) và Hồ Tây tại Hà Nội với nhiều điểm tương đồng mà chúng tôi sẽ lần lượt nêu ra.

Hồ Tây và thành phố Hằng Châu nhìn từ trên cao. Ảnh tư liệu Đinh Thế Anh

Cảnh Hồ Tây, bán đảo Quảng An (Hà Nội). Ảnh: Võ Thanh Tùng

Tiếp tục đọc “Hồ Tây: một cái tên, hai số phận”

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng

Thực hiện: Ip Thiên – Q.Huy  16/03/2022

(Dân trí) – Bờ sông Sài Gòn đoạn qua phường Thảo Điền (TP Thủ Đức) bị những dãy biệt thự khủng bịt kín, gần như không còn lối ra. Các khu biệt thự biến mặt sông thành bến du thuyền, chiếm trọn không gian chung.

Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng - 1

Những năm gần đây, vấn đề các công trình xây dựng xây dựng vươn sát mặt sông Sài Gòn là thực trạng chưa có lời giải của TPHCM. Trong đó, khu vực sông Sài Gòn đoạn qua khu vực phường Thảo Điền (thành phố Thủ Đức) là điểm nóng của vấn nạn công trình, biệt thự bao vây đường bờ sông, người dân khó để tìm nơi tiếp cận, hóng gió trời hay tập thể dục.

Để được tận hưởng không khí của mặt sông, người dân buộc phải chọn phương án đi bộ xa hơn về đầu hoặc cuối đường Nguyễn Văn Hưởng, một con hẻm nhỏ nằm giữa đường hoặc trả tiền để vào nhà hàng, quán cà phê ven sông.

Tiếp tục đọc “Biệt thự, bến du thuyền chiếm bờ sông Sài Gòn làm của riêng”

Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?

ZN – Quá trình xâm lấn đô thị làm gia tăng khoảng cách xã hội giữa những cư dân ngoại ô giàu có và hàng nghìn người dân “bị bỏ lại phía sau”.

rung be tong anh 2

rung be tong anh 3
Danielle Labbé, Chuyên gia quy hoạch đô thị
Danielle Labbé là phó giáo sư quy hoạch đô thị của Đại học Montreal (Canada). Bà từng theo học tại Đại học Xây dựng Hà Nội năm 2001 và nghiên cứu rất nhiều về quy hoạch ở khu phố cổ Hà Nội. Hiện nay Labbe đang sống và làm việc tại Québec, chủ yếu nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề liên quan đến quy hoạch đô thị.

Hơn 20 năm trước, mô hình khu đô thị mới lần đầu tiên được đề xuất ở Việt Nam. Các nhà quy hoạch, làm chính sách lẫn người dân đều kỳ vọng khu đô thị mới sẽ cung cấp đầy đủ nhà ở cho cư dân thành thị trong không gian sống tiện nghi.

Đồng thời, khu đô thị mới được xây dựng sẽ giải quyết vấn đề phát triển đô thị hỗn loạn, tự phát khắp Việt Nam. Thay vào đó nó được kỳ vọng tạo ra cảnh quan đô thị mới hiện đại, văn minh và đồng bộ.

Tuy nhiên sau hai thập kỷ, viễn cảnh về những khu đô thị mới hiện đại, người dân có nhà để ở, chủ đầu tư thu lợi từ dự án không hề tốt đẹp như đã hứa.

Tiếp tục đọc “Khu đô thị mới ở Việt Nam – Xây thành phố vì người dân hay vì lợi nhuận?”

Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị

TTCTQUỲNH TRUNG 12/5/2018 4:05 GMT+7

Tác giả Erik Harms đã chia sẻ thêm với TTCT về quyển sách Luxury and Rubble của anh.

Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)
Erik Harms khi đang tìm hiểu về hoàn cảnh của nhiều gia đình ở Thủ Thiêm bị di dời qua bên kia sông Đồng Nai, ở một khu tái định cư thuộc huyện Nhơn Trạch vào tháng 7- 2012 (Ảnh: nhân vật cung cấp)

Vì sao anh viết quyển sách này?

– Trước khi thực hiện dự án này, tôi nghiên cứu về sự phát triển đô thị và đã viết cuốn sách Saigon’s Edge: On the Margins of Ho Chi Minh City (tạm dịch: Bên lề Sài Gòn: Câu chuyện của những vùng ven) nói về sự phát triển của các khu vực vùng ven Sài Gòn như Hóc Môn.

