Tại sao phụ nữ nắm chìa khóa cho thành công kinh tế ở Đông Nam Á

ENGLISH: Why women hold the key to South-East Asia’s economic success

A woman rides on a bicycle past an electronic board showing the graph of the recent fluctuations of the exchange rates between the Japanese yen against the U.S. dollar (top L and R) outside a brokerage in Tokyo, Japan, January 7, 2016. The yen hit multi-month highs against its peers on Thursday while commodity-linked currencies took a fresh hit after China guided the yuan lower for two days in a row, fuelling anxiety about China's economy and its policy intentions.
Nhìn chung, họ kiếm được ít hơn 10% so với nam giới cho các công việc như nhau ở phần lớn các ngành công nghiệp. REUTERS/Yuya Shino

Hơn 50 năm trước, Charlotte Whitton, một người hoạt động về nữ quyền và là thị trưởng nữ đầu tiên của một thành phố lớn ở Canada, đã chế giễu hài hước rằng: “Bất cứ điều gì phụ nữ làm, họ phải làm tốt gấp đôi đàn ông để được đánh giá là giỏi bằng phân nửa”. Charlotte Whitton đã  gửi đến thế giới nơi mà phụ nữ còn đã bị xem là thấp kém, phụ nữ từng bị coi là chỉ đến trường để hoàn thành việc học thay vì học ở các trường luật, nếu họ có cơ hội được đến trường.

Ngày nay, xã hội đã đạt được tiến bộ đáng khen ngợi trên con đường để đạt được bình đẳng giới về kinh tế-xã hội. Chúng ta có nhiều điều để lạc quan về bình đẳng giới, đặc biệt là ở Đông Nam Á. Phụ nữ ở các thị trường các nước đang phát triển như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines đã có những bước tiến trong tuyển sinh đại học. Những phát hiện trong năm 2016 của Master Card về chỉ số tiến bộ của Phụ nữ tiết lộ rằng có nhiều phụ nữ hơn nam giới ghi danh vào giáo dục đại học khắp khu vực Châu Á.

Đây là những con số đáng khích lệ, tuy nhiên, điều này che giấu một thực tại tối tăm hơn, và các quốc gia ASEAN còn một chặng đường dài để đi trước khi họ có thể thu hẹp khoảng cách về giới tính trong các thị trường của mình. Cho dù có nhiều nền văn hóa khác nhau và bối cảnh xã hội đặc biệt, nhưng những thị trường này đối mặt với một nghịch lý chung ngăn cản phụ nữ đạt được tiềm năng đầy đủ về kinh tế. Phụ nữ ASEAN tỏa sáng về năng lực, thường làm tốt hơn nam giới ở cùng vị trí công việc, nhưng thành phần phụ nữ trong lực lượng lao động lại luôn luôn thấp hơn nam giới trong khu vực.

Tại sao lại như vậy?

Thành kiến giới tính tồn tại trên mọi trình độ văn hóa và doanh nghiệp trong khu vực ASEAN. Trên mọi lĩnh vực, chuẩn mực xã hội vẫn thắng thế với cái nhìn phụ nữ luôn gắn bó với vai trò truyền thống của mình như là những người vợ và những người mẹ, trong khi đàn ông thường đảm nhận vai trò trụ cột gia đình. Đó là một nền văn hóa có thể ngăn cản phụ nữ theo đuổi những hoài bão về giáo dục hay sự nghiệp của họ, và cũng có thể ảnh hưởng đến nhận thức về năng lực của phụ nữ. Một nghiên cứu được ủy nhiệm bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á cho thấy phụ nữ bị cho là có kỹ năng lao động thấp hơn nam giới.

Trong thị trường đang phát triển hoặc bất ổn về an ninh lương thực, con trai thường có nhiều quyền tiếp cận các nguồn khả thi về kinh tế, như dinh dưỡng, quyền sở hữu đất hoặc tiền của, vì quan điểm cố hữu lớn hơn đó là luật thừa kế theo chế độ phụ hệ, hoặc sự thừa nhận phổ biến rằng phụ nữ thì không thể quản lý được những tài sản như vậy. Những yếu tố này không chỉ cản trở con gái tiếp cận các công cụ giúp họ phá vỡ rào cản vô hình phổ biến, mà quan điểm còn đưa ra những thông điệp phủ nhận giá trị của con gái như là con người.

Ngay cả những thị trường phát triển như Singapore, nơi tự hào có một tỷ lệ lao động nữ là 89%, phụ nữ vẫn còn bị cản trở trong sự thăng tiến của mình ở các lĩnh vực kinh doanh và chính trị. Phụ nữ ở các vị trí quản lý cũng được mong đợi giữ thái độ phục tùng hơn; không một ai hy vọng điều này ở nam giới. Kết quả là, phụ nữ cũng nhận được ít phần thưởng hơn cho những nỗ lực của mình. Nhìn chung, họ kiếm được ít hơn 10% so với nam giới cho các công việc như nhau ở phần lớn các ngành công nghiệp.

Điều này ảnh hưởng đến kinh tế Châu á như thế nào?

