Làm gì để xóa nghèo ở Việt Nam?
Vài tháng trước, tôi có chuyến đi Lào Cai – một khu vực có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống ở miền núi phía Bắc Việt Nam- để giám sát một cuộc khảo sát thí điểm. Tôi đã tình cờ gặp một người đàn ông lớn tuổi – một người điển hình trong số rất nhiều người mà chúng tôi đã gặp – đó là một người nông dân chỉ vừa đủ sống, có trình độ học vấn tối thiểu chỉ biết nói tiếng dân tộc và hiếm khi ra khỏi bản làng.
Người dân tộc thiểu số chiếm 15% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 70% nhóm đối tượng cực nghèo (được đo lường theo chuẩn cực nghèo quốc gia). Trong suốt hai thập kỷ tăng trưởng nhanh của Việt Nam, người dân tộc thiểu số ở quốc gia này đã có mức sống được cải thiện lên một cách toàn diện, song thành quả được hưởng của nhóm đối tượng này còn kém xa so với dân tộc chiếm đa số là người Kinh.
Tại sao nghèo trong nhóm người dân tộc thiểu số lại dai dẳng như vậy? Đây là chủ đề của nhiều nghiên cứu, bao gồmnghiên cứu về phát triển và dân tộc thiểu số ở Việt Nam năm 2009 hay một chương trong Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam được chúng tôi thực hiện gần đây. Đây cũng là một mảng trong nghiên cứu phân tích mà nhóm của tôi hiện đang theo đuổi.
Tôi đã đi sâu thêm để xem thực trạng của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam tương đồng như thế nào với thực trạng xảy ra đối với nhóm người bản địa ở một xã hội khác, tại Mê-hi-cô, nơi mà tôi đã sống một năm khi tôi làm luận văn. Tại cả hai quốc gia, các nhóm đối tượng này đều rất đa dạng, chiếm tỷ trọng như nhau trong tổng dân số của quốc gia đó và đều phải đối mặt với những thách thức tương tự như nhau. Thực ra, nghiên cứu so sánh toàn cầu tốt nhất(do Gillette Hall và Harry Patrinos thực hiện) và kết quả mà tôi đã xem xét về vấn đề này đều phát hiện ra những đặc điểm chung đáng kinh ngạc của các nhóm dân tộc thiểu số/bản địa trên khắp thế giới.
Danh sách tôi đưa ra về các yếu tố tương quan là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ nghèo cao của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam bao gồm:
- Bị cách biệt về địa lý và hạn chế trong tiếp cận thị trường,
- Bị cô lập về mặt xã hội, yếu tố văn hóa và ngôn ngữ,
- Hạn chế trong tiếp cận đất đai có chất lượng,
- Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp, và
- Trình độ học vấn thấp.
Các yếu tố tương tự cũng sẽ thấy tại các nhóm người bản địa tại nhiều quốc gia khác.
Tôi thấy lạc quan vì ít nhất mức độ quan trọng của một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trang nghèo đói của người dân tộc thiểu số đang ngày càng giảm đi. Các thế hệ trẻ em dân tộc thiểu số gần đây đã có trình độ học vấn tăng lên. Điều này có nghĩa là học tiếng Việt càng nhiều sẽ tạo cho họ khả năng kết nối thông qua thị trường và di cư trong tiến trình thịnh vượng diễn ra trên bình diện rộng hơn của quốc gia.
Tôi đã nhìn thấy những dấu hiệu của hiện tượng này trong chuyến đi Lao Cai. Mặc dù người đàn ông lớn tuổi mà tôi đã mô tả ở trên có rất ít mối liên hệ với bên ngoài bản làng của mình, song các con ông đang ở độ tuổi 20 lại nói rất sõi tiếng Việt và đều đã đi làm ở xa. Tôi dự đoán rằng nếu sự chuyển đổi thế hệ này vẫn tiếp diễn và mạng lưới cho các nhóm dân tộc thiểu số được mở rộng, chúng ta sẽ chứng kiến ngày càng nhiều người rời bỏ đồng ruộng để tìm kiếm cơ hội ở nơi khác.
Hai tuần trước, cùng với nhóm của mình, tôi đã đến bốn trường đại học ở Việt Nam để trình bày Báo cáo Đánh giá Nghèo Việt Nam. Các cuộc nói chuyện của chúng tôi đã tạo ra những thảo luận sống động và chúng tôi đã tổ chức lấy ý kiến của giảng viên và sinh viên tham gia thông qua tin nhắn điện thoại (SMS) về quan điểm của họ về cách tốt nhất để giảm nghèo đói cho nhóm dân tộc thiểu số. Đồng nghiệp của tôi, Nguyễn Thị Ngọc đã chạy kết quả lấy ý kiến trên máy tính của mình bằng một phần mềm nguồn mở (FrontlineSMS). Câu trả lời phổ biến nhất đó là nâng cao tiếp cận thị trường và cung cấp giáo dục miễn phí, và có rất nhiều người lại đưa ra câu trả lời “khác” với cách thức do họ tự đề xuất.
Khi nghĩ về nghèo đói của người dân tộc thiểu số/bản địa ở Việt Nam hoặc ở quốc gia của mình, bạn sẽ trả lời câu hỏi trưng cầu ý kiến này như thế nào? Vui lòng chia sẻ ý kiến của bạn với chúng tôi trong phần bình luận.
Một trong những lý do nghèo dai dẳng là vì không có điện và không có nước sạch.
Không có điện, bà con khó phát triển kinh tế, khó tiếp cận thông tin y tế, giáo dục, việc làm…; trẻ em học hành cũng khó khăn.
Không có nước sạch thì sức khỏe của bà con không được đảm bảo, chất lượng cuộc sống thấp.
Dưới đây là một vài nơi tiêu biểu cho tình trạng này:
Sơn La còn 313 bản vùng cao chưa có điện lưới quốc gia
https://cvdvn.net/2015/12/14/son-la-con-313-ban-vung-cao-chua-co-dien-luoi-quoc-gia/
Xóm đồng bào S’tiêng đói điện, khát nước sạch mấy chục năm nay
https://cvdvn.net/2016/10/31/xom-dong-bao-stieng-doi-dien-khat-nuoc-sach-may-chuc-nam-nay/
Đăng Hà và bài toán khó trong phát triển kinh tế – xã hội – 2 bài
https://cvdvn.net/2016/10/07/dang-ha-va-bai-toan-kho-trong-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-2-bai/
Có một xóm “lần mò” sinh hoạt
https://cvdvn.net/2016/07/10/co-mot-xom-lan-mo-sinh-hoat/
Cù lao Đất – nơi đau đẻ cũng phải… nín
https://cvdvn.net/2015/09/28/cu-lao-dat-noi-dau-de-cung-phai-nin/
ThíchThích
Theo em nghĩ lý do mà cộng đồng dân tộc thiểu số còn nghèo là vì:
– Địa lý khá xa, em đã từng đi vào một làng dân tộc và để đến được đó thì tốn hơn nửa ngày trời. Chính vì điều này mà mọi người khó tiếp cận được trường học, cơ sở y tế chất lượng.
– Cách biệt về ngôn ngữ là một vấn đề lớn. Khi giải thích về một vấn đề y tế thì rất khó để bà con nắm bắt.
– Sự chèn ép của chính quyền địa phượng cũng là một nhân tố quan trọng.
ThíchThích
Cám ơn Phương chia sẻ. Những điều em nói phản ánh đúng thực tế.
Chị vẫn thường nghĩ về câu hỏi này – Tại sao nhóm dân tộc thiểu số ở Việt Nam nghèo dai dẳng? – và mới có thêm một ý dựa theo chia sẻ của em.
Đó là họ nghèo vì họ bị buộc di dời nơi ở quen thuộc của họ. Họ buộc phải di dời đến nơi tái định cư mà nơi này thường không có đất đai cho họ trồng trọt, không có sông suối cho họ đánh bắt cá, không có rừng tự nhiên cho họ những bài thuốc gia truyền và cho phép họ được nối kết với những giá trị cổ xưa linh thiêng của dân tộc họ.
Nói chung, tập quán lâu đời của họ bị đảo lộn khi bị buộc phải đến một nơi ở mới. Trong khi môi trường quen thuộc bị mất, môi trường mới lại không có đầy đủ những nhu cầu cơ bản như điện, đường, trường, trạm nên cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn.
Ví dụ như dự án thủy điện Sơn La. Dự án này đã di dời khoảng 91.000 người, bao gồm 10 nhóm đồng bào thiểu số, được xem cuộc tái định cư lớn nhất trong lịch sử VN. Những anh em thiểu số này vốn sống nhờ sông Đà, nay đột ngột bị tách khỏi sông…
Son La Dam
Thế nên, có lẽ đó là một lý do “Tại sao thế giới cần các cộng đồng dân tộc bản địa quản lý đất đai của chính họ“.
ThíchThích
Em đồng ý với chị Hương. Người dân tộc bản địa đã quen thuộc với cuộc sống của mình và có lẽ họ cần nhất lúc này là y tế, giáo dục. Và em nhận thấy là ở nước mình, các chương trình hỗ trợ dành cho các nhóm cộng đồng thiểu số còn rất ít. Mọi người thường hỗ trợ về vật chất nhưng những chương trình đào tạo các kỹ năng thì còn khá ít.
Em cảm ơn những phản hồi của chị Hương nhiều. Em học được rất nhiều từ thông tin của chị.
ThíchThích
“Và em nhận thấy là ở nước mình, các chương trình hỗ trợ dành cho các nhóm cộng đồng thiểu số còn rất ít. Mọi người thường hỗ trợ về vật chất nhưng những chương trình đào tạo các kỹ năng thì còn khá ít.”
Chị nghĩ em đã chạm đến một vấn đề quan trọng của nước mình. Câu hỏi ở đây là: Mọi người không muốn trao cần câu hay khó có thể trao cần câu?
Đây có lẽ là câu chuyện về đời sống hiệp hội ở nước mình.
ThíchĐã thích bởi 1 người
Câu hỏi của chị Hương đặt ra khiến em cũng giật mình nhận ra vấn đề muốn thuở của đất nước mình. Và em cũng ngồi chiêm nghiệm lại những lần em đi vùng sâu vùng xa thì đúng là như vậy chị ạh. Một lần em và chị họ của mình đến để khảo sát tình hình cho một phái đoàn bên Úc để mọi người có thể xây dựng lại trường học cho mấy em nhỏ thì bị làm khó dễ và cuối cùng mọi người bỏ cuộc. Thật sự là buồn.
Đời sống hiệp hội ở nước mình thật sự trong những năm trở lại đây có những tín hiệu rất tích cực và em vui vì điều đó.
Cảm ơn chị Hương đã cung cấp nhiều thông tin hơn cho em. Em chúc chị Hương một ngày vui.
Em Phương
ThíchThích
Cám ơn em chia sẻ.
Chúc em một ngày tốt lành nhé.
C Hương
ThíchThích