Sau đó, tôi trở lại Việt Nam tìm hiểu thêm về những vấn đề quan trọng của đất nước các bạn. Tôi phát hiện sự phát triển đô thị mới ở Việt Nam rất quan trọng và tất cả mọi người đều quan tâm. Ngoài ra, giới trí thức và kiến trúc sư chưa phân tích đủ những ảnh hưởng xã hội của mô hình này.

Tiếp tục đọc “Phải có chính sách cho người hi sinh vì phát triển đô thị”

Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!

Phụ nữLỜI TÒA SOẠN: Sông Sài Gòn vì đâu bị bức tử đau thương như vậy? Nguyên nhân, giải pháp, cả lý lẫn tình, tất cả đã được bày ra, với nỗi thiết tha về sự sống còn của dòng sông, cũng chính là sự trường tồn của thành phố.

Hãy trả sông về với bản chất tự nhiên hằng có, và hãy cẩn trọng trước khi ký duyệt bất kỳ dự án xây dựng ở ven sông nào, để tạ ơn và giữ lại cho con cháu mai sau báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng. Đó là thông điệp mà loạt bài về sông Sài Gòn của Báo Phụ Nữ TP.HCM vừa thực hiện.

Khi bắt tay thực hiện loạt bài phản ánh về thảm trạng lấn chiếm hành lang an toàn bờ, lòng sông ở Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng, nhiều nhà khoa học đã không tin chúng tôi sẽ lên tiếng.

Tiếp tục đọc “Trả sông về lại cho… sông – Vấn đề là có chịu làm hay không mà thôi!”

Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?

Diễn đàn chuyên gia “Cần Giờ trong tầm nhìn kinh tế biển”:

 NĐT – 12:49 | Thứ tư, 26/05/2021 0

Sự thành bại của Cần Giờ trong tương lai sẽ tùy thuộc vào việc chọn được kịch bản phát triển bền vững phù hợp, và việc chuẩn bị tốt thế nào để ứng phó với các tác động môi trường và nguy cơ tiềm ẩn, để thế hệ mai sau được hưởng lợi ích dài lâu…

Trong 280 năm phát triển kể từ 1698, Sài Gòn không có biển. TP.HCM chỉ mới nối ra biển Đông từ khi huyện Duyên Hải (nay là huyện Cần Giờ) được sáp nhập vào năm 1978.

Nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 50 km, Cần Giờ là huyện duy nhất của thành phố giáp biển, với 23 km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, và các cửa sông lớn từ các sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài Rạp, Đồng Tranh. Cần Giờ có trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch, là nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú phát triển các loại hình du lịch sinh thái biển, rừng, sông… 

Cần Giờ là huyện duy nhất của TP.HCM giáp biểncó nguồn thiên nhiên phong phú với trên 70% là rừng ngập mặn và sông rạch… Ảnh: Trung Dũng

Tiếp tục đọc “Tầm nhìn trăm năm cho TP.HCM: Kịch bản phát triển kinh tế biển nào cho Cần Giờ?”

XEM XÉT LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ

Ký tên vào kiến nghị tại đây 

PETITION FOR THE REVIEW AND INDEPENDENT ASSESSMENT OF THE CAN GIO TOURIST CITY PROJECT IN HO CHI MINH CITY, VIETNAM

KIẾN NGHỊ XEM XÉT LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP TOÀN BỘ DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ – TPHCM

Kính gửi:  Thủ tướng Chính Phủ nước CHXHCN Việt Nam
Ủy ban Thường vụ Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam
UBND Thành phố Hồ Chí Minh

Chúng tôi kí tên dưới đây, là các cá nhân và tổ chức xã hội yêu môi trường, hoạt động trong các lĩnh vực liên quan, đồng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, UBND TPHCM xem xét lại và đánh giá độc lập toàn bộ dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ 2.870 ha, vì những lí do sau đây:

1. Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án Khu Đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Bộ Tài nguyên Môi trường cho thấy các tác động của dự án lên môi trường chưa được đánh giá khách quan, toàn diện. Đặc biệt, những vấn đề quan trọng nhất đã chưa được đánh giá đầy đủ trước khi phê duyệt, như: tác động của việc thực hiện dự án đến Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, vấn đề xói lở, bồi tụ và dòng chảy các khu vực xung quanh dự án, các biện pháp giảm thiểu thích đáng các tác động tiêu cực của dự án.

Nguy cơ Khu Đô thị lấn biển Cần Giờ tác động xấu lên rừng ngập mặn Cần Giờ sẽ kéo theo hàng loạt ảnh hưởng tiêu cực khác lên khu vực đô thị TPHCM, nơi hiện tại người dân và chính quyền vốn đang phải đối mặt với nhiều gánh nặng về ô nhiễm môi trường, ngập lụt, sụt lún, v.v. Tiếp tục đọc “XEM XÉT LẠI VÀ ĐÁNH GIÁ ĐỘC LẬP DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ DU LỊCH LẤN BIỂN CẦN GIỜ”

How our planet became more urbanised than ever

europa.eu

Over three-quarters of the world’s population now live in urban areas, according to the JRC’s new Atlas of the Human Planet.

The Atlas will be officially launched on Monday at the 10th session of the World Urban Forum in Abu Dhabi.

With data spanning four decades and nearly 240 countries and territories, the Atlas shows how humans have settled on Earth and urbanised the planet.

From 1975-2015, the share of people living in urban areas has increased from 69% to 76%.

Across the globe, the number of countries and territories with less than 50% of total population living in urban areas has fallen from 48 in 1975 to 36 in 2015. Tiếp tục đọc “How our planet became more urbanised than ever”

Đà Lạt nhìn từ flycam: thành phố bêtông chứ đâu phải thành phố trong rừng?

Khi dùng thiết bị bay chụp ảnh (flycam) ở độ cao hơn 300m, phóng viên Tuổi Trẻ ghi nhận rừng nội ô Đà Lạt không còn, đặc biệt trong bán kính 4km tính từ hồ Xuân Hương.

TTO 24/03/2019 10:50 GMT+7

Ngay từ khi hình thành, Đà Lạt đã được mệnh danh “thành phố trong rừng – rừng trong thành phố”. Nhưng hoạt động xây dựng thiếu kiểm soát đã khiến phong cách đô thị đặc biệt của thành phố này biến dạng, lộn xộn.

Vùng nội ô Đà Lạt ở được chụp ở độ cao khoảng 300m, có thể thấy bê tông lấn lướt, chỉ còn vài mảng xanh rải rác trong khu vục đô thị

Nếu không tính đồi Cù (sân golf do tư nhân quản lý), các rừng phòng hộ ở khu vực ngoại ô như đèo Prenn (khu vực ngoại ô), đèo Tà Nung và những khu vực cách xa trung tâm Đà Lạt (hơn 18km) như xã Xuân Trường, Trạm Hành thì có thể nói Đà Lạt đã không còn mảng xanh. Tiếp tục đọc “Đà Lạt nhìn từ flycam: thành phố bêtông chứ đâu phải thành phố trong rừng?”

Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải “lội nước khi mưa” ít nhất hàng chục năm nữa!

LĐO | 

Mưa lớn đã giảm nhưng nhiều xã ngoại thành vẫn sống chung trong biển nước. Ngập lụt là câu chuyện “đến hẹn lại lên” của Hà Nội. Trao đổi với PV báo Lao Động GS.TS Trần Viết Ổn – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi nhận định, còn khá lâu nữa người dân ở đây mới hết cảnh ngập.

Toàn cảnh thôn Bùi Xá – Thị Trấn Xuân Mai – Quốc Oai – Hà Nội ngập chìm trong biển nước mênh mông. Video: Văn Thắng

Tiếp tục đọc “Giáo sư đầu ngành Thủy lợi: Dân Hà Nội phải “lội nước khi mưa” ít nhất hàng chục năm nữa!”

Một ngày với hành trình ‘đòi đất’ của người dân Thủ Thiêm ở Hà Nội

NN – 11/05/2018, 09:11 (GMT+7) Trong khi ở Thành phố Hồ Chí Minh, người dân Thủ Thiêm đang uất nghẹn, ngất xỉu với những cuộc tiếp xúc cử tri thì ở Hà Nội, nơi có một địa điểm vẫn được gọi là “làng Thủ Thiêm giữa Thủ đô”, hành trình đi đòi công lý vẫn đang miệt mài.

13-53-57_thu_thiem1
Bữa cơm của người dân Thủ Thiêm ở Hà Nội

Tiếp tục đọc “Một ngày với hành trình ‘đòi đất’ của người dân Thủ Thiêm ở Hà Nội”

Super satellite city planned in Hanoi

Last update 17:20 | 05/12/2017

Hanoi plans to construct a super satellite city by 2030, with a total area of over 17,270ha located in two districts of Thach That and Quoc Oai and Son Tay Town.

Super satellite city planned in Hanoi, social news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, Vietnam net news, Vietnam latest news, vn news, Vietnam breaking news

The super satellite city on paper.— Photo tienphong.vn

The Hoa Lac super satellite city will be some 30km from Hanoi’s centre.

The plan is part of the master plan of Hoa Lac Urban Area, compiled by the municipal People’s Committee and recently submitted to the municipal People’s Council for approval. Tiếp tục đọc “Super satellite city planned in Hanoi”

FDI flow into real estate: a cause for concern?

Last update 08:00 | 26/08/2017
VietNamNet Bridge – Real estate ranked fourth among the most attractive business fields for foreign investors, with registered FDI capital of $1.15 billion in the first half of the year.vietnam economy, business news, vn news, vietnamnet bridge, english news, Vietnam news, news Vietnam, vietnamnet news, vn news, Vietnam net news, Vietnam latest news, Vietnam breaking news, FDI, real estate market, HOREA
According to Savills Vietnam, the increase in FDI in the manufacturing sector has prompted investors to pour money into projects to develop industrial infrastructure.

Thai company Hemaraj Land & Development and Vietnamese firm Cienco 4 last May confirmed cooperation to set up a joint venture to develop an IZ on an area of 3,200 hectares in Nghe An province, capitalized at $1 billion.

Many deals were made in the first half of the year. Japanese firm Nishi Nippon and Hankyu joined forces with Vietnamese firm Nam Long to develop Mizuki Park residential quarter on an area of 26 hectares in Binh Chanh district, HCMC, capitalized at $351 million.

Meanwhile, Aeon Mall has teamed up with BIM Group to develop Aeon’s second shopping mall in Hanoi, covering an area of 16.7 hectares in a $200 million project. Son Kim Lan has successfully called for $100 million worth of investment capital from a Japanese investor.

The increase in FDI in the manufacturing sector has prompted investors to pour money into projects to develop industrial infrastructure.

Housing projects continue attracting attention from investors. Chinese firm Fortune Land Development has bought Lotus Dai Phuoc shares from VinaCapital, worth $65.3 million. This is a residential quarter project covering an area of 198.5 hectares in an area of Dong Nai province adjacent to HCMC.

A 65 percent stake in Times Square complex worth $41 million has been transferred by VinaCapital to Elite Capital Resources Limited.

Analysts have predicted that FDI flow into the real estate sector will continue in the time to come thanks to open policies and the great potential in tourism development. However, they warned that the amount of capital into the market needs to be measured by disbursed capital, not registered capital.

Many registered projects have not been implemented. Booyuong Mo Lao project in Ha Dong district, for example, has been left unimplemented for years.

Nguyen Tri Hieu, a respected banking expert, commented on Dau Tu Bat Dong San that  more FDI capital is good news, but that is necessary to reconsider the situation if too much capital flows into the real estate sector. If the capital only goes to high-end real estate and resort projects, it will only heat up the market and lead to oversupply in the market segment, and not propel socio-economic development.

Phan Huu Thang, former head of the Foreign Investment Agency, now chair of the Vietnam Real Estate Association, affirmed that FDI real estate projects would still be welcomed. The problem is that Vietnam needs to supervise project implementation to ensure sustainability in investment and development.

RELATED NEWS

Vietnam’s FDI in first 7 months reaches nearly $22 billion

Over $600 million of FDI poured into VN property in 5 months

Chi Mai

Lotte to build smart complex in Thủ Thiêm

vietnamnews

Update: May, 04/2017 – 11:41

HCM City People’s Committee has selected Lotte group as the investor of a smart complex project in the city’s Thủ Thiêm New Urban Area. — Photo alotrip.com
HCM CITY – HCM City People’s Committee has selected Lotte group as the investor of a smart complex project in the city’s Thủ Thiêm New Urban Area.

The project is set to cost the investor VNĐ20.1 trillion (nearly US$884 million), excluding site clearance expenses.

It aims to develop a multifunctional finance-trade-service and residential centre, in which finance, trade and service functions play a crucial role in the core area of Thủ Thiêm. Tiếp tục đọc “Lotte to build smart complex in Thủ Thiêm”