Mặc dù chứng minh năng lực của mình, nhưng phụ nữ ở Đông Nam Á tiếp tục phải đối mặt với thách thức trong việc chuyển tải tài sản kiến thức của mình thành sức mạnh tài chính và kinh tế. Họ thường được chuyển xuống làm việc không chính thức, không có bảo hộ hợp pháp hoặc phúc lợi lao động. Việt Nam là một ví dụ, chỉ 31% lao động nữ được tuyển dụng chính thức, trong đó 69% tham gia công việc không chính thức.

Những quốc gia đang phát triển không phải là những nước duy nhất bị ảnh hưởng bởi hiện tượng này. Ở Singapore, điều này không chỉ làm phụ nữ kiếm ít tiền hơn đàn ông, mà cứ 10 người thì có một người không có việc làm chính thức.

Đáng tiếc rằng, về phương diện kinh tế và văn hóa, việc thiếu cơ hội thăng tiến bình đẳng cho phụ nữ tạo ra một vòng luẩn quẩn làm trầm trọng hóa xu hướng cho rằng phụ nữ luôn bị xem là thứ yếu. Điều này cũng tạo ra khoảng cách giữa phụ nữ với các dịch vụ tài chính quan trọng cần thiết có thể mang đến cho phụ nữ sự tự chủ.

Không ngạc nhiên, việc thiếu sự tham gia tích cực của phụ nữ gây tổn hại đắt giá cho nền kinh tế ở ASEAN. Tóm lại, đầu tư quá ít vào phụ nữ có trình độ làm giảm đi chất lượng của lực lượng lao động và gây cản trở khả năng phát triển trong thị trường cạnh tranh.

Ngược lại, đầu tư vào sự tiến bộ của phụ nữ có lợi cho GDP. Theo báo cáo Vấn đề Phụ nữ năm 2014 của McKinsey, nếu tất cả các quốc gia đáp ứng được sự tiến bộ về bình đẳng giới của các nước láng giềng đang phát triển nhanh nhất, GDP toàn cầu có thể tăng lên 12 nghìn tỷ đô vào năm 2025.

Ảnh hưởng gần nhất có thể thấy là nền kinh tế của Châu Á sẽ tăng trưởng 30% thu nhập bình quân đầu người trong một thế hệ, nếu phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động tăng từ 57,7% đến 66,2%.

Chúng ta có thể tiến lên phía trước như thế nào?

10 quốc gia trong khu vực ASEAN vẫn có nhiều điều phải làm trong cuộc hành trình hướng tới việc đạt được bình đẳng giới, mục tiêu này chỉ có thể đạt được nếu bình đẳng giới được ưu tiên như một vấn đề cấp bách của quốc gia, nền văn hóa và điều bắt buộc cho doanh nghiệp. Những nỗ lực như vậy, tuy nhiên, không thể thực hiện vấn đề này một cách đơn lập: điều này đòi hỏi sự hợp tác mạnh mẽ giữa khu vực công và tư nhân.

Các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách có thể giúp thu hẹp khoảng cách giới bằng việc bắt buộc tuân thủ nghiêm ngặt luật về bình đẳng, với sự nhấn mạnh thêm về các luật chống phân biệt đối xử hoặc luật quấy rối tại nơi làm việc. Khu vực kinh tế tư nhân phải giải quyết các vấn đề tổ chức và văn hoá ngăn cản phụ nữ tiến đến sự thăng tiến trong hàng ngũ lãnh đạo.

Ngay lúc này, câu hỏi cho ASEAN là: Làm thế nào để nó có thể cải thiện dựa trên những nền tảng đã được xây dựng theo hướng kết thúc sự phân biệt giới? Thực tế, những người phụ nữ thông minh và có khả năng trong khu vực  – đã sẵn sàng và mong muốn làm tốt hơn – điều này nên được coi là một cơ hội, hơn là một thách thức.

Những quan sát của Charlotte Whitton vẫn còn phù hợp đến hôm nay, bản thân là một người phụ nữ, Charlotte Whitton cũng hẳn quen thuộc với những điều mà phụ nữ có thể đạt được nhiều hơn, cho khả năng của mình, nếu phụ nữ được tiếp cận bình đẳng với các cơ hội và các công cụ phù hợp.

Bạn có thể đọc?

ASEAN là gì? Một người giải thích
Tại sao chúng ta cần phải nói về quyền của trẻ em gái ở Châu Á
Nhiều hơn từ ASEAN của chúng ta – tập trung vào chuỗi bài viết

Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN đang diễn ra ở Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 1 đến ngày  2 tháng Sáu.

Dịch bởi Nguyễn Phương – Đà Nẵng

3 bình luận về “Tại sao phụ nữ nắm chìa khóa cho thành công kinh tế ở Đông Nam Á

  1. Dạ,
    Em cảm ơn anh Hoành, cảm ơn chị Hương.
    Chị Hằng đã giúp em sửa bài cho hoàn chỉnh ạ.
    Em cảm ơn chị Hằng.
    Em Phương.

    Thích

Bình luận về bài viết này