Khuyến nghị chính sách: Vì một thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái


Author ActionAid Vietnam
Friday, December 2, 2016

Hà Nội được UNESCO công nhận là “Thành phố vì Hòa Bình”, thành phố Hồ Chí Minh được ví như “Hòn ngọc Viễn Đông”, cùng với nhiều thành phố khác ở Việt Nam, đều là nơi sinh sống, học tập và làm việc của hàng triệu người, và là những điểm du lịch hấp dẫn trong mắt bạn bè quốc tế. Nhưng liệu những nơi này có thực sự là những “miền đất hứa” với những điều kiện thuận lợi và môi trường sống an toàn?

Báo cáo “Thành phố An toàn cho phụ nữ và trẻ em gái” năm 2014 do ActionAid Việt Nam thực hiện cho thấy: 87% phụ nữ và trẻ em gái từng bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng như đường phố, công viên, xe buýt, nhà vệ sinh công cộng.

Để tìm hiểu thêm về tình trạng này và đưa ra khuyến nghị chính sách phù hợp, Vụ Bình đẳng giới, CGFED và ActionAid Việt Nam đã rà soát tình trạng bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái tại 5 thành phố là Hà Nội, Hải Phòng, Uông Bí, thành phố Hồ Chí Minh và Trà Vinh từ tháng 8 đến tháng 9 năm 2016. Kết quả một lần nữa cho thấy những con số báo động: 51,1% phụ nữ và trẻ em gái cảm thấy bất an ở những khu vực như xe bus, điểm dừng và bến xe; 31,3% phụ nữ và trẻ em gái không biết đi vệ sinh ở đâu vì không có nhà vệ sinh công cộng hoặc nhà vệ sinh không sạch sẽ.

Nghiên cứu cũng cho thấy một thực tế đáng buồn: Khi xảy ra các hành vi quấy rối và bạo lực nơi công cộng, có tới 47,1% phụ nữ giữ im lặng thay vì trình báo với công an hay cảnh báo cho những người khác. Phụ nữ cũng thường bị đổ lỗi cho việc họ bị quấy rối và bạo lực nơi công cộng.

1 bình luận về “Khuyến nghị chính sách: Vì một thành phố an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái

  1. Hi cả nhà,

    Hôm nay em được bạn cho biết: Cách đây vài hôm bạn ấy bị quấy rối tình dục khi đang trên đường về nhà. Và đây không phải là lần đầu tiên đối với bạn ấy.

    ***

    * “Nghiên cứu cũng cho thấy một thực tế đáng buồn: Khi xảy ra các hành vi quấy rối và bạo lực nơi công cộng, có tới 47,1% phụ nữ giữ im lặng thay vì trình báo với công an hay cảnh báo cho những người khác.”

    – Tụi em phải trình báo với công an với sự việc “chưa nghiêm trọng lắm” sao? Công an có đồng ý giải quyết những “chuyện nhỏ” như vậy đến nơi đến chốn không? Và nếu đồng ý, tụi em làm sao chứng minh được những gì xảy ra là đúng sự thật?…

    * “Phụ nữ cũng thường bị đổ lỗi cho việc họ bị quấy rối và bạo lực nơi công cộng.”

    – It’s true. Đó là lý do vì sao những chuyện này vẫn tiếp tục: Người gây ra hành vi vẫn tiếp tục gây hành vi, người cam chịu vẫn tiếp tục cam chịu.

    ***
    Thật tốt khi em cơ hội được nói lên tiếng nói của vài người tại đây.

    Hy vọng có ngày mọi phụ nữ và trẻ em gái được an toàn tại nơi sống của mình. Và hy vọng xa hơn một chút – Có ngày nam nữ được đối xử bình đẳng.

    Em Hương

    Